Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcRobot Ấn Độ lần đầu chụp ảnh trạm đổ bộ ở cực...

Robot Ấn Độ lần đầu chụp ảnh trạm đổ bộ ở cực nam Mặt Trăng


Robot Mặt Trăng Pragyan chụp ảnh trạm đổ bộ Vikram từ xa sau khi bộ đôi phương tiện trải qua một nửa thời gian hoạt động trong nhiệm vụ Chandrayaan-3.





Trạm Vikram trong ảnh chụp bởi robot Pragyan. Ảnh: ISRO

Trạm Vikram trong ảnh chụp bởi robot Pragyan. Ảnh: ISRO

Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chia sẻ hai bức ảnh màu trắng đen chụp trạm đổ bộ của nhiệm vụ Chandrayaan-3 , trong đó trạm Vikram đang đậu trên bề mặt phủ đầy bụi của Mặt Trăng. Các bức ảnh được chụp bởi camera định vị trên robot tự hành Pragyan vào 9h30 sáng ngày 30/8 theo giờ Hà Nội. Một trong hai bức ảnh có chú thích cho thấy hai cảm biến khoa học mà Vikram đã triển khai gồm Thí nghiệm nhiệt vật lý bề mặt Chandra (ChaSTE) và Thiết bị hoạt động địa chấn Mặt Trăng (ILSA).

Nhiệm vụ Chandrayaan-3 hạ cánh trên Mặt Trăng hôm 23/8. Một ngày sau, robot tự hành Pragyan tách khỏi trạm đổ bộ. Cả hai phương tiện bắt đầu thám hiểm khoa học. Trong một tuần từ khi hạ cánh, nhiệm vũ đã gửi về Trái Đất hàng loạt ảnh chụp và video ghi hình Pragyan lang thang trên bề mặt Mặt Trăng, lưu lại vệt bánh xe trên nền đất. Bức ảnh ISRO chia sẻ hôm 30/8 là bức ảnh đầu tiên chụp trạm đổ bộ từ góc nhìn của robot tự hành.

Thiết bị ChaSTE của nhiệm vụ thu hút nhiều sự chú ý đầu tuần này khi tiến hành đo nhiệt bề mặt Mặt Trăng. Đây là phép đo đầu tiên do cảm biến đặt trực tiếp trên mặt đất tiến hành ở cực nam tiến hành thay vì đo từ quỹ đạo. Thiết bị có một đầu dò khoan sâu 10 cm vào lớp đất mặt để tìm hiểu nhiệt độ đất thay đổi như thế nào theo độ sâu.

Kết quả đo hé lộ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong lớp đất mặt. Ở 8 cm bên dưới bề mặt, đất đóng băng ở -10 độ C, trong khi bề mặt nóng tới 60 độ C. Bề mặt Mặt Trăng có thể trở nên cực nóng vào ban ngày do khác với Trái Đất, Mặt Trăng không được bảo vệ bởi khí quyển dày có thể hấp thụ nhiệt lượng từ Mặt Trời, cân bằng chênh lệch giữa thời gian ánh sáng Mặt Trời chiếu đến bề mặt và lúc không có.

Nhiệt độ đo bởi trạm Vikram vẫn khá ôn hòa. Kết quả đo trước đây của tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng cho thấy nhiệt độ có thể tăng lên 127 độ C vào ban ngày và giảm xuống -173 độ C vào ban đêm, đặc biệt quanh xích đạo, theo NASA. Vì lý do đó, nhiệm vụ chở người tới Mặt Trăng phải diễn ra vào bình minh tại đây, khi thiên thể đủ ấm để con người hoạt động nhưng không quá nóng.

Trong một thông báo riêng biệt, ISRO chia sẻ Chandrayaan-3 tìm thấy dấu vết của lưu huỳnh trong đất Mặt Trăng. Lưu huỳnh từng được tìm thấy theo lượng nhỏ trong mẫu vật mang về Trái Đất trong nhiệm vụ Apollo vào thập niên 1970. Nhưng các nhà khoa học không biết chắc khoáng chất này phổ biến như thế nào trên Mặt Trăng. Họ cho rằng lưu huỳnh đến từ hoạt động kiến tạo trong quá khứ, do đó tìm hiểu độ dồi dào của nó có thể giúp họ hiểu rõ hơn lịch sử của Mặt Trăng.

Chandrayaan-3 hiện nay đã trải qua một nửa thời gian tồn tại theo kế hoạch. Dự kiến cả trạm đổ bộ và robot tự hành đều không thể sống sót qua đêm Mặt Trăng kéo dài hai tuần. Bộ pin của phương tiện hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời không đủ mạnh để duy trì các hệ thống khi nhiệt độ giảm mạnh và bóng tối bao trùm bề mặt Mặt Trăng.

Đây là nỗ lực hạ cánh trên Mặt Trăng thành công đầu tiên của Ấn Độ, đồng thời là nhiệm vụ đầu tiên đáp xuống cực nam. Trước đó, chỉ có Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc từng đưa tàu vũ trụ lên bề mặt Mặt Trăng. Bản thân Ấn Độ từng thất bại với nhiệm vụ Chandrayaan-2 vào năm 2019, khi trạm đổ bộ đâm xuống mặt đất do trục trặc phần mềm, dù tàu bay quanh quỹ đạo vẫn tiếp tục nghiên cứu Mặt Trăng.

An Khang (Theo Space)




Source link

Cùng chủ đề

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Phát hiện thứ tạo ra “địa ngục” khủng khiếp nhất Thái Dương hệ

(NLĐO) - Dữ liệu từ tàu vũ trụ Juno của NASA đã giúp vén màn bí ẩn về Io - "địa ngục dung nham" quay quanh Sao Mộc. ...

NASA nhắm 3 mục tiêu lạ có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh

(NLĐO) - Các nhà khoa học Mỹ chứng minh rằng 3 "địa ngục băng" mà NASA sắp gửi tàu vũ trụ đến nghiên cứu có thể sở hữu đại dương ngầm đầy sự sống. ...

Thời gian trên Mặt Trăng trôi qua nhanh hơn ở Trái Đất

(Dân trí) - Thời gian trên Mặt Trăng chạy nhanh hơn so với Trái Đất 56 micro giây. Điều này có khả năng gây ra lỗi định vị lên tới 17 km mỗi ngày. Sử dụng thuyết tương đối rộng của Einstein, các nhà vật lý phát hiện ra rằng, thời gian trên Mặt Trăng chạy nhanh hơn 56 micro giây so với Trái Đất. Điều đó có nghĩa là, trung bình cứ 100.000 ngày (tương đương 274 năm), một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video

Những người đăng ký gói ChatGPT Pro và Plus của OpenAI sẽ được truy cập vào phiên bản mới, có thể tạo tối đa 50 video/tháng ở độ phân giải chuẩn, với các tùy chọn tạo nội dung ở khung hình khác nhau. Ngày 9/12, công ty công nghệ OpenAI đã phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video rất được mong đợi. “Cha đẻ” của ChatGPT đình...

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản. Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản....

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Gói dịch vụ ChatGPT Pro để hỗ trợ lĩnh vực nghiên cứu có gì đặc biệt?

OpenAI đã ra mắt ChatGPT Pro, gói đăng ký trị giá 200 USD (khoảng 5 triệu đồng) mỗi tháng dành cho chatbot hàng đầu của mình. ...

Cùng chuyên mục

Boeing và Airbus “chào hàng” nhiều dòng máy bay tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Ngày 18/12, tại buổi gặp mặt báo chí trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), hai hãng sản xuất máy bay Boeing và Airbus tiết lộ sẽ đem nhiều dòng máy bay quân sự nổi tiếng do hai hãng sản xuất, đưa ra giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Đại diện cả Boeing và Airbus đều bày tỏ cam kết hỗ trợ...

Trao giải cuộc thi Smart City 2024-Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh

NDO - Chiều 18/12, trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (WHISE 2024), Vòng chung kết Cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh đã chính thức diễn ra. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là sự mở rộng về lĩnh vực dự thi. Bảng ứng dụng công nghệ sinh học lần đầu tiên được đưa vào...

Các phi hành gia Trung Quốc phá vỡ kỷ lục của Hoa Kỳ khi làm được 1 điều phi thường ngoài không gian

Trung Quốc cho biết hai phi hành gia của nước này đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài chín giờ, con số này đã phá vỡ kỷ lục do Hoa Kỳ nắm giữ vào năm 2001. ...

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Dấu ấn công nghệ từ bàn tay người trẻ tại “ngày hội lớn” của thanh niên

NDO - Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX tại Hà Nội từ ngày 16 đến 18/12, đã diễn ra Triển lãm “Thanh niên Việt Nam - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới” với hàng loạt công trình, phát minh tiêu biểu của tuổi trẻ. Triển lãm “Thanh niên Việt Nam - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới” được chia thành 3...

Mới nhất

Sau gần 20 năm, thị trường chứng khoán Việt èo uột, VN-Index vẫn ‘không lớn’

Việt Nam là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên thế giới nhưng nhiều năm qua thị trường chứng khoán lại èo uột, VN-Index loay hoay quanh 1.200 điểm, thậm chí bỏ lỡ những cơ hội 'nâng hạng' (một...

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc...

Sinh viên tranh tài sáng tạo những món ăn hấp dẫn

Nhiều món ăn ngon, hấp dẫn được các sinh viên chế biến tại cuộc thi 'Sáng tạo ẩm thực cùng gà Mỹ'. ...

Mena Gourmet Market được vinh danh ‘Thương hiệu bán lẻ cao cấp xuất sắc’

DNVN - Ngày 19/12, Mena Gourmet Market cho biết đã đạt được giải thưởng danh giá “Rising premium retailer cocept – Thương hiệu bán kẻ cao cấp xuất sắc” tại sự kiện Flavors Awards...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng...

Mới nhất

Tăng mạnh dịp cận Tết