Trang chủDu lịchKhám pháPhở Hà Nội nay khác xưa thế nào?

Phở Hà Nội nay khác xưa thế nào?


Phở Hà Nội nay vẫn ngon nhưng ít nhiều đã thay đổi từ cách nấu đến cách phục vụ bởi nhiều biến động xã hội, theo chuyên gia về phở Trịnh Quang Dũng.

Ông Trịnh Quang Dũng, nhà khoa học 71 tuổi làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2022 ra mắt cuốn sách “Trăm năm phở Việt” (NXB Phụ nữ Việt Nam) sau hàng chục năm sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu quý về phở từ xưa tới nay.

Khi nghiên cứu, ông Dũng nhận thấy có hai luồng ý kiến về cội nguồn của phở: Hà Nội hay Nam Định. Đầu thế kỷ 20, “đội quân phở gánh” của dòng phở Nam Định đã rong ruổi lên Hà Nội hành nghề. Cũng trong khoảng thời gian này xuất hiện dòng phở gốc Di Trạch, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).





Hình ảnh một gánh phở dạo trên đường phố Hà Nội được trưng bày tại sự kiện Gánh hàng rong - buổi trưng bày nghệ thuật do Viện Pháp tại Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) năm 2022. Bức ảnh được chụp trước năm 1950. Ảnh: EFEO

Bức ảnh một gánh phở dạo trên đường phố Hà Nội được trưng bày tại sự kiện “Gánh hàng rong” – buổi trưng bày nghệ thuật do Viện Pháp tại Việt Nam và Viện Viễn đông Bác Cổ (EFEO) tổ chức cuối năm 2022 tại TP HCM. Bức ảnh được chụp trước năm 1950. Ảnh: EFEO

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho rằng Hà Nội chính là cái nôi để phở phát triển bởi thị trường ở đây dồi dào hơn Nam Định. Dù có lượng khách lớn từ nhà máy dệt Nam Định, phở vẫn là món xa xỉ với miền thôn quê Việt Nam, vốn không có thói quen ăn quà. Đây là những điều nhà nghiên cứu đã rút ra sau chuyến khảo cứu về phở Nam Định và trò chuyện với một bậc cao niên tại làng Vân Cù.

“Làng Vân Cù có dòng họ Cồ với nhiều người đi bán phở nhất, ước chừng 75% dân ly nông đi bán phở. Dần dần, các dòng họ khác cũng đi làm phở và Hà Nội là nơi phát đạt nhất cho nghề này”, ông Dũng nói với VnExpress.

Nhà nghiên cứu cho rằng có những đặc trưng của bát phở ngày xưa mà thế hệ bây giờ khó cảm nhận được. Xuyên suốt thời kỳ chiến tranh, người Hà Nội nhiều lần phải sơ tán về nông thôn. Khi trở lại, họ ít nhiều đã “nông thôn hóa”, nề nếp ăn uống cũng bỗ bã hơn, không còn giữ được sự thanh cảnh của người Hà Nội cũ. Những biến động của xã hội qua từng giai đoạn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới bát phở truyền thống.

Ông Dũng cho biết điểm dễ thấy nhất về sự mai một của phở truyền thống là chiếc bát chiết yêu dân dã của làng gốm Bát Tràng hay nhiều lò gốm truyền thống khác. Loại bát này miệng loe, đáy thắt. Tiết diện bề mặt giảm dần giúp nước phở ăn tới thìa cuối vẫn còn nóng. Sức chứa của bát nhỏ, không nhiều như các loại bát phở hiện nay do người Hà Nội xưa xem phở như thức quà để ăn lót, không phải ăn no.





Một chiếc bát chiết yêu giả cổ. Ảnh: Huonggombattrang

Một chiếc bát chiết yêu giả cổ. Ảnh: Huonggombattrang

“Phở ăn thay cơm xuất hiện về sau này khi cuộc sống dần trở nên bỗ bã hơn và các biến động xã hội phá vỡ nhiều thứ tinh túy của người Hà Nội”, ông Dũng nói.

Theo nhà nghiên cứu, người Hà Nội xưa có thú thưởng thức phở rất cầu kỳ. Đến hàng phở, nhiều người mang theo chanh cốm từ nhà vì tin sẽ ngon hơn chanh ngoài hàng. Trong cuốn sách “Trăm năm phở Việt”, tác giả Trịnh Quang Dũng viết rằng những người Hà Nội sành ăn phở nhất thiết phải thưởng thức bát nước tiết của quán. Tiết ở đây không phải máu bò mà là nước cốt xương bò hầm, nước tủy tiết ra, “rất ngọt và ngậy”.

Ông Dũng cho biết bánh phở xưa phải là loại to bản, cỡ gần bằng ngón tay út đàn ông. Bánh bản to ngậm được nhiều nước phở hơn nên chỉ cần nếm sợi bánh cũng cảm nhận rõ vị ngọt từ nước dùng. Khi ăn, người ta gắp bánh phở, miếng thịt thái mỏng, thêm chút nước vào thìa. Cứ thế, ăn từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng, thanh cảnh.

Ông Dũng nói phở ngon phải là phở ăn nóng. Do đó, nhiệt độ của máy lạnh đã khiến bát phở giảm ngon. Khi nghiên cứu tài liệu cũ, học giả cho biết cố nhà văn Nguyễn Tuân từng nhiều lần khẳng định điều này.

“Phở càng nóng càng ngon bởi không bị vị gây của mỡ bò ám ảnh”, ông Dũng nói.

Một trong những “tinh hoa” của phở Hà Nội xưa nay đã biến mất là những gánh phở. Các hàng phở gánh không bao giờ chuẩn bị hai bát một lúc, khi khách gọi mới bắt đầu bốc bánh, thái thịt, không giống như bây giờ, thịt thái sẵn “rất công nghiệp”. Phở luôn nóng hổi, ăn “sảng khoái vô cùng”, ông nói.

Thứ ông Dũng không thích là những phiên bản phở được nói là “cao cấp”, sử dụng thịt bò nhập khẩu và hàng loạt nguyên liệu xa xỉ, khiến mỗi bát có giá hàng triệu đồng. Theo ông, đó không thể gọi là phở mà giống như “bán thịt”, bán nấm”. Trong cuốn sách của mình, ông Trịnh Quang Dũng cũng nhắc đến không gian thưởng thức phở. Theo tác giả, nên ăn phở trong không gian bình dân, thay vì “sang chảnh, 5 sao, 6 sao”.

“Muốn cho phở ngon còn cần bối cảnh. Phải ăn phở ngay tại tiệm, tiệm dơ nữa thì nhất”, tác giả trích lời nhà báo Phạm Chứ trong một bài viết trên tờ Chính Luận (tờ báo ở Sài Gòn trước năm 1975). Dù vậy, ông Dũng cũng nói thêm điều này có lẽ chỉ đúng với thời xưa. Thời nay, nếu viết vậy, tác giả sẽ bị “ném đá”.

Tuy nhiên, ông Dũng nói thực tế những người yêu phở ở Hà Nội không mấy chú trọng hình thức, cách bày biện của quán mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng phở. Những quán xưa cũ như Thìn Bờ Hồ, Tư Lùn dù không “nhà cao cửa rộng, bàn ghế sáng choang” vẫn hút khách. Đặc biệt, các quán phở gốc Nam Định tại Hà Nội và nhiều nơi khác thường có phong cách dân dã, đôi lúc luộm thuộm. Ông Dũng được xác nhận điều này khi trò chuyện với ông Cồ Như Hùng, cựu chủ tịch hội đồng hương các chủ quán phở Thành Nam. Trong khi đó, phong trào “phở máy lạnh” được du nhập từ TP HCM, ít được chào đón tại Hà Nội.

Ông Dũng cũng cho rằng một trong những yếu tố khiến phở truyền thống không còn như cũ là mì chính, đường được dùng để tạo vị ngọt. Đây là đặc trưng của phở trong thời bao cấp khi kinh tế khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng.





Bát phở tại một quán ở quận Đống Đa, Hà Nội - nơi khách vẫn xếp hàng như thời bao cấp. Ảnh: Quỳnh Mai

Ảnh bát phở được chụp tháng 8/2023 tại một quán ở quận Đống Đa, Hà Nội – nơi khách vẫn xếp hàng như thời bao cấp. Ảnh: Quỳnh Mai

“Thiếu quá, lấy đâu ra thịt với xương mà đòi? Vậy nên, khi nấu phở chỉ còn cách nhờ đến vị cứu tinh mì chính cánh”, ông Trịnh Quang Dũng viết trong cuốn sách về phở.

Tuy nhiên, thời đó, mì chính cũng rất quý, không phải muốn là có. Năm 1979, một bát phở thường giá vài trăm đồng nhưng bát đặc biệt có thêm mì chính giá tới 1.000 đồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong giai đoạn bao cấp, Hà Nội từng xuất hiện loại “phở không người lái”, tức phở không có thịt, chỉ gồm nước sôi và mì chính, ăn kèm bánh phở.

Giai đoạn bao cấp đã ảnh hưởng nhiều đến lối ăn phở của người Hà Nội xưa. Theo học giả, bên cạnh mì chính, thời kỳ thiếu thốn này đã tạo ra những kiểu “biến tướng” như cơm nguội chan phở, phở bánh mì – ông Dũng gọi đây là “phở độn”. Kiểu phở này được yêu thích vì người dân luôn trong trạng thái đói. Do đó, nó vẫn là “sơn hào hải vị” so với món bánh “nắm đấm”, bánh “nắp hầm” – món bánh làm từ bột mì, vo như nắm đấm hoặc cán bẹt như nắp hầm. Kiểu ăn này cho tới nay đã mất dần nhưng còn một phiên bản vẫn được “bảo tồn và phát huy” là phở kèm quẩy.

“Giới sành phở không bao giờ chấp thuận kiểu ăn uống xô bồ làm mất đi phong vị cao quý của món ăn vua họ luôn tôn sùng”, ông Trịnh Quang Dũng bình luận trong cuốn “Trăm năm phở Việt”.

Theo ông Dũng, phở mậu dịch thời bao cấp là một chỉ dấu về tình trạng những người Hà Nội cũ “nông thôn hóa” sau thời gian sơ tán về thôn quê để tránh bom đạn Mỹ. Khi ăn phở mậu dịch, khách phải tự phục vụ, xếp hàng lấy bát. Nhân viên cửa hàng không quan tâm tới khách nhiều. Thời đó, quán phở mậu dịch không có giấy ăn – thứ được xem là vật phẩm xa xỉ của “tầng lớp tiểu tư sản”. Nhiều khách hàng ăn xong chập đôi đũa, quẹt ngang lau miệng như khi ăn cỗ ở quê.





Tác giả Trịnh Quang Dũng tại Trung Quốc vào tháng 5/2023. Ảnh: NVCC

Ông Trịnh Quang Dũng, ảnh chụp tháng 5/2023. Ảnh: NVCC

Ông Dũng cho biết sẽ không ăn những quán gia truyền bắt khách phải xếp hàng, tự phục vụ, dù phở ngon cỡ nào. Người Hà Nội xưa có nếp ăn uống thanh cảnh, không có chuyện phải xếp hàng để được ăn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh đây là sở thích của từng người nên không phán xét.

Xã hội đã thay đổi và lớp người Hà Nội xưa như ông Dũng cũng dần vắng bóng. Bát phở truyền thống, lối ăn thanh cảnh của một thời xưa cũ là “một dĩ vãng đẹp mà lớp trẻ dù nghe kể cũng khó lòng hiểu được”, ông nói.

Tú Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội liên tục “chuyển động”, sẵn sàng đón thêm làn sóng đầu tư mới

Baoquocte.vn. 8 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Thủ đô. Hà Nội vẫn duy trì là điểm đến an toàn, đầy tiềm năng cũng như vị thế hấp dẫn vốn đầu tư của cả nước.

Kinh tế đêm – Hướng đi thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội

Baoquocte.vn. Hà Nội có không gian cho phát triển kinh tế đêm, tập trung ở các quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ. Tập trung phát triển kinh tế đêm sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà còn khẳng định thương hiệu Hà Nội là điểm đến thân thiện.

Lùi thời gian tổ chức Festival thu Hà Nội 2024

Ngày 11/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch đã thông báo, do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền bắc trong đó có Thủ đô Hà Nội, Festival Thu Hà Nội dự kiến tổ chức cuối tuần này sẽ được hoãn lại. Festival Thu Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, Trung...

Hàng chục nhà thiết kế hàng đầu hội tụ trong Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, góp phần tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam; đưa áo dài là một sản phẩm quà tặng lưu niệm ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế khi đến Việt...

Quảng bá các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của Hà Nội với thế giới

Baoquocte.vn. Loạt chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức thời gian qua đang góp phần giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thế giới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

A Choén – Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

16/09/2024 10:21 (PLVN) - Trong bối cảnh du lịch Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ, việc đưa ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn là định hướng quan trọng của thành phố, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều thương hiệu về ẩm thực cũng định vị được uy tín trên bản đồ Food Tour Hà Nội bằng chính sự thẩm định...

Mẫu nhí Như Đình hóa thân cá Koi cực đẹp trên đường phố Trung Quốc

Vừa qua, mẫu teen Như Đình và gia đình đã có chuyến du lịch, kết hợp chụp ảnh tại Trùng Khánh, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công nghệ và Du lịch Thuận Phong (Thuận Phong Travel). Biết Như Đình là người mẫu, phía Thuận Phong Travel đã gợi ý về việc chụp một bộ hình ấn tượng tại địa điểm đoàn ghé thăm ở Trùng Khánh. Khi nghe về ý tưởng, Như Đình...

YouTuber người Mỹ ‘đại náo’ chợ Bến Thành, ăn bánh mì đắt đỏ bậc nhất TPHCM

Đặt chân tới TPHCM ngày 14/9, IShowSpeed (SN 2005, tên thật là Darren Watkins Jr.) – nam rapper kiêm streamer, YouTuber nổi tiếng người Mỹ đã lập tức phát trực tiếp hành trình tham quan thành phố vào chiều cùng ngày trên trang cá nhân có gần 27 triệu lượt theo dõi. Điểm đến đầu tiên mà IShowSpeed ghé thăm là chợ Bến Thành (phường Bến Thành, Quận 1). Chỉ vài phút sau khi nam YouTuber 19 tuổi xuất...

Bàu Trắng U&Me – điểm dừng chân lý tưởng khi đến Bình Thuận

Biến “sa mạc” thành lợi thế Bình Thuận có địa hình chủ yếu đồi núi thấp, đồng bằng ven biển hẹp, trong đó cồn cát ven biển và đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mang tới cho vùng đất này nhiều nắng, gió và không có mùa đông, Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất cả nước. Nổi bật lên giữa vùng “sa mạc”...

Nước tràn đồng, nông dân An Giang thong thả bơi xuồng bắt cá tôm

Nước tràn đồng, nông dân phấn khởiTheo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sáng...

Cùng chuyên mục

EnzoFX “Nạp tấm lòng, góp yêu thương” quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Đây là một chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm quyên góp hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, Enzo không chỉ cam kết minh bạch trong từng đồng tiền quyên góp mà còn lan tỏa tình yêu thương và lòng nhân ái đến mọi người. Chương trình "Enzo FX Mỗi khoản nạp...

Mẫu teen Như Đình hóa thân cá Koi cực đẹp trên đường phố Trung Quốc

Vừa qua, mẫu teen Như Đình và gia đình đã có chuyến du lịch, kết hợp chụp ảnh tại Trùng Khánh, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công nghệ và Du lịch Thuận Phong (Thuận Phong Travel). Biết Như Đình là người mẫu, phía Thuận Phong Travel đã gợi ý về việc chụp một bộ hình ấn tượng tại địa điểm đoàn ghé thăm ở Trùng Khánh. Khi nghe về ý tưởng, Như Đình...

“Hành trình yêu thương” cùng JasFX góp phần cứu trợ miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Trong tuần qua, các tỉnh, thành miền Bắc đã phải đối mặt với một thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng, khi cơn bão số 3 (bão Yagi), cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, đã tàn phá nghiêm trọng nhiều khu vực.Theo thông tin Jasfx nhận được, bão Yagi đã gây ra thiệt hại lớn về cả người và tài sản: 353...

Bàu Trắng U&Me – điểm dừng chân lý tưởng khi đến Bình Thuận

Biến “sa mạc” thành lợi thế Bình Thuận có địa hình chủ yếu đồi núi thấp, đồng bằng ven biển hẹp, trong đó cồn cát ven biển và đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mang tới cho vùng đất này nhiều nắng, gió và không có mùa đông, Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất cả nước. Nổi bật lên giữa vùng “sa mạc”...

Nước tràn đồng, nông dân An Giang thong thả bơi xuồng bắt cá tôm

Nước tràn đồng, nông dân phấn khởiTheo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sáng...

Mới nhất

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy...

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa,...

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn tiếp lãnh đạo MOECO

Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã thông tin tới lãnh đạo MOECO về tình hình triển khai chuỗi dự án Lô B cùng một số vấn đề liên quan. Sau một thời gian triển khai tích cực, phối hợp hiệu quả giữa các bên, chuỗi dự án Lô B đã có nhiều tín...

Mới nhất