Trang chủNewsThời sựPhối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) – Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung – các giải pháp phối hợp liên ngành – cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận hết sức quan tâm hiện nay.

Tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng các đại biểu của các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nghe và chia sẻ về thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay của Việt Nam nói chung và các thành phố lớn của đất nước.

20241411_bt-du-hn-onkk-_2.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng đã trình bày nhiều kinh nghiệm thành công giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí của một số nước trong khu vực, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Chia sẻ các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

small_20241411_bt-du-hn-onkk-_9.jpg
Ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT)

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) đề nghị, trước mắt, cần rà soát, tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách lớn, có tầm quan trọng vĩ mô liên quan đến quản lý chất lượng không khí. Trong đó, cần tập trung vào các chính sách về thuế, phí BVMT; chính sách về hỗ trợ về công nghệ xử lý, sản phẩm thân thiện với môi trường… Đồng thời, thực hiện kiểm kê, giám sát chặt chẽ các nguồn phát sinh khí thải để xác định chính xác mức độ của các nguồn khí thải,từ đó có giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu, xử lý đúng, hiệu quả.

small_20241411_bt-du-hn-onkk-_11.jpg
Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường (Bộ GTVT)

Với Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường cho biết, Bộ GTVT đề xuất một số giải pháp bao gồm kiểm soát khí thải thông qua việc áp dụng mức Tiêu chuẩn khí thải nhằm kiểm soát phát thải tại nguồn đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, trước khi đưa vào lưu hành cũng như các loại xe cơ giới đang lưu hành; kiểm soát phát thải thông qua các giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển phương tiện giao thông ít phát thải.

small_20241411_bt-du-hn-onkk-_10.jpg
Bà Lê Thái Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế

Nhấn mạnh vấn đề ô nhiễm không khí có tác động trực tiếp tới sức khoẻ con người. Do đó, bà Lê Thái Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết Bộ đã thực hiện một số giải pháp bao gồm: Xây dựng “Khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng” theo các mức chỉ số chất lượng không khí AQI cho người bình thường và những người nhạy cảm.

Đồng thời, xây dựng sổ tay hướng dẫn phòng, chống tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe bao gồm hướng dẫn chung và hướng dẫn cho các nhóm đối tượng người cao tuổi, trẻ em, những người có bệnh lý nền, người tham gia giao thông và xây dựng hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm môi trường không khí” của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường.

small_20241411_bt-du-hn-onkk-_12.jpg
Ông Nguyễn Minh Tấn – Phó GĐ Sở TN&MT Hà nội

Với các địa phương, ông Nguyễn Minh Tấn – Phó GĐ Sở TN&MT Hà nội cho biết, thành phố đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. Trong đó có các chương trình hành động để hướng tới mục tiêu kiểm soát và giảm thiểu các nguồn ô nhiễm chính từ hoạt động giao thông, công nghiệp, dân sinh…; Thiết lập hệ thống cảnh báo phòng ngừa ô nhiễm không khí; Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp, liên vùng huy động các nguồn lực và sự tham gia để thực hiện các giải pháp ngắn và dài hạn.

Theo bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh – Chi cục BVMT TPHCM cho biết, hiện nay chính quyền Thành phố đã phân công các sở, ngành thực hiện các nhóm giải pháp chung, cùng với Sở TN&MT có trách nhiệm chủ trì, đôn đốc sở, ngành thực hiện kế hoạch.

20241411_bt-du-hn-onkk-_20.jpg
Bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh – Chi cục BVMT TPHCM

Hiện tại, Thành phố đang duy trì quan sát với 36 điểm liên quan tới không khí. Theo Quy hoạch, Thành phố sẽ có 34 điểm quan trắc không liên tục và 20 điểm quan trắc liên tục về ô nhiễm không khí. Đồng thời, tích cực triển khai chương trình, giải pháp giảm ô nhiễm không khí từ giao thông.

Ngoài ra, Thành phố cũng xây dựng bộ tài liệu về không khí để nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Đối với công tác dự phòng, Thành phố đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn về cây xanh, mặt nước đô thị. Hiện phong trào trồng cây xanh được phát động đến từng hộ gia đình, cơ quan, trường học.

Tham luận tại Hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Đức Lượng, Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm Quản lý chất lượng không khí thực tiễn của Băng Cốc, Thái Lan. Đồng thời có một số kiến nghị, đề xuất đối với TP. Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh.

20241411_bt-du-hn-onkk-_19.jpg
PGS. TS. Nguyễn Đức Lượng, Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Với việc Băng Cốc, Thái Lan trước đây rất ô nhiễm, nhưng chính quyền sở tại của các thành phố trên đã có nhiều giải pháp đồng bộ để triển khai việc giảm ô nhiễm không khí và đã có được nhiều kết quả ghi nhận.

Lấy ví dụ về chính sách, giải pháp của chính quyền Băng Cốc. Họ đã thành lập Ủy ban Phòng ngừa và Giải quyết Ô nhiễm Không khí do bụi PM2.5 của Cục Quản lý Đô thị Băng Cốc (BMA) – Chủ tịch Ủy ban là Thống đốc Băng Cốc và Thành lập Trung tâm Điều phối và Giải quyết Ô nhiễm không khí của BMA – Điều hành bởi Thống đốc Băng Cốc.

Chức năng của hai cơ quan này sẽ theo dõi, báo cáo và công bố tình hình ô nhiễm bụi PM2.5, thống nhất nỗ lực của các bên liên quan để giải quyết vấn đề kịp thời. Trong trường hợp nồng độ bụi PM2.5 vượt quá tiêu chuẩn, Trung tâm sẽ thông báo cho văn phòng các quận trong khu vực và các cơ quan có liên quan để có hành động ngay lập tức.

Nhiệm vụ của hai cơ quan này sẽ giám sát việc thực hiện các giải pháp ngắn hạn như: Vệ sinh, phun nước rửa đường; Tăng cường kiểm tra và hạn chế các loại phương tiện gây ô nhiễm; Điều tiết giao thông và thúc đẩy sử dụng hệ thống giao thông công cộng; Kiểm soát bụi từ hoạt động xây dựng; Cấm đốt rác, đốt mở …

Đối với việc giám sát việc thực hiện các giải pháp dài hạn: Nâng cao tiêu chuẩn khí thải ô tô và chất lượng nhiên liệu; Phát triển mạng lưới giao thông công cộng; Cung cấp các tòa nhà “Park&Ride” để thúc đẩy sử dụng hệ thống giao thông công cộng; Mở rộng mảng xanh đô thị…

Trên cơ sở đó, PGS. TS. Nguyễn Đức Lượng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cho hai thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh về Công cụ quản lý chất lượng không khí; Chính sách, giải pháp, nguồn lực; Sự phối họp liên vùng, liên tỉnh trong công tác quản lý chất lượng không khí.

screenshot-2024-11-14-at-20.35.50.png

Tháng 11 Năm 2024 – đánh dấu cho các hành động chung – giải pháp phối hợp liên ngành

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Hội nghị đã cung cấp các thông tin đầy đủ, cụ thể và mang những thông điệp quan trọng, khẳng định quyết tâm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin tiếp thu để tổng hợp, nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian tới.

20241411_bt-du-hn-onkk-_14.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất Tháng 11 Năm 2024 – đánh dấu cho các hành động chung – giải pháp phối hợp liên ngành

Trên cơ sở có nhiều ý kiến từ các đại biểu tham dự đề nghị cần quyết liệt, bài bản hơn nữa trong tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí; đồng thời, cần lựa chọn nội dung ưu tiên và tập trung nguồn lực triển khai để đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó nhấn mạnh vào khâu tổ chức thực hiện và các giải pháp thực thi.

Với quyết tâm đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung – các giải pháp phối hợp liên ngành – cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận hết sức quan tâm hiện nay.

“Cùng nhau hành động” với 05 nhóm giải pháp

Trên tinh thần “cùng nhau hành động” từ các ý kiện tại Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, về nhóm các giải pháp về thể chế chính sách, Bộ trưởng đề nghị các Bộ, ngành cần khẩn trương rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng không khí, trong đó, cần tập trung vào các chính sách về thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; chính sách cho vay, hỗ trợ, ưu đãi “chuyển đổi xanh”; chính sách ưu đãi, hỗ trợ (thuế nhập khẩu) đối với thiết bị, công nghệ xử lý, giảm thiểu phát sinh khí thải; chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường được tái chế từ sản phẩm thu hồi như phụ phẩm nông nghiệp; quy chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhập khẩu và sản xuất trong nước…

20241411_bt-du-hn-onkk-_13.jpg
Trên tinh thần “cùng nhau hành động” từ các ý kiện tại Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Thứ hai, nhóm các giải pháp về kỹ thuật, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nhanh chóng hoàn thiện và vận hành hiệu quả cơ sở dữ liệu về nguồn thải, giám sát tự động các nguồn thải lớn và kết nối dữ liệu trực tuyến. Trên nguyên tắc chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố công khai theo quy định của pháp luật.

“Bây giờ ô nhiễm môi trường không khí chúng ta có thể cảm nhận được, có thể quan sát được. Nhưng chính xác mức độ như thế nào? ở thành tố, thành phần nào và tác động đến đâu thì phải thông qua số liệu quan trắc, có phân tích, có tổng hợp để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp” – Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phân tích.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị cần chuẩn hoá hệ thống quan trắc hiện có, trên cơ sở bổ sung thêm một số trạm quan trắc tự động đảm bảo số liệu được truyền, kết nối theo quy định về Sở TN&MT và Bộ TN&MT thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn; Tập trung triển khai Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, việc tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh (AQI) cần được thực hiện nghiêm túc và kịp thời, nhằm công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí theo quy định.

Thông qua Hội nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị:

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế ngay tình trạng phát sinh bụi từ hoạt động giao thông và xây dựng (được xác định là nhóm nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm bụi PM 2.5 trong không khí cao nhất );

Bộ Giao thông vận tải sớm ban hành và áp dụng quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi giao thông xanh, không phát thải; sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Thứ ba, nhóm các giải pháp về quản lý, kiểm soát các nguồn thải di động, nguồn phân tán, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng trách nhiệm thực thi nội dung này chủ yếu thuộc về chính quyền địa phương các cấp. Trong đó:

Đề nghị Sở TN&MT các địa phương kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố xây dựng, ban hành và triển khai hiệu quả kế hoạch kiểm soát chất lượng không khí. Tăng cường đầu tư các trạm quan trắc tự động về chất lượng không khí và thông tin kịp thời cho các cơ quan quản lý trung ương cũng như cho người dân.

Đồng thời, Sở TN&MT các địa phương kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, đánh giá các cơ sở thuộc nhóm phát sinh khí thải lớn, từ đó, có lộ trình di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, đóng cửa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhân lực, quản lý nhà nước về môi trường nói chung trong đó có môi trường không khí và ban hành các kế hoạch hành động.

Đặc biệt, chính quyền địa phương phải tăng cường, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đốt phụ phẩm nông nghiệp, “đã đến lúc chúng ta cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hành vi đốt phụ phẩm nông nghiệp, hành vi đốt rác thải đô thị, đốt các loại lá cây và sinh khối thực vật từ dọn dẹp vệ sinh đường phố một cách tùy tiện, gây ô nhiễm không khí.” – Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả thải; chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động xây dựng tại các đô thị lớn.

Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm soát và xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng trong trung tâm thành phố, khu vực tập trung đông dân cư bảo đảm không để tình trạng rơi vãi vật liệu xây dựng, phát tán ra môi trường.

Đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để ban hành và hướng dẫn thực hiện các giải pháp, biện pháp kỹ thuật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt nhóm đối tượng nhạy cảm về hô hấp (người già, trẻ em, người có bệnh…).

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở phát sinh bụi, khí thải lớn thực hiện nghiêm các biện pháp quan trắc khí thải tại nguồn; kiểm soát, xử lý bụi và khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả thải; Đồng thời, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ tư, nhóm các giải pháp về truyền thông, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành địa phương cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tới người dân để chủ động ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và cả nước.

20241411_bt-du-hn-onkk-_16.jpg
Toàn cảnh “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam” chiều 14/11

Thứ năm, nhóm các giải pháp về nguồn lực, đề nghị các địa phương quan tâm, đầu tư nguồn lực cho kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải tác động đến chất lượng môi trường không khí, bổ sung diện tích cây xanh – mặt nước, tăng cường vệ sinh đường phố … giảm thiểu phát tán ra môi trường. Về lâu dài, cần có đề án chuyển đổi hệ thống giao thông xanh, phát triển giao thông công cộng với lộ trình thực hiện sớm nhất.

Với các địa phương, Bộ trưởng đề nghị với những sáng kiến hay, mô hình hiệu quả, rất cần được khuyến khích triển khai, nhân rộng. Nhân Hội nghị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các doanh nghiệp, các Tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức trong nước và quốc tế, cùng chung tay góp sức, tìm kiếm và triển khai các sáng kiến và triển khai các sáng kiến, thí điểm các “giải pháp xanh” áp dụng cho khu vực nội đô thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ tới Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã rất rõ ràng và kiên định “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”. Với công tác bảo vệ môi trường không khí, chúng ta cần thống nhất khẳng định đây là công việc chung của toàn xã hội. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành “Cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh trong công tác kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí” để triển khai thực hiện.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phoi-hop-lien-nganh-lien-vung-lien-tinh-nham-giam-thieu-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-383145.html

Cùng chủ đề

Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa GIZ và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 13/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ Việt Nam. Hai bên trao đổi về các nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai. Công điện nêu: Ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 105/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành...

Phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam 2024

Ngày 14/10 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam 2024.Trong lần tổ chức năm nay, với sự đồng hành của Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup, hệ thống...

Việt Nam – Nhật Bản: Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực có thế mạnh và được ưu tiên

Đại sứ Ito Naoki cho biết, Chính phủ Nhật Bản luôn sẵn sàng đồng hành trong các chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Với bề dày truyền thống hợp tác giữa Bộ với các đối tác của Nhật Bản trong các lĩnh vực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Đại diện Ban tổ chức cho biết, kỷ niệm 80 năm Ngày thành...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị, xây dựng dự án...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn...

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo. ...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. Thông báo...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

(TN&MT) - Chiều 17/12, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực Địa chất và Khoáng sản và lĩnh vực đất đai được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. ...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Đại diện Ban tổ chức cho biết, kỷ niệm 80 năm Ngày thành...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị, xây dựng dự án...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn...

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo. ...

Mới nhất

Cân nhắc việc bán thuốc kê đơn online

Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý...

VietinBank Chợ Lớn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (VietinBank Chợ Lớn) thông báo kế hoạch mời chào hàng và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Cung ứng dịch vụ nhân sự cho VietinBank Chợ Lớn từ tháng 1/2025 đến tháng 12/2025”.1. Thông tin bên mời...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác...

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự...

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Mới nhất