Trang chủDu lịchẨm thựcSao không còn bán giờ ‘lạ'?

Sao không còn bán giờ ‘lạ’?


Không mấy xa lạ, đó là quán cơm tấm của bà Cúc (còn gọi là dì Mười, hiện 58 tuổi) nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh). Đây từng là quán “ruột” của nhiều thực khách ăn khuya tại TP.HCM vì mấy chục năm trời bán từ 23 giờ tới 4 giờ sáng hôm sau.

Đổi giờ bán… cái rột, khách vẫn đông

Chiều chiều, trời TP.HCM lất phất mưa. Tôi ì ạch vượt qua dòng xe kẹt gần ngã tư Hàng Xanh ghé thăm quán ăn của dì Mười có thâm niên hơn 3 thập kỷ. 18 giờ, quán lên đèn với tủ đồ ăn đầy ụ, khách thì đã ngồi kín mấy cái bàn được đặt trong không gian gia đình ấm cúng vui vẻ trò chuyện, thưởng thức món ăn.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 1.

Chập tối, quán của dì Mười đồ ăn đầy ụ.

[CLIP]: Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái.

Đây là quán ăn nhưng cũng là nhà nơi các thành viên trong nhà dì Mười sinh sống nên vừa bước vào, tôi có cảm giác hết sức ấm cúng, thân thuộc và sạch sẽ. Trời mưa lâm râm, dì Mười thảnh thơi ngồi trên chiếc ghế cao trước quán chăm cháu nhỏ, lâu lâu lại ghé mắt vào quầy bếp nơi con gái út của dì cùng vài người thân tất bật làm món cho khách.

Bây giờ khách ăn đêm không nhiều như hồi xưa nữa, mấy người đi chơi đêm, hát karaoke về khuya cũng không nhiều nên tôi với con quyết định bán khung giờ mới. May mắn là dù bán giờ nào thì khách vẫn ghé ủng hộ, đó là niềm vui và niềm hạnh phúc của người buôn bán quán ăn như tôi!

Dì Mười, Chủ quán

Thấy tôi, bà chủ quán niềm nở tiếp chuyện rồi cho biết dì đã để con kế thừa lại quán ăn chừng 3 năm nay, còn mình thì an hưởng tuổi già, lâu lâu có phụ được gì thì phụ. Điệu bộ nghe có vẻ bà chủ quán hết sức hài lòng về thế hệ thứ 2 trong gia đình đang điều hành quán ăn này.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 4.

Khách ngồi trong không gian quán ấm cúng, thân mật.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 5.

Chị Ngọc kế thừa quán ăn của mẹ, tất bật làm món cho khách ăn tại quán cũng như mang đi.

Hồi trước, quán nổi tiếng khi bán từ chập tối tới tận 4 giờ sáng suốt 20 năm, nhưng giờ dì cho biết chỉ bán từ 17 giờ 30 phút tới gần 23 giờ là nghỉ khiến tôi cũng có chút ngạc nhiên.

Hỏi, thì bà chủ mới ôn tồn giải thích: “Bây giờ khách ăn đêm không nhiều như hồi xưa nữa, mấy người đi chơi đêm, hát karaoke về khuya cũng không nhiều nên tôi với con quyết định bán khung giờ mới. May mắn là dù bán giờ nào thì khách vẫn ghé ủng hộ, đó là niềm vui và niềm hạnh phúc của người buôn bán quán ăn như tôi”.

Món thấp nhất tại quán có giá 30.000 đồng, tăng dần lên tùy món khách gọi.

Dì Mười kể hồi trước, dì từng làm bác sĩ đông y. Nhưng làm được một thời gian, vì sinh kế gia đình nên cuối năm 1987 dì quyết định đổi sang nghề buôn bán đồ ăn và chọn bán cơm tấm vì đó là món ăn chắc bụng. Thời đó, bà chủ bán dạo trước một trường tiểu học cách nhà không xa, ngót nghét cũng hơn chục năm rồi sau đó mới chuyển về đây bán cho tới tận ngày hôm nay.

“Nấu như nấu cho người nhà ăn!”

Hỏi về bí quyết để níu chân khách suốt mấy chục năm qua, dù quán đổi mặt bằng hay khung giờ bán, bà chủ cười nói rằng không có gì đặc biệt ngoài việc bà và các con trong gia đình nấu ăn cho khách như nấu cho người nhà.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 7.

Sườn không khô, thấm đều gia vị.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 8.

Dĩa cơm sườn ở quán được khách thích.

“Ngoài vấn đề về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong không gian quán lúc nào cũng sạch sẽ thì chúng tôi cũng luôn cố gắng chiều khách, khách muốn ăn gì, thêm gì thì quán cũng cố gắng đáp ứng. Thêm nữa, ở đây còn có trà đá cho thêm gừng miễn phí cho khách uống thoải mái mà tốt cho sức khỏe nữa”, dì Mười giới thiệu.

Chị Ngọc (29 tuổi, con gái dì Mười) là chủ quán hiện tại giới thiệu ngoài món cơm tấm sườn, bì, chả quen thuộc, quán còn bán nhiều món khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách như mắm chưng, thịt kho tàu, phá lấu, gà kho…

Quán cũng bán nhiều món đa dạng, ăn vừa miệng.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 10.

Ngoài trời mưa lớn hơn, bụng đói cồn cào sau giờ làm nên tôi gọi một phần cơm tấm sườn trứng nóng hôi hổi để thưởng thức và thực sự rất ấn tượng. Đúng như lời giới thiệu của bà chủ, sườn được ướp theo hương vị rất riêng, thơm mùi sả và không “đại trà” như một vài quán tôi từng ăn qua.

Sườn ở quán không quá khô ăn kèm với cơm tấm, mỡ hành và một ít tóp mỡ giòn rụm và nước chấm đặc trưng của quán thì quả “đúng bài” cho món cơm sườn khoái khẩu. Cá nhân tôi, chấm món ăn sườn trứng ở quán này 8/10, đáng để thử qua và ghé lại ăn.

Dì Mười nói rằng mỗi nguyên liệu trong dĩa cơm cũng như ăn kèm đều được quán chỉn chu như nấu cho người nhà.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 12.

Thong thả, dì Mười hay ra vào quán phụ cho con gái khi cần.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 13.

Sườn được nướng trên than hồng.

Anh Thành Danh (34 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) chở theo vợ và con nhỏ ghé quán ăn dì Mười gọi một dĩa cơm sườn, bì, chả và thịt kho trứng. Anh cho biết những ngày bận rộn anh thường dẫn gia đình ghé đây ăn cho tiện, phần vì gần nhà, phần vì mê hương vị quán ăn dì Mười.

“Tôi ăn ở đây cũng chục năm rồi chứ không ít, hồi đó quán bán khuya nên ăn một mình, giờ bán sớm hơn nên có thể dẫn gia đình cùng đi. Quán ăn cho tôi có cảm giác giống như ăn ở nhà vậy vì nói là quán nhưng mọi thứ ở đây đều gần gũi, thân thuộc vì cũng là nhà chủ quán ở”, anh nhận xét.

Quán cơm tấm TP.HCM 35 năm mẹ truyền cho con gái: Sao không còn bán giờ ‘lạ'? - Ảnh 14.

Chị chủ nỗ lực mỗi ngày để phát triển quán ăn do mẹ truyền lại.

Với chị Ngọc, được kế thừa quán ăn tâm huyết mà cả đời mẹ mình gây dựng vừa là niềm tự hào, vừa là niềm hạnh phúc. Không chỉ vậy, đây còn là quán ăn kỷ niệm khi ngay từ ngày thơ ấu, mỗi khi đi học về là chị lại ra phụ ba mẹ bán. Chị chủ cho biết sẽ không ngừng cố gắng mỗi ngày để phát huy thương hiệu quán ăn gia đình mình…



Source link

Cùng chủ đề

Quán cơm nổi tiếng ở Đà Lạt chuyển doanh thu 4 ngày cứu trợ đồng bào vùng bão lũ

Nguồn: https://tuoitre.vn/quan-com-noi-tieng-o-da-lat-chuyen-doanh-thu-4-ngay-cuu-tro-dong-bao-vung-bao-lu-20240916142837423.htm

Quán cơm tấm được đầu bếp nổi tiếng thế giới ghé thăm 11 năm trước giờ ra sao?

Một thời quang gánh cơm tấm Quán cơm tấm số 1 của bà Nguyễn Thị Lan (70 tuổi) đã tồn tại hơn 60 năm, nằm lọt thỏm trong con hẻm 150/1 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM. Bà Lan là thế hệ thứ hai sau mẹ của mình giữ nghề bán cơm tấm. Mẹ bà Lan sinh ra ở Long Xuyên (An Giang), sau đó lấy chồng, về Sài Gòn (nay là TPHCM) mưu sinh.  “Long Xuyên có đặc...

Vụ đầu độc người thân bằng xyanua: Cần siết “lỗ hổng” quản lý chất độc hại

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Hồng Bích (sinh năm 1986, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) dùng xyanua đầu độc khiến chồng, 2 cháu tử vong; còn lại cha ruột và con trai Bích cũng chết bất thường với những triệu chứng tương tự nhưng vẫn đang trong quá trình điều tra. Từ vụ án tàn độc này cho thấy, việc...

Cơm tấm Ba Lịa ‘mắc nhất’ Hóc Môn sau 2 tiếng đã ngưng nhận khách

Chị kể: "Một số người đi Mỹ nhiều năm, về thăm quê hương hay người lớn tuổi ghé qua quán tôi ăn để tìm lại nếp xưa vị cũ. Hay có những vị khách ở quận 1, quận 7 cũng lặn lội sang Hóc Môn để ăn".Nhiều người bảo, ở Sài Gòn, đi một bước là thấy 2,...

Nữ chủ quán cơm từ thiện giải thích về thùng quyên góp 2.000 đồng

Nhiều tháng nay, quán ăn thiện nguyện 2.000 đồng mở trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, thành phố Pleiku) tấp nập bệnh nhân và người nhà.Quán ăn trên do chị Nguyễn Thị Huy (SN 1989, trú tổ 4, phường Hội Thương, thành phố Pleiku) mở ra để giúp bệnh nhân và những người có hoàn cảnh khó khăn.Hiện nay, trên địa bàn thành phố Pleiku còn nhiều nhóm từ thiện thường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng bất lợi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Bài đọc nhiều

Chuột thản nhiên ‘dạo chơi’ trong bếp nhà hàng dimsum được Michelin gợi ý

TRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận. Sự việc được một nữ du khách ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội hôm 31/10. Trong đoạn clip dài 26 giây, nhiều người vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra con chuột thản nhiên đi lại trong gian bếp mở của nhà hàng.  Theo mô...

Mì Lò Siêu ngoài sườn béo mắm gừng, nêm cách gì mà người chê kẻ ghét?

Quán mì Lò Siêu được nhiều người đánh giá là chuẩn vị mì Tàu. Cọng mì béo đặc trưng, sườn nấu miếng dài, người thích thì khen, người không thích cũng chê không ít. Nhưng cũng có lẽ vì quá chuẩn vị như thế...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é Gà: 1 con (1,5-2kg)Lá é: 120gMăng chua: 350gNước mắm: 2 muỗng canh Chanh: 1 quảTỏi: 1...

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam". Màn hòa nhạc ngũ âm của 200 nghệ nhân Khmer đã tạo nên một không gian văn hóa độc đáo, tái...

Cùng chuyên mục

Đăk Na – Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng...

Khách Tây trở lại Hà Nội vì một món gây thương nhớ, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Trở lại Hà Nội, hai vị khách Tây tìm đến một quán vỉa hè mà họ từng ghé cách đây 7 năm và bất ngờ vì món ăn yêu thích vẫn giữ hương vị hấp dẫn như trước. Danny (đến từ Anh) và Diggy (người Ba Lan) đam mê du lịch và từng đặt chân đến nhiều vùng đất. Vì yêu thích văn hóa và ẩm thực Hà Nội, hai vị khách Tây quyết định thực hiện chuyến đi dài...

Bún quậy Phú Quốc chẳng qua gốc từ bún tôm Bình Định, món gây tranh cãi nhất ở TP.HCM?

Trong bức tranh ẩm thực đa dạng của TP.HCM, một trong những món ăn gây chia rẽ thực khách nhất chính là bún quậy Phú Quốc. Tất nhiên không thể không kể đến linh hồn của món ăn này là chén nước chấm, bên...

Món bánh mềm dẻo dễ ăn, thơm lừng làm ấm bụng ngày lạnh

GĐXH – Bánh có vị mềm dẻo dễ ăn, vị thanh ngọt, bùi bùi từ đậu phộng và thơm từ dừa. Những sợi gừng tươi thơm lừng càng làm món ngon mùa Đông bổ rẻ này thêm dậy mùi, ấm bụng trong ngày lạnh. ...

Mới nhất

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của...

Đồng chí Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thái Bình

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Trung,...

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

NDO - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Khu dân cư Khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

Mới nhất