Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội – Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè – Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Củng cố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
Với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm thực hiện công tác bình đẳng giới (BĐG), xác định đây là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh. Để thúc đẩy BĐG ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh, bên cạnh công tác truyền thông được đẩy mạnh thì tỉnh đã và đang duy trì, nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả nhằm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”.
Số liệu của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Sơn La đưa ra tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024 (tổ chức ngày 17/11) cho thấy, trong 05 năm (2019 – 2024), toàn tỉnh đã hình thành 114 mô hình phòng chống bạo lực gia đình; 230 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 529 nhóm phòng chống bạo lực gia đình và 579 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Theo bà Vi Thị Bình, Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh Sơn La, các mô hình này tập trung vào công tác tuyên truyền về BĐG, đóng góp quan trọng vào nỗ lực giảm thiểu tình trạng bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Trong đó, mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” thực sự đã trở thành nơi che chở cho phụ nữ, trẻ em DTTS của tỉnh trong nhiều năm qua.
“Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” là mô hình do Hội LHPN Việt Nam triển khai từ năm 2013; đây cùng là thời điểm tỉnh Sơn La bắt đầu thí điểm mô hình này ở những địa bàn nổi cộm những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái cần giải quyết. Đến nay, toàn tỉnh đã nhân rộng được thành 579 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”.
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, bên cạnh củng cố, kiện toàn những mô hình đã có, từ năm 2023 đến nay, tỉnh Sơn La đã thành lập mới được thêm 38 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”.
Từ năm 2023 đến nay, thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã có thêm nguồn lực để củng cố, nhân rộng mô hình này.
Năm 2013, xã Chiềng Khoang được Hội phụ nữ huyện Quỳnh Nhai chọn triển khai xây dựng điểm mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”. Ban đầu mô hình có 5 thành viên tham gia, sau phát triển lên thành 19 thành viên, với nòng cốt là Phó Chủ tịch UBND xã và Chi hội trưởng Hội Phụ nữ các bản.
Trong 11 năm hoạt động, “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” xã Chiềng Khoang đã trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm làm ăn của phụ nữ; chia sẻ những bất hòa, gửi gắm những tâm tư, vướng mắc của mình và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Năm 2024, thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội LHPN huyện Quỳnh Nhai đã triển khai củng cố kiện toàn mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” xã Chiềng Khoang. Sau kiện toàn, Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” xã Chiềng Khoang gồm 08 thành viên là lãnh đạo UBND xã, hội LHPN xã, Công an xã và một số thành viên các ban ngành, đoàn thể xã.
Cùng với củng cố, kiện toàn các “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” đã có thì từ năm 2023 đến nay, với những mô hình được thành lập mới từ nguồn vốn của Dự án 8 – Chương trình MTQG 1719, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Sơn La đã tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng vận hành, duy trì mô hình này.
Theo Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh Sơn La, bà Vi Thị Bình, tham gia lớp tập huấn, ngoài được cung cấp các chính sách pháp luật về BĐG thì thành viên của các “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” tại các xã trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy; kỹ năng phát hiện, lên tiếng, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn phòng chống bạo lực gia đình…. Ngoài ra, các mô hình còn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”.
Tăng cường truyền thông
Để góp phần cùng các cấp, các ngành các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, thời gian qua, các cấp Hội đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động hội viên và người dân; qua đó hội viên các cấp Hội trên địa bàn đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Ngoài Hội LHPN tỉnh thì Sơn La hiện có 12 Hội LHPN các huyện, thành phố; 3 tổ chức hội đơn vị trực thuộc; 204 Hội Phụ nữ xã, phường, thị trấn; 2.303 chi, tổ hội, với tổng số trên 232.600 hội viên.
Số liệu của Hội LHPN tỉnh Sơn La đưa ra tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024 cho thấy, trong 05 năm (2019 – 2024), các cấp Hội đã tổ chức 4.018 cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, với 574.481 lượt người tham gia; tổ chức 34 cuộc giám sát các chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; tham gia góp ý trên 2.000 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ và trẻ em;…
Theo bà Vi Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sơn La, từ năm 2023 đến nay, thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, bên cạnh thành lập mới 38 mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” thì toàn tỉnh đã thành lập và duy trì 313 “Tổ truyền thông cộng đồng”; 55 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; cấp xã tổ chức 93 cuộc đối thoại chính sách với 7.179 người dự;…
Ngoài ra, các cấp Hội đã tổ chức được 150 cuộc truyền thông cộng đồng về nội dung “xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ en, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” (trong đó có 104 mô hình do nam giới tiên phong)… Hội LHPN tỉnh cũng đã phối hợp tham mưu tổ chức Hội nghị đối thoại Chủ tịch UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh, với 83 đại biểu tại điểm cầu trực tiếp cấp tỉnh, 397 đại biểu tham dự trực tuyến tại 11 điểm cầu các huyện.
Cùng với Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, công tác bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Sơn La còn được thúc đẩy mạnh mẽ từ các hoạt động thuộc Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 – 2025” theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1898). Đề án do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện, trong đó công tác truyền thông được đặc biệt chú trọng.
Theo ông Thào Xuân Nếnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, Đề án 1898 được thực hiện trên địa bàn các xã và huyện có đồng bào DTTS rất ít người (huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu) với các hình thức như: Truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông; tư vấn, can thiệp, triển khai mô hình; tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án; hoạt động tuyên truyền kỹ năng sống về giới và bình đẳng giới trong các trường bán trú và dân tộc nội trú.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh công tác BĐG trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện hiệu qủa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030, gắn với Chương trình MTQg 1719. Đồng thời quan tâm lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách và các chương trình, đề án, dự án, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Công tác bình đẳng giới ở tỉnh Sơn La đạt được những kết quả rất tích cực. Trong lĩnh vực chính trị. nhiệm kỳ 2020-2025, có 32,5% nữ cấp ủy cấp tỉnh; 43,83% nữ cấp ủy cấp huyện và 17,8% nữ cấp ủy cấp xã; 20 nữ nhà giáo ưu tú; 5 nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc; 2 nữ phó giáo sư – tiến sỹ; 46 nữ tiến sỹ; 4 nữ nghệ sĩ ưu tú, 7 nữ nghệ nhân ưu tú; 19 nữ thầy thuốc ưu tú… Trong lĩnh vực kinh tế, toàn tỉnh có 622 phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả; 26 hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.
Nguồn: https://baodantoc.vn/son-la-van-hanh-hieu-qua-va-nhan-rong-cac-mo-hinh-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-1733314504928.htm