Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhó hiệu trưởng Trường đại học Đông Á bị miễn nhiệm vì...

Phó hiệu trưởng Trường đại học Đông Á bị miễn nhiệm vì đề nghị được làm việc online


Phó hiệu trưởng Trường đại học Đông Á bị miễn nhiệm vì đề nghị được làm việc online - Ảnh 1.

Phó hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn đề nghị được làm việc online, nhưng Trường đại học Đông Á không chấp nhận và ông cũng thôi việc tại trường này – Ảnh N.V.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 23-10, ông Hoàng Anh Tuấn xác nhận: “Tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc tại Trường đại học Đông Á (Đà Nẵng). Từ tháng 9-2024, tôi đã thôi không làm phó hiệu trưởng nhà trường”.

“Trường không đồng ý vì làm phó hiệu trưởng không thể làm online được”

Theo ông Mai Hoàng Hải – phó trưởng phòng hành chính – nhân sự Trường đại học Đông Á, ông Hoàng Anh Tuấn có hợp đồng với nhà trường thời gian 3 năm (từ tháng 9-2023 đến tháng 9-2026).

“Hết một năm, nhà trường tổ chức đánh giá hiệu quả công việc thì có nhiều việc ông Tuấn chưa hoàn thành. Trước đó, thầy Hoàng Anh Tuấn có đề nghị cho thầy làm với chế độ online, nhưng nhà trường không đồng ý vì làm hiệu phó không thể làm online được. Nếu muốn làm việc online thì chỉ làm giảng viên thôi.

Sau khi đánh giá kết quả công việc, theo các khoa và phòng phụ trách thì các công việc của thầy đảm nhận có kết quả chưa hoàn thành nhiều.

Phòng hành chính – nhân sự tham mưu đề xuất và ban giám hiệu nhà trường thống nhất chuyển thầy Tuấn qua làm giảng viên và có quyết định thôi giữ chức hiệu phó ngày 30-8″, ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, sau khi xem xét đơn xin làm giảng viên của ông Tuấn, với lý do thầy phải đi dạy ở nước ngoài 7 lần trong năm (từ tháng 9-2024 đến tháng 9-2025), phòng nhân sự thấy không ổn vì trước đây ông Tuấn thường xin đi mà không báo cáo cụ thể. 

Vì vậy, phòng nhân sự tham mưu nhà trường dừng hợp đồng với ông Tuấn kể từ ngày 9-10.

Xin làm việc online vì phải đi dạy ở nước ngoài và mẹ bệnh

Trong khi đó, ông Hoàng Anh Tuấn cho hay vừa qua ông đã ký biên bản chấm dứt hợp đồng lao động, hiện vẫn chưa nhận quyết định của trường.

“Trước đây tôi có đề nghị xin làm việc online. Có 2 lý do để tôi xin làm việc online, thứ nhất là có lịch giảng dạy ở nước ngoài trong năm học tới, thứ hai là mẹ tôi đang ốm rất nặng. 

Trong khi nhà chỉ có hai mẹ con nên tôi không thể đến trường làm việc trực tiếp được. Vì vậy tôi mới xin nhà trường được làm việc online, tuy nhiên lãnh đạo trường không đồng ý.

Lúc đầu, tôi xin thôi giữ chức vụ quản lý vào đầu tháng 9-2024. Sau đó, nhà trường đề nghị chuyển sang làm giảng viên, nếu như vậy tôi lại phải đến trường dạy.

Xét thấy nếu đi lại như vậy rất tốn kém và không chủ động được trong công việc, chăm sóc mẹ đang ở TP.HCM, nên tôi có nhắn với phòng nhân sự nhà trường là sẽ chấm dứt hợp đồng lao động vào cuối tháng 9-2024″, ông Tuấn nói.

Trong đơn xin thôi chức vụ quản lý để chuyển sang làm giảng viên kể từ ngày 5-9, gửi Trường đại học Đông Á, ông Tuấn cho biết trong năm học 2024-2025 ông có kế hoạch đi giảng dạy ở gần 10 quốc gia (từ tháng 9-2024 đến tháng 5-2025).

“Tôi được Đại học Korea (Hàn Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư phụ trợ trong thời gian 2 năm (tháng 6-2024 đến tháng 6-2026). Trong thời gian đó, tôi sẽ thường xuyên qua bên Hàn Quốc giảng dạy theo lịch của trường bên đó”, ông Tuấn cho hay.

Liên quan tới việc nhà trường đánh giá kết quả làm việc không đạt hiệu quả theo hợp đồng, ông Tuấn cho biết: “Tôi hoàn toàn phản đối đánh giá tôi không hoàn thành KPI của trường đặt ra trong hợp đồng. Nhận xét này hoàn toàn không chính xác.

Một số việc nhà trường giao nhiệm vụ trong 2 năm, nay mới hết 1 năm thì tôi không thể thực hiện xong được. Ví dụ một số đề tài đang làm dở, đến sang năm mới hoàn thiện được, có những đề tài kéo dài đến 2 năm. 

Tôi cũng đã tham gia hội thảo khoa học theo yêu cầu của trường vào tháng 7-2024, nhưng các bài báo hội thảo đến tháng 2-2025 mới được xuất bản”.

Ông Hoàng Anh Tuấn bị gỡ 3 bài báo trên tạp chí ông từng là đồng tổng biên tập

Tạp chí Fuel thuộc Nhà xuất bản Elsevier vừa gỡ bỏ 3 bài báo của ông Hoàng Anh Tuấn cùng nhóm hơn 20 tác giả Việt Nam và nước ngoài. Các bài báo được đăng trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5-2022.

Điều đáng nói, ông Hoàng Anh Tuấn từng làm đồng tổng biên tập Fuel. Nay chính tạp chí này gỡ bài của ông.

Theo nhà xuất bản, 3 bài báo bị gỡ do vi phạm chính sách của tạp chí về tác giả và mâu thuẫn lợi ích.

Cả 3 bài đều có sự thay đổi danh sách tác giả trong quá trình chỉnh sửa bản thảo (một số tác giả bị xóa tên khỏi các bài báo và được thay thế bởi những tác giả mới) mà không thông báo cho tạp chí và do đó chưa được tạp chí chấp thuận.

2 trong 3 bài có mâu thuẫn lợi ích khi biên tập viên, người phản biện và một số tác giả có quan hệ với nhau, đứng tên chung trong nhiều bài báo khác gần thời điểm mà các bài báo bị gỡ được nộp cho tạp chí Fuel.

Nhóm tác giả đã phản hồi yêu cầu giải trình của tạp chí Fuel, nhưng những giải trình của họ không thỏa đáng. Tạp chí không còn tin vào giá trị, sự liêm chính cũng như kết quả trình bày trong các bài báo, nên quyết định gỡ bài dù các tác giả không đồng ý với quyết định này.

Phó hiệu trưởng bị miễn nhiệm vì 'đòi' làm việc online - Ảnh 5.

1 trong 3 bài báo của ông Hoàng Anh Tuấn bị gỡ bỏ – Ảnh chụp màn hình

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc này, ông Tuấn cho rằng: “Nhà xuất bản làm việc không minh bạch. Tôi đã nhiều lần gửi thư chỉ ra những việc làm không minh bạch của nhà xuất bản từ tháng 5-2024 nhưng họ không phản hồi. Bản thân nhà xuất bản sai phạm rất nhiều nhưng lại giấu giếm những sai phạm đó. Trong khi đó tôi không hề có gì sai sót”.

Ông Tuấn còn khẳng định: “Việc chúng tôi làm chỉ là thay đổi tác giả, vì thực tế các tác giả đó có đóng góp nên chúng tôi đưa tên họ vào. Trong khi nhà xuất bản không hề quy định về việc này.

Dù có chính sách chung chung nhưng trong nhận xét của tổng biên tập không có nội dung nào nói không được phép thay đổi tác giả giống như các tạp chí khác trong cùng hệ thống.

Nếu tôi vi phạm chính sách của nhà xuất bản thì bài báo đã bị từ chối, giờ đăng rồi quay ngược lại bảo thêm tên tác giả là sai phạm. Đa phần tác giả tôi thêm vào ở Việt Nam, đang công tác tại các trường tôi từng làm việc.

Nếu bài của tôi chất lượng kém hay mua bán, giả số liệu thì không chấp nhận được. Còn đây là lỗi kỹ thuật do nhà xuất bản quản lý kém, chứ không phải do chúng tôi”.

Trong khi đó, một học giả cho biết điều quan trọng vẫn là minh chứng về đóng góp của các tác giả trong bài báo. Nếu các tác giả không cung cấp đủ minh chứng và giải trình không thỏa đáng, tạp chí có quyền gỡ bài.

Khi phóng viên đề nghị cung cấp minh chứng về trao đổi giữa nhóm tác giả với nhà xuất bản, cũng như minh chứng về đóng góp của các tác giả trong 3 bài báo bị gỡ, ông Tuấn nói sẽ cung cấp sau.



Nguồn: https://tuoitre.vn/pho-hieu-truong-truong-dai-hoc-dong-a-bi-mien-nhiem-vi-de-nghi-duoc-lam-viec-online-20241023144229231.htm

Cùng chủ đề

Phó giáo sư sinh năm 1975 làm Phó Hiệu trưởng Trường Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

(Dân trí) - PGS.TS Châu Đình Thành và TS Quách Thanh Hải được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025. Tại phiên họp lần thứ 24 của Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025, Hội đồng trường quyết định bổ nhiệm PGS.TS Châu Đình Thành và TS Quách Thanh Hải làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhiệm...

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bổ nhiệm cùng lúc 2 phó hiệu trưởng

TS Quách Thanh Hải và PGS.TS Châu Đình Thành cùng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM quyết định bổ nhiệm 2 Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025 đối với TS Quách Thanh Hải (Trưởng Phòng Đào tạo) và PGS.TS Châu Đình Thành (Trưởng Khoa Xây dựng). Ông Quách Thanh Hải 52 tuổi, quê Ninh Bình, hiện là Đảng ủy viên,...

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có 2 phó hiệu trưởng mới

(NLĐO)-Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM vừa bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020- 2025. ...

Trường Đại học Đông Á: Xây dựng cầu nối cho giới trẻ nói về sức khỏe tinh thần

DNVN - Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10/10, trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tổ chức chương trình “Nhận diện và chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong trường học” nhằm tạo cầu nối cho giới trẻ nói về sức khỏe tinh thần. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?Ngày hội Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

Mới nhất