Trang chủNewsNhân quyềnSóc Trăng cùng cả nước chung tay vì người nghèo – “Không...

Sóc Trăng cùng cả nước chung tay vì người nghèo – “Không để ai bị bỏ lại phía sau”


Đó không chỉ là khẩu hiệu mà đã được cụ thể hóa thành những hoạt động thiết thực của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp trong tỉnh Sóc Trăng. Một trong những việc làm có ý nghĩa trong thời gian qua góp phần quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Người nghèo tiếp cận hiệu quả các chính sách an sinh xã hội

Tại Sóc Trăng, qua triển khai, thực hiện Phong trào thi đua “vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025, cho thấy các cấp ủy Đảng, Chính quyền đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào, đặt công tác giảm nghèo thành nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên và tích cực tuyên truyền, vận động để trở thành phong trào chung trong toàn xã hội. Với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành trong tỉnh, các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã được triển khai, thực hiện hiệu quả; công tác chăm lo cho người nghèo không chỉ dựa vào nguồn lực của địa phương mà còn huy động được sự tham gia của rộng rãi Nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, qua triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, nhiều mô hình tiêu biểu, sáng kiến hiệu quả đã được xây dựng và nhân rộng tại các địa phương, trong đó nổi bật là các mô hình như: hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Cù Lao Dung tích cực tương trợ lẫn nhau, thông qua phổ biến kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ cây, con giống, tạo việc làm tại chỗ cho hội viên, nông dân với 1.568 ngày công lao động và giống, vốn trị giá 768,9 triệu đồng; hội viên Hội phụ nữ trên địa bàn huyện Trần Đề thành lập các nhóm phụ nữ tương trợ, nhóm phụ nữ tiết kiệm, nhóm phụ nữ nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, các mô hình làm ăn có hiệu quả; các mô hình “Hạt gạo nghĩa tình” tại xã Gia Hòa 2, mô hình “Chung sức vì người nghèo”, “Tổ thiện tâm” tại xã Ngọc Tố của huyện Mỹ Xuyên đã hoạt động thiết thực hỗ trợ về lương thực, nhu yếu phẩm, nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn.

 Nhiều mô hình tiêu biểu, sáng kiến hiệu quả đã được xây dựng và nhân rộng tại các địa phương.

Nhiều mô hình tiêu biểu, sáng kiến hiệu quả đã được xây dựng và nhân rộng tại các địa phương.

Chia sẻ về các chính sách hỗ trợ người nghèo trong những năm qua, ông Võ Thanh Quang – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế vượt qua những thời điểm khó khăn, ổn định cuộc sống, đặc biệt là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cụ thể: triển khai hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh là  419.990.300.000 đồng, gồm có: hỗ trợ 1.379 doanh nghiệp, số tiền 29.091.040.000 đồng (trong đó, giảm đóng BHXH 26.184.000.000 đồng); hỗ trợ 14.270 hộ kinh doanh, số tiền 42.810.000.000 đồng; hỗ trợ 281.179 lao động, số tiền 348.089.300.000 đồng, trong đó, lao động tự do 122.444 người, số tiền 183.666.000.000 đồng; thực hiện hỗ trợ gạo cho 501.142 người dân, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn, với 7.517 tấn gạo, với kinh phí thực hiện trên 105 tỷ đồng; tổ chức vận động quà, lương thực, thực phẩm, hàng hóa và trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ cho người người dân trong tỉnh và thực hiện 07 chuyến xe nghĩa tình vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng nông sản hỗ trợ đồng bào đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19  với tổng trị giá trên 58 tỷ đồng.

 

Thực hiện chính sách trợ giúp bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội toàn tỉnh đã trợ cấp hàng tháng đối với 46.366 đối tượng bảo trợ xã hội gồm: trợ cấp thường xuyên 43.314 đối tượng, nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng 2.942 đối tượng và hỗ trợ 110 đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, với kinh phí hơn 290 tỷ đồng/năm; cấp 33.716 thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội. Đảm bảo có 100% đối tượng khó khăn theo tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh được trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất tại cộng đồng. Toàn tỉnh đã thực hiện trợ cấp hàng tháng 2.113 đối tượng, trợ giúp khẩn cấp 05 đối tượng và hỗ trợ mai táng phí 15 đối tượng, với kinh phí hơn 4 tỷ đồng.

Triển khai hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp triển khai thực hiện phong trào thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững với nhiều cách làm thiết thực, cụ thể như: Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô trong sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ, mạnh dạng đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, cách làm sáng tạo như: 09 mô hình sản xuất kinh tế ; 13 mô hình giảm nghèo ; Mô hình “Chăn nuôi bò lai Sind”, “Chăn nuôi bò sữa”, “Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học”, Trồng cây ăn quả, rau an toàn trong nhà lưới”, “Giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất”, mô hình “Sản xuất rau an toàn” sử dụng công nghệ tưới tự động giúp gia tăng sản lượng trên đơn vị diện tích trồng trọt…

Đồng thời, thực hiện xã hội hóa công tác an sinh xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với hệ thống Mặt trận Tổ quốc đã vận động sự tham gia, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Từ nguồn huy động được, đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể: hỗ trợ 160 bồn chứa nước, 154 chiếc xe đạp hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, học sinh nghèo với trị giá trên 150 triệu đồng; hỗ trợ cho 19 hộ bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy, 86 trường hợp hộ nghèo bị thiệt hại nhà ở do hỏa hoạn, 01 người bị cây ngã chết người, 08 trường hợp bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ cho 77 em học sinh nghèo.

Anh Thạch Chanh Đô Ra, dân tộc Khmer (Châu Thành, Sóc Trăng) đã thành công với mô hình nuôi trồng tổng hợp.

Anh Thạch Chanh Đô Ra, dân tộc Khmer (Châu Thành, Sóc Trăng) đã thành công với mô hình nuôi trồng tổng hợp.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các đơn vị, địa phương đã tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất như: “Hỗ trợ bò sinh sản trong đồng bào dân tộc Khmer” tại Phường 2 (thị xã Vĩnh Châu); hỗ trợ 50 con bò giống thực hiện mô hình “Giảm nghèo bền vững” cho đồng bào nghèo khu vực biên giới biển tại huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu; mô hình 30 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo xã Long Phú, 50 con bò giống sinh sản cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Long Phú.

Theo GĐ Sở LĐ-TB&XH Võ Thanh Quang, thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Phong trào thi đua “vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng; quan tâm xây dựng và nhân rộng các mô hình, sáng kiến, các tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo bền vững; đồng thời thực hiện tốt việc khen thưởng các điển hình trong Phong trào thi đua; phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo theo Kế hoạch đã đề ra.

PHA LÊ



Source link

Cùng chủ đề

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Bé trai 15 tuổi chế pháo, bị nổ dập nát 1 bàn tay

Tại bệnh viện, các bác sĩ ghi nhận bé P bị thương tích ở...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Mở rộng, phát triển các thị trường lao động có thu nhập cao

(LĐXH) - Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, khu vực châu Âu luôn được đánh giá là thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Tại Tọa đàm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” diễn ra ngày 18/12 tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, cùng với...

“Nóng” việc làm thời vụ dịp cuối năm

(LĐXH) - Gần tết là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, lao động thời vụ được xem là đối tượng chủ yếu của mùa tuyển dụng cuối năm. Đây cũng là cơ hội để người lao động (NLĐ) có thêm thu nhập.Cơ hội để NLĐ có thêm thu nhập chuẩn bị đón tếtGhi nhận tại các phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội, hàng trăm doanh nghiệp tham gia với...

Vì sao các công ty ngần ngại tuyển dụng nhân sự gen Z?

(LĐXH) - Theo Euro News, một báo cáo gần đây cho thấy các công ty không hài lòng với nhân sự mới tuyển dụng thuộc thế hệ Z và có thể họ sẽ không tuyển những người mới tốt nghiệp trong tương lai. Thế hệ Z - thuật ngữ chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2012 đang bắt đầu gia nhập lực lượng lao động.Theo báo cáo của nền tảng tư vấn giáo dục...

Chân dung tân Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Tường Lâm

Anh Nguyễn Tường Lâm (SN 1984), là Tiến sĩ Xây dựng, vừa được bầu trở thành tân Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (T.Ư Hội LHTN) Việt Nam. Tại Hội nghị Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam lần thứ nhất khóa IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029, anh Nguyễn Tường Lâm – Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh

'Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu...

[Ảnh] Khách tham quan hào hứng với dàn khí tài tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan...

Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng

Cảm lạnh và cúm xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp. Bệnh sẽ lâu khỏi...

Ca sĩ Tuấn Hiệp chơi lớn, ra album kết hợp với nhiều nghệ sĩ quốc tế

Ngày 19/12, Tuấn Hiệp ra mắt album đĩa than ''Như gió heo may'', là tuyển tập các tình khúc vượt thời gian với âm hưởng lãng mạn, phù hợp chất giọng trầm ấm. Giọng hát Tuấn Hiệp được người trong giới gọi vui là “giọng hát thử loa”, qua các album rất được yêu thích như Bơ vơ, Tình khúc...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó...

Mới nhất