Trang chủNewsThời sựSớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung...

Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới

Tối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 1.
Thủ tướng tham quan và làm việc tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 2.
Thủ tướng nghe giới thiệu về dự án Trạm biến áp ngoài khơi do PTSC sản xuất – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, Thủ tướng và các đại biểu đã tham quan Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC, với các sản phẩm chân đế, trạm biến áp điện gió ngoài khơi do PTSC chế tạo.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 3.
Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 4.
Thủ tướng nói chuyện, động viên và tặng quà đội ngũ kỹ sư trung tâm Công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Chuỗi sự kiện bao gồm 5 sự kiện: Lễ hạ thủy và bàn giao 33 chân đế điện gió ngoài khơi dự án Greater Changhua 2b&4 (CHW2204) cho khách hàng Orsted (Đan Mạch); lễ ký hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho các khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương; lễ khởi công chế tạo 4 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới; lễ khởi công giàn công nghệ trung tâm của chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn; lễ trao hợp đồng FSO mỏ Lạc Đà Vàng.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 5.
Thủ tướng dự Lễ hạ thủy và bàn giao 33 chân đế điện gió ngoài khơi dự án Greater Changhua 2b&4 (CHW2204) cho khách hàng Orsted (Đan Mạch) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Petrovietnam, với dự án CHW2204 cho khách hàng Orsted (Đan Mạch) – nhà đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi số một thế giới hiện nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn trong lĩnh vực rất mới là năng lượng tái tạo ngoài khơi, lần đầu tiên ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới. Dự án gồm 33 chân đế, mỗi chân đế cao khoảng 85 m và nặng khoảng 2.300 tấn, tạo hơn 3.000 việc làm cho PTSC với gần 100 nhà cung cấp trong nước.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 6.
Thủ tướng dự lễ khởi công chế tạo 4 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Còn với dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới, đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu và xuất khẩu các trạm biến áp điện gió ngoài khơi sang châu Âu.

Đây là những dự án quan trọng, khẳng định Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và PTSC đang chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ duy trì vị thế vững vàng trong lĩnh vực dầu khí truyền thống, mà còn tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Đồng thời, tạo ra những thay đổi chiến lược trong ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam, góp phần hình thành nên trung tâm công nghiệp về năng lượng tái tạo của thế giới tại Việt Nam

Còn Chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn là dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí có quy mô lớn tại Việt Nam, có sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3/năm trong 20 năm, là dự án dầu khí lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam với tổng mức đầu tư gần 12 tỷ USD. Trong đó, giàn công nghệ trung tâm của dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được thiết kế, mua sắm, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử tại Việt Nam.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 7.
Thủ tướng dự lễ khởi công giàn công nghệ trung tâm của chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn; lễ trao hợp đồng FSO mỏ Lạc Đà Vàng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mỏ Lạc Đà Vàng nằm ở Lô 15-1/05 thuộc bể Cửu Long trên thềm lục địa phía đông nam Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 120 km về phía đông. Các kho FSO (dịch vụ khai thác, cung cấp các kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô) của mỏ có sức chứa thiết kế 500.000 thùng dầu thô, dự kiến được đưa vào vận hành vào nửa cuối năm 2026.

Petrovietnam cho biết, chuỗi sự kiện đánh dấu những cột mốc vô cùng đáng nhớ trong lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn. Đây không chỉ là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng truyền thống mà còn là sự mở rộng mạnh mẽ vào lĩnh vực mới, thể hiện tinh thần sáng tạo, đổi mới, khẳng định quyết tâm của tập đoàn trong việc làm mới động lực truyền thống và bổ sung động lực mới. Sự kiện càng ý nghĩa hơn khi diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành dầu khí (27/11/1961-27/11/2024).

Cùng việc với hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2024 (doanh thu đạt 1 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách 164 nghìn tỷ), việc triển khai các dự án trọng điểm quy mô siêu lớn, phức tạp, công nghệ cao như chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn và dự án Lạc Đà Vàng đã minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức để không ngừng phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 8.
Thủ tướng chứng kiến lễ ký hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho các khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Petrovietnam đã điều chỉnh chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu nâng tổng công suất đặt đạt 8.000-14.000 MW và tỉ trọng nguồn điện tái tạo chiếm 5-10% tổng công suất đặt của Petrovietnam. Đến 2045, Petrovietnam phấn đấu nâng công suất đặt chiếm 8-10% tổng công suất hệ thống điện Việt Nam và tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm 10-20% trong tổng công suất nguồn điện Petrovietnam.

Tại buổi lễ, đại diện tập đoàn Orsted đánh giá PTSC là đối tác tin cậy, cung cấp những chân đế an toàn và đạt chất lượng cao nhất, theo các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, sức khỏe và môi trường, hướng tới nhà cung cấp đẳng cấp thế giới. Điều này cũng cho thấy tầm nhìn, nỗ lực của Chính phủ, khẳng định năng lực của chuỗi cung ứng Việt Nam trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 9.
Phát biểu tại chuỗi sự kiện, Thủ tướng chúc mừng và ghi nhận nỗ lực rất lớn cùng những bước tiến vượt bậc của Petrovietnam và PTSC trong việc triển khai các dự án dầu khí chiến lược và các dự án năng lượng tái tạo – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát triển xứng tầm là tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia

Phát biểu tại chuỗi sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng và ghi nhận nỗ lực rất lớn cùng những bước tiến vượt bậc của Petrovietnam và PTSC trong việc triển khai các dự án dầu khí chiến lược và các dự án năng lượng tái tạo, trong đó riêng các dự án điện gió ngoài khơi có tổng giá trị hợp đồng khoảng 2 tỷ USD.

Thủ tướng cũng biểu dương những thành tựu mà Petrovietnam đạt được trong thời gian qua, nhất là năm 2024, trong đó có việc xử lý các dự án kéo dài như đưa dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào hoạt động mà không cần phải bổ sung thêm ngân sách; tích cực thúc đẩy chuỗi dự án khí lô B, phấn đấu chậm nhất cuối năm 2026 có dòng khí đầu tiên.

Đặc biệt, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của Petrovietnam nhằm trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực như điện gió, năng lượng tái tạo, chứ không chỉ trong lĩnh vực dầu khí. Và với việc tái cơ cấu lại hoạt động, Petrovietnam đã đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách của cả nước năm 2024.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 10.
Thủ tướng mong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PTSC bứt tốc mạnh mẽ hơn, làm những việc lớn hơn, hiệu quả hơn, vượt qua chính mình, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tốc độ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, sau một thời kỳ có nhiều khó khăn của Petrovietnam, thay vì phải làm rất nhiều việc, thì việc thay cán bộ đã mang lại sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được, thắp lên niềm tin, khát vọng cho người lao động ngành dầu khí, cho thấy tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 11.
Trạm biến áp ngoài khơi do PTSC sản xuất – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những kết quả đạt được cũng cho thấy “không có gì là không thể”, quan trọng là chúng ta có quyết tâm làm và có biết cách làm không; thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, đúng thời điểm, trọng điểm là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công.

Thủ tướng mong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PTSC bứt tốc mạnh mẽ hơn, làm những việc lớn hơn, hiệu quả hơn, vượt qua chính mình, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tốc độ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới, đạt khoảng 15-20% mỗi năm; góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước đạt tốc độ cao hơn, đạt khoảng 8% trong năm 2025 và đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo và góp phần bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền, lãnh thổ của đất nước; phát triển xứng tầm là tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia, cùng cả nước tăng tốc, bứt phá, góp phần thực hiện bằng được các mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2030 và 2045, xây dựng đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Theo Thủ tướng, phát triển xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn là xu thế của thế giới, là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm bằng được, càng sớm càng tốt, việc chuyển giao, làm chủ toàn bộ công nghệ điện gió ngoài khơi (gồm cả sản xuất turbin, cánh quạt gió, chân đế…), đồng thời đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, phát triển hạ tầng, đề xuất chính sách để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo trên tinh thần chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 12.
Sản phẩm chân đế của Trạm biến áp ngoài khơi do PTSC sản xuất – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị Tập đoàn Dầu khí đẩy mạnh hợp tác quốc tế, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam với các nước. Thủ tướng cảm ơn các đối tác nước ngoài hợp tác với Petrovietnam, mong tiếp tục thực hiện hợp tác với tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”.

Thủ tướng đề nghị tập đoàn tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần “nguồn lực bắt nguồn tư tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo”, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”.

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo; các bộ, ngành cùng Petrovietnam đề xuất xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, trong đó có việc sửa đổi luật về quản lý, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các nghị định liên quan theo tinh thần cởi trói cho doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh định hướng đưa Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm năng lượng, trung tâm điện gió ngoài khơi không chỉ của quốc gia mà còn của thế giới, phát huy tinh thần chủ động của địa phương, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, trong đó có Petrovietnam.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-som-lam-chu-cong-nghe-dien-gio-ngoai-khoi-hinh-thanh-trung-tam-nang-luong-tai-tao-tam-co-the-gioi-383997.html

Cùng chủ đề

Quảng Trị đề xuất tăng thêm công suất điện gió trên bờ, ngoài khơi

Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết: Địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét bổ sung tăng thêm cho địa phương khoảng 1.500 – 2.000 MW điện gió trên bờ và từ 2.600 - 4.000 MW điện gió ngoài khơi. ...

[Chùm ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC/Petrovietnam

Tối ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, động viên người lao động Dầu khí trên công trường chế tạo điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu). Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo Petrovietnam và...

Điện gió ngoài khơi chờ cú hích từ Luật Điện lực sửa đổi

Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch Điện VIII cũng như cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy...

Làm gì để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên?

“Cần ít nhất 3 năm để xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi và bắt đầu đưa vào vận hành, đồng nghĩa với việc phải bắt đầu xây dựng vào năm 2027”, chuyên gia chia sẻ. Cần nhiều ưu đãi và cơ chế Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt vào tháng 5 năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu...

Doanh nghiệp ngoại muốn đổ tỷ USD vào điện gió ngoài khơi Việt, cơ hội nào?

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng quan tâm đến điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đang xúc tiến tìm cơ hội tham gia vào lĩnh vực này. Mong muốn triển khai dự án 4,6 tỷ USD ở Bình Định Cách đây ít hôm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với ông Per Hornung Pedersen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải Phòng khởi công Dự án cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

(TN&MT) - Chiều 18/12, UBND thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Ông Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và nhấn nút khởi công dự án. ...

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai...

Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội chứ không thể chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước. Năm 2025, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để đạt...

Đẩy mạnh quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

(TN&MT) - Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp quản lý đồng bộ trên các lĩnh vực, trọng tâm là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo vệ môi trường, nguồn nước, khoáng sản chưa khai thác… ...

Phê duyệt danh sách 18 kênh, rạch phải thu gom rác thải rắn

(TN&MT) - UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn. Danh sách này gồm 18 tuyến...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của một con phố dân cư tĩnh lặng ở Moscow có thể châm ngòi cho giai đoạn mới đầy nguy hiểm...

Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của một con phố dân cư tĩnh lặng ở Moscow có thể châm ngòi cho giai đoạn mới đầy nguy hiểm...

Nâng cao công tác phát ngôn báo chí cho lãnh đạo quận, phường

(CLO) Trong hai ngày 17 và 18/12, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn cho gần 50 học viên là bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; giám đốc, phó giám đốc các ban, ngành...

Nâng cao công tác phát ngôn báo chí cho lãnh đạo quận, phường

(CLO) Trong hai ngày 17 và 18/12, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn cho gần 50 học viên là bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; giám đốc, phó giám đốc các ban, ngành...

Thủ tướng gợi ý nhân rộng mô hình 2 concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi'”

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với các chương trình có sức thu hút, hiệu ứng xã hội lớn như: "Anh trai vượt ngàn chông gai", "Anh trai say hi". Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ...

Mới nhất

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải...

Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của...

Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của...

Doanh nghiệp xây dựng tối ưu hiệu quả với giải pháp văn phòng số

Ngày 18/12/2024, đại diện MISA chia sẻ giải pháp văn phòng số giúp tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp xây dựng tại Hội nghị Tập huấn ký số đầu vào để triển khai...

Mới nhất