Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhương pháp chấm điểm của bài thi Đánh giá tư duy TSA

Phương pháp chấm điểm của bài thi Đánh giá tư duy TSA

NDO – Điểm đáng chú ý trong phương pháp chấm điểm của bài Đánh giá tư duy TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội là không sử dụng phương pháp chấm điểm truyền thống mà áp dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi trong việc tính toán điểm số của thí sinh để có thể ước lượng năng lực thí sinh một cách chính xác và tin cậy. 

Bài thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment – TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề – những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.

Theo đó, bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.

Bài thi TSA gồm ba phần thi độc lập (Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề) tập trung đánh giá năng lực thí sinh, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.

Về phương pháp chấm điểm của bài thi Đánh giá năng lực TSA có một số điểm đáng chú ý.

Ban Tuyển sinh- Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phương pháp chấm điểm truyền thống là sử dụng điểm thô để làm kết quả đánh giá bài thi cuối cùng. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, điểm thô của bài thi là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi đó.

Thí dụ như, với đề kiểm tra có 100 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng thí sinh đạt được 1 điểm. Nếu làm đúng được 70 câu thí sinh sẽ được 70 điểm. Điểm số này gọi là điểm thô và được sử dụng trong việc xét kết quả cũng như so sánh với điểm của các thí sinh khác.

Một trong những nhược điểm của việc sử dụng điểm thô là khó phân biệt được khả năng của thí sinh có cùng mức điểm thô khi làm cùng một đề thi ở cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi tính điểm năng lực bằng điểm thô, năng lực của thí sinh sẽ thay đổi khi làm hai đề thi có độ khó khác nhau ở cùng một thời điểm. Thí dụ trong một đợt thi, thì các thí sinh làm đúng 70 câu hỏi bất kỳ sẽ có cùng điểm thô là 70 điểm.

Trong thực tế, các thí sinh này có thể trả lời đúng tập hợp các câu hỏi khác nhau và độ khó của các câu hỏi này trong đề thi cũng khác nhau vì vậy điểm 70 không phản ánh đúng năng lực của các thí sinh này.

Để giải quyết vấn đề này, các kỳ thi quan trọng ở các nước trên thế giới đã sử dụng các lý thuyết đo lường giáo dục hiện đại để có thể ước lượng năng lực của thí sinh một cách chính xác và tin cậy hơn. Một trong số đó là áp dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi. Lý thuyết này đưa ra giả thuyết là mỗi thí sinh trả lời một câu hỏi trong đề kiểm tra có mức năng lực nhất định và thí sinh có năng lực cao sẽ có xác suất trả lời đúng câu hỏi bất kỳ cao hơn so với thí sinh có năng lực thấp. Dựa vào lý thuyết này có thể định lượng được các tham số như độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi cũng như năng lực của thí sinh và các yếu tố này độc lập với nhau.

Điều này có nghĩa các tham số là đặc trưng của câu hỏi, không phụ thuộc vào mẫu thí sinh trả lời câu hỏi đó và ngược lại, năng lực của thí sinh là bất biến đối với các câu hỏi mà các em trả lời. Do đó, việc ước lượng năng lực của thí sinh sẽ đáng tin cậy hơn so với cách tính bằng điểm thô.

Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp.

Bài thi đánh giá tư duy TSA của đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi trong việc tính toán điểm số TSA của học sinh. Với cách tính như vậy, các thí sinh mặc dù có cùng số điểm thô nhưng căn cứ vào mức độ khó của các câu hỏi mà từng thí sinh trả lời được thì mức năng lực tương ứng sẽ được ước lượng, sau đó, điểm số này sẽ được quy đổi về thang điểm 100.

Barem chấm điểm sẽ được hình thành sau khi có kết quả làm bài thi của thí sinh sau mỗi đợt thi. Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi đó, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp. Barem chấm điểm hình thành theo nguyên tắc câu hỏi có mức độ tư duy cao sẽ được điểm cao tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng, câu có mức độ tư duy thấp sẽ được điểm thấp trong tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính công bằng giữa các đợt thi với nhau, kỳ thi TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng áp dụng bộ câu hỏi “cầu” chuẩn – hay còn gọi là câu hỏi cầu nối, câu hỏi chung – giữa các đề thi để đưa các chỉ số đánh giá kỳ thi về cùng một thang đo. Công nghệ này sẽ bảo đảm các thí sinh trong đợt thi khác nhau đều được đánh giá trên cùng một thang đo chung, từ đó bảo đảm tính công bằng về kết quả giữa các đợt thi.

Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024, đã có gần 50.000 lượt với tổng số khoảng 21.000 thí sinh tham dự thi Đánh giá tư duy TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy. Năm 2025, dự kiến các đợt thi Đánh giá tư duy sẽ được tổ chức trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.





Nguồn: https://nhandan.vn/phuong-phap-cham-diem-cua-bai-thi-danh-gia-nang-luc-tsa-post845455.html

Cùng chủ đề

Từ giải bạc Olympic toán quốc tế đến nữ tiến sĩ mang khát vọng phát triển AI

'Ở Nhật Bản, những việc tôi không làm có thể nhiều người khác làm được. Những việc mình có thể làm được cho sinh viên ở Việt Nam có lẽ là sẽ có ý nghĩa hơn', PGS.TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ lý do từ chối ở lại Nhật Bản giảng dạy. PGS.TS Nguyễn Phi Lê - Ảnh: NVCC Từ năm 2019 đến nay, nhiều sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã khá quen thuộc với hình ảnh cô Phi Lê...

Chuyện nữ Phó Giáo sư có nhiều bằng sáng chế nhất ở Trường Hóa và Khoa học Sự sống

Gần 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu Hóa hữu cơ, Hóa học các hợp chất thiên nhiên, PGS.TS Trần Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Chương trình Đào tạo ngành...

BKACAD và hành trình 20 năm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao

Thành lập từ năm 2004, sau 20 năm không ngững nỗ lực, đổi mới và phát triển, Học viện Công nghệ BKACAD (trực thuộc Hệ thống BK Holdings, Đại học Bách khoa Hà Nội) đã khẳng định vị thế là đơn vị đào tạo hàng đầu về công nghệ thông tin. Mỗi năm BKACAD đã đào tạo hàng nghìn học viên với ba hệ đào tạo là Hệ chứng chỉ quốc tế, Chương trình đào tạo thực hành BTEC,...

Ra mắt “Cẩm nang thi Đánh giá tư duy TSA”

NDO - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết năm nay đã biên soạn và chuẩn bị phát hành "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy TSA”. Cuốn cẩm nang tóm lược kiến thức nền tảng liên quan, giới thiệu đề thi minh họa có phân tích hướng dẫn giải, hướng dẫn ôn tập theo chủ đề và những điều thí sinh cần nắm rõ về kỳ thi.  Theo Đại học Bách khoa Hà Nội,...

Lịch các đợt Đánh giá tư duy năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội

NDO - Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức Đánh giá tư duy - TSA trong 3 đợt thi tại 30 điểm thi, đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt dự thi. Ngoài các điểm thi trước đây, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ các em học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc Ngày 2/11, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự đoán ứng cử viên tiềm năng trước thềm Giải thưởng VinFuture 2024

NDO - Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá. Nhiều ứng cử viên “nặng ký” Giáo sư Gurdev Singh Khush, đồng Chủ nhân...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà...

Thưa các đồng chí, các thầy cô giáo! Bên cạnh kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật...

Agribank triển khai cho vay lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Agribank triển khai cho vay lúa gạo chất lượng cao Ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1490/QĐ-TTg phê duyệt...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 26/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận...

Con nuôi của Bác Hồ, người con của Việt Nam

Với Madeleine Riffaud, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, hết lòng vì nhân dân, vì đất nước. Tấm lòng bao dung và tình đoàn kết quốc tế của Người là tấm gương sáng để bà vượt qua mọi gian khó, hết lòng ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Có nên khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%?

Xét tuyển sớm gồm nhiều phương thức khác nhau, không chỉ có xét học bạ THPT, nên việc khống chế xét tuyển sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến thí sinh và công tác tuyển sinh của các trường đại học. ...

Ấn tượng một trường tiểu học ở Cần Thơ

(NLĐO)- Trường Tiểu học Bình Thủy ở TP Cần Thơ 2 năm liền có học sinh đoạt giải cao trong cuộc thi Robothon quốc tế. ...

Trường học xây dựng văn hóa học đường qua những hàng cây ‘biết nói’

Dưới mỗi thân cây, gốc cây tại ngôi trường này đều là những thông điệp, lời hay ý đẹp, góp phần hình thành nên nét văn hóa của trường học. Nhiều ý kiến cho rằng không gian văn hóa học đường nên được hình thành và thiết lập ở ngay trong lớp học. Tuy nhiên, với Trường Tiểu học Giao Lạc (Giao Thuỷ, Nam Định), ngoài lớp học, thư viện, câu lạc bộ, giờ học ngoại khóa, thể dục thể...

Gần 2.000 học sinh Quảng Ninh có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ

Năm 2024, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) tại Quảng Ninh tiếp tục được chú trọng. Tỉnh thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, công dân học tập, cộng đồng học tập. Quảng Ninh không chỉ xây dựng thành công các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, công dân học tập, cộng đồng học tập,...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 1: Hệ lụy của ‘chọn món trên mâm’

Nhiều học sinh sau 1 học kỳ đã nhận ra sai lầm trong lựa chọn môn học ở lớp 10, nhưng có học sinh tận tới khi đăng ký môn thi tốt nghiệp ở lớp 12 mới nhận thấy mình 'lạc lối'. ...

Mới nhất

Triển lãm Con đường – Bảo tồn giá trị nghệ thuật dân gian xưa cũ

Triển lãm nhằm phục hồi và bảo tồn những giá trị nghệ thuật dân gian xưa dưới sự kết hợp hài hoà các dòng chảy văn hoá.Với 120 tác phẩm tranh dân gian trên chất liệu sơn mài khắc, được thực hiện bởi những họa sĩ đến từ Latoa Indochine, triển lãm “Con đường” mang đến cho những...

Latoa Indochine tham gia triển lãm Festival Nghề Truyền Thống Huế 2023

Tiếp nối thành công của 8 kỳ Festival nghề truyền thống Huế (NTTH) từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND thành phố Huế tiếp tục tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 lần thứ 9 - 2023 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”. Đây là một trong những sự...

SƠN MÀI THÀNH LỄ, QUÁ KHỨ VÀNG SON

Trong một dịp tình cờ, chúng tôi xem được một trang trong bộ lịch in màu năm 1962 mang tên “Công nghệ Việt Nam” do một cơ quan nước ngoài bỏ vốn ra in. Tờ tháng Hai in hình nữ ca sĩ Kim Chi bên cạnh một chiếc chén, dĩa và ly chân cao bằng sơn mài cẩn...

TRẬN BẠCH ĐẰNG, MỘT BỨC TRANH SƠN MÀI QUÝ CỦA NGUYỄN GIA TRÍ

Năm 1998, nhiều tờ báo, nhất là các báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa tin về việc “tìm ra” một bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí. Có thể nói, đây là một bức tranh lạ, cả về đề tài lẫn cách thể hiện so với những gì trước đó người ta vốn biết...

Nghệ thuật sơn mài – Vẻ đẹp vĩnh cửu trên tấm gỗ vóc

Nghệ thuật sơn mài ở Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tài năng và sự tinh tế của người nghệ nhân mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa độc đáo của đất nước.  Nguồn gốc của nghệ thuật sơn màiNghệ thuật sơn mài là một loại hình nghệ thuật...

Mới nhất

VÀNG SON