Trang chủChính trịNgoại giaoQuan hệ Việt Nam-Hàn Quốc không khác gì mối quan hệ 'một...

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc không khác gì mối quan hệ ‘một gia đình’

Việt Nam và Hàn Quốc đã vượt qua khuôn khổ quan hệ đối tác để trở thành mối quan hệ đặc biệt không khác gì mối quan hệ “một gia đình”.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young Sam – Ảnh: VGP/Văn Cường

Nhận lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7/2024.

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Choi Young Sam, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt, là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện tháng 12/2022, và diễn ra đúng một năm sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk-yeol.

Theo Đại sứ, thông qua chuyến thăm lần này, hai nước sẽ đẩy nhanh việc thực hiện “Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc” đã được đưa ra nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk-yeol năm ngoái.

Dự kiến, Thủ tướng hai nước sẽ trao đổi về việc mở rộng hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, bao gồm thương mại, khoáng sản quan trọng, lao động, bán dẫn, AI, chuyển đổi số, giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch, giao lưu địa phương…

Ngoài ra, hai nước cũng sẽ cùng tìm kiếm phương án tăng cường hợp tác khu vực như ASEAN, Mekong; ứng phó với các thách thức chung toàn cầu như biến đổi khí hậu nhằm đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Phía Hàn Quốc kỳ vọng, chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục nâng cao hợp tác chiến lược và thực chất giữa hai nước lên mức xứng tầm với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

“Chúng ta sẽ được chứng kiến mối quan hệ hai nước vốn đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất tiếp tục được phát triển ‘tốt đẹp hơn’. Đại sứ quán Hàn Quốc cùng các cơ quan liên quan đang nỗ lực ở mức cao nhất để chuyến thăm đạt được kết quả tốt nhất”, Đại sứ Choi Young Sam bày tỏ.

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Mối quan hệ “một gia đình”

Đánh giá về quan hệ hai nước, Đại sứ Choi Young-sam cho rằng Hàn Quốc và Việt Nam là những đối tác đặc biệt nhất và không gì có thể cản trở được sự phát triển của quan hệ hai nước.

Hai nước hoàn toàn không có bất kỳ xung đột lợi ích nào; mối quan hệ song phương mang tính bổ sung cho nhau, cùng có lợi, trong đó Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với Việt Nam và Việt Nam chia sẻ nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với Hàn Quốc.

Mối quan hệ như vậy sẽ góp phần giúp Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045, trong khi Hàn Quốc có thể hiện thực hóa được ‘Tầm nhìn quốc gia quan trọng toàn cầu’ của mình, để đóng góp cho tự do, hòa bình và thịnh vượng chung.

Đến nay, hai nước đã vượt qua khuôn khổ quan hệ đối tác để trở thành mối quan hệ đặc biệt không khác gì mối quan hệ “một gia đình”, Đại sứ bày tỏ.

Giao lưu nhân dân hai nước đang diễn ra vô cùng sôi động do sự gần gũi về mặt địa lý và tương đồng về văn hóa. Đặc biệt hiện có khoảng 90.000 cặp gia đình Việt-Hàn.

Đề cập đến triển vọng hợp tác song phương, Đại sứ tin tưởng quan hệ hai nước sẽ vẫn tiếp tục tỏa sáng hơn nữa trên nền tảng mối quan hệ đặc biệt như hiện nay, nhất là trong những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, và công nghiệp văn hóa…

Theo Đại sứ, chuyển đổi xanh là ‘chìa khóa’ quan trọng vì sự phát triển bền vững của quan hệ hai nước; khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác hợp tác quan trọng nhất của Hàn Quốc trong lĩnh vực này.

Minh chứng rõ nhất cho điều này là “Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu Việt Nam-Hàn Quốc” ký kết năm 2021. Đây là Thỏa thuận hợp tác biến đổi khí hậu đầu tiên mà Hàn Quốc ký với một nước khác.

Trong lĩnh vực hợp tác về môi trường, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam để sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn lĩnh vực môi trường, xây dựng cơ sở tái chế rác thải, hệ thống quản lý chất lượng không khí, quản lý lũ, xây dựng hạ tầng xe điện…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng tích cực đầu tư vào các lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, đơn cử là nhà máy đốt rác phát điện trong khu công nghiệp Bắc Ninh (bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2023). Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Công ty TNHH Chosun Refractories ENG và Công ty TNHH Môi trường Ngôi sao xanh (tổng vốn đầu tư 25 triệu USD).

Ngày 20/6 vừa qua, hai nước đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất của Nhóm công tác chung hợp tác về biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu đã được ký kết.

Thông qua cuộc họp này, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ mở rộng hợp tác, bao gồm các dự án giảm khí thải nhà kính và thực hiện các nỗ lực nhiều mặt nhằm giảm lượng khí thải carbon.

Bên cạnh đó, hai nước sẽ thúc đẩy chuyển đổi năng lượng không carbon như hydro xanh và tiếp tục tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp xanh tương lai như tái chế chất thải và chuyển đổi thành năng lượng, và quản lý nước thông minh.

Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa

Theo Đại sứ Choi Young Sam, có rất nhiều điều mà Hàn Quốc và Việt Nam có thể học hỏi lẫn nhau về mặt văn hóa.

“Việt Nam là nước có nội dung văn hóa phong phú không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”, Đại sứ chia sẻ đồng thời khẳng định Hàn Quốc sẵn sàng đóng góp và cùng hợp tác nhằm phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Hiện hai nước đang hợp tác thông qua những dự án như ‘Dự án giao lưu điện ảnh Việt Nam-Hàn Quốc, ‘Dự án sản xuất chung chương trình truyền hình’, đồng thời đang thảo luận về dự án đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực truyền hình sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc, Đại sứ cho biết.

Đại sứ cho rằng có nhiều điều Hàn Quốc có thể học được từ Việt Nam, tiêu biểu nhất là ẩm thực. Gần đây, các món ăn Hàn Quốc như gimbap, thịt ba chỉ nướng, tteokbokki đã trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, nhưng Đại sứ cho rằng món toàn cầu hóa thành công trước chính là món Phở của Việt Nam. Việt Nam đã chinh phục được khẩu vị của người dân trên toàn thế giới và Hàn Quốc nhất định sẽ học hỏi từ Việt Nam bí quyết để thương hiệu hóa ẩm thực nước mình một cách thành công.

Đại sứ cũng đánh giá cao cách người Việt Nam kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa “áo dài” như một bộ trang phục thường ngày, như một phần của cuộc sống thường nhật.

Việt Nam không an phận, nhiệt huyết hướng đến tương lai

Chia sẻ cảm nhận về Việt Nam trong một năm vừa qua, Đại sứ cho biết, đây là khoảng thời gian để ông nhận ra những điểm chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như nhận được nhiều tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam.

Đại sứ cũng cho biết, mỗi ngày ông đều được chứng kiến những tiềm năng và tiềm lực đáng kinh ngạc của Việt Nam một cách gần gũi hơn bất kỳ ai. Việt Nam bảo tồn truyền thống nhưng cũng không ngại thay đổi, tự hào về lịch sử nhưng không an phận ở quá khứ.

Tất cả mọi người dân đều như vậy, không phân biệt thế hệ. Đặc biệt khi thấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam đầy nhiệt huyết tiến về phía trước với mục tiêu tương lai, Đại sứ thấy được niềm hy vọng của Việt Nam mỗi ngày./.

 

Nguồn: https://baochinhphu.vn/quan-he-viet-nam-han-quoc-khong-khac-gi-moi-quan-he-mot-gia-dinh-102240628122534552.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của Đài Truyền hình Việt Nam những năm qua, như đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình đồng bộ trên...

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

(Chinhphu.vn) - Ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.   Thủ tướng Lý Cường đón và trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chân thành và tình cảm hữu nghị tốt đẹp dành...

Viettel 5G2B và cuộc cách mạng tự động hoá toàn diện cho nhà máy thông minh

Máy móc vận hành tự động, robot xuất hiện ở mọi công đoạn để giảm sức người, hoạt động sản xuất được giám sát toàn trình… và tất cả được kết nối trên hạ tầng mạng 5G chính là viễn cảnh sản xuất thông minh mà 5G2B của Viettel đã và đang hiện thực hóa. Trên nền tảng kết nối 5G, quy trình sản xuất sẽ được tối ưu nhằm gia tăng tốc độ, sự chính xác và linh hoạt...

Hợp tác hỗ trợ xúc tiến đầu tư thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam

(Chinhphu.vn) - Bộ TT&TT vừa ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030. Bộ TT&TT ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ xúc tiến đầu...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

Dao động trong biên độ hẹp

Giá xăng dầu hôm nay 11/10, giá dầu đã có một tuần dao động trong biên độ hẹp bất chấp những thông tin đầy biến động khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và cơn bão Rafael đổ bộ vào Vịnh Mexico.

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Mới nhất

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ...

Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia chung kết Futsal Đông Nam Á 2024

Việt Nam0-0Indonesia Ghi bàn (F5 để cập nhật)Trận đấu bắt đầuĐội tuyển Việt Nam xuất phát với tổ 1 quen thuộc: Phạm Văn Tú (2), Châu Đoàn Phát (4), Trần Thái Huy (9), Nguyễn Thịnh Phát (10), Nhan Gia Hưng (13). Nhóm dự bị gồm Nguyễn Mạnh Dũng (5), Huỳnh Mi Woen (3), Phạm Đức Hòa (6), Đinh Công Viên (7),...

Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240

Đây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểmĐây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và...

Mới nhất