Trang chủNewsThế giớiPhilippines vẽ bản đồ riêng về Biển Đông, Anh bán tàu cứu...

Philippines vẽ bản đồ riêng về Biển Đông, Anh bán tàu cứu hộ tàu ngầm cho Indonesia, Ấn Độ-Nga mở rộng hợp tác hàng hải



Trung Quốc phản đối Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, Mỹ tuyên bố trật tự “Thế giới cũ’ đã kết thúc, Saudi Arabia tử hình quân nhân phản quốc…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.

Tin thế giới 14/9: Philippines vẽ bản đồ riêng về Biển Đông, Anh bán tàu cứu hộ tàu ngầm cho Indonesia, Ấn Độ-Nga mở rộng hợp tác hàng hải
Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa muốn có quan hệ ổn định với Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á

*Philippines sẽ vẽ bản đồ riêng về Biển Đông: Chính phủ Philippines sẽ công bố phiên bản bản đồ Biển Đông của riêng mình để đáp trả việc Bộ Tài nguyên Trung Quốc đăng một ấn phẩm phản ánh các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực.

Thượng nghị sĩ Philippines Francis Tolentino cho hay: “Sau 5 phiên điều trần, chúng tôi sẽ cố gắng vẽ ra bản đồ của riêng mình. Đó sẽ là phản ứng đối với đường 10 đoạn của Trung Quốc” ở Biển Đông.

Theo chính trị gia này, dự án sẽ được phát triển bởi Ủy ban mới thành lập cách đây không lâu trong Thượng viện phụ trách về Khu vực Hàng hải và Chủ quyền, có nhiệm vụ lập ra một tấm bản đồ sửa đổi của đất nước và các vùng biển xung quanh, trong đó “sẽ tính đến các đặc tính của Philippines liên quan đến Biển Tây Philippines” (Biển Đông). Phiên điều trần đầu tiên của Ủy ban diễn ra trong ngày hôm nay (14/9).

Trước đó, một dự luật cũng đã được đệ trình lên Thượng viện Philippines để xem xét, qua đó sẽ điều chỉnh tình trạng pháp lý của các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), cũng như thềm lục địa và các thực thể ngầm thuộc sở hữu Philippines.(Philstar)

*Ấn Độ và Nga mở rộng hợp tác hàng hải: Chính phủ Ấn Độ ngày 13/9 xác nhận nước này và Nga sẽ nghiên cứu khả năng sử dụng các hành lang giao thông mới như Tuyến đường biển phương Bắc và Hành lang hàng hải phía Đông (EMC) giữa Vladivostok và Chennai để mở rộng hợp tác hàng hải song phương.

Quyết định hướng tới mục tiêu trên đã được đưa ra trong cuộc họp ở Vladivostok (Nga) giữa Bộ trưởng Cảng, Vận tải và Đường thủy Ấn Độ Sarbananda Sonowal và Bộ trưởng Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực của Nga A.O. Chekunkov. Cũng tại cuộc họp, hai bên đã nhất trí đào tạo đội ngũ thủy thủ Ấn Độ về khả năng hoạt động ở các vùng biển thuộc Bắc Cực tại Viện Đào tạo Hàng hải Nga – nơi được trang bị các cơ sở mô phỏng.

New Delhi và Moscow đã có mối quan hệ thân thiết trong nhiều thập kỷ. Thương mại Nga-Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong thời gian qua, chủ yếu do Ấn Độ tăng cường nhập khẩu dầu Nga. (TTXVN)

*Tân Ngoại trưởng Nhật Bản cam kết xây dựng quan hệ ổn định với Trung Quốc: Ngày 14/9, tân Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cho biết điều quan trọng phải duy trì đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc để cải thiện mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á.

Trong buổi họp báo đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng, bà Kamikawa cam kết xây dựng mối quan hệ “mang tính xây dựng và ổn định” với Bắc Kinh như một “chính sách nhất quán” của chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida. Bà nói: “Nhật Bản và Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề đáng lo ngại, nhưng điều quan trọng là Nhật Bản phải nói những gì cần nói, kêu gọi Trung Quốc hành động có trách nhiệm, đối thoại và cùng nhau giải quyết những thách thức chung”.

Bà Kamikawa đảm nhận vị trí Ngoại trưởng Nhật Bản vào thời điểm quan trọng khi quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang căng thẳng do bất đồng về việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào Thái Bình Dương, bắt đầu từ ngày 24/8.

Hai nước cũng bất đồng về các vấn đề bao gồm quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Hoa Đông và việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự chung với Nga gần Nhật Bản trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.(Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Tập trận chung với tần suất cao kỷ lục, Nga và Trung Quốc trở thành đối tác quân sự hàng đầu

*Trung Quốc phản đối Mỹ can thiệp vấn đề Biển Đông, tập trận với Campuchia: Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi ngày 14/9 bày tỏ lập trường phản đối mạnh mẽ đối với động thái của Mỹ nhằm phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông với cái cớ là thực thi “tự do hàng hải”.

Phát biểu họp báo, ông Đàm Khắc Phi nhấn mạnh, Trung Quốc tin rằng hợp tác quốc phòng và an ninh giữa các nước liên quan sẽ không gây tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba hoặc gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định quân đội nước này kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hàng hải, đồng thời kiên quyết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Ngoài ra, ông Đàm Khắc Phi còn thông báo Trung Quốc và Campuchia sẽ tiến hành diễn tập nhân đạo chung có tên “Sứ giả Hòa bình 2023” tại Campuchia từ nay đến cuối tháng 9.

Theo ông Đàm, cuộc diễn tập chung sẽ có lợi cho mục tiêu cải thiện khả năng phối hợp hành động và ứng phó khẩn cấp của quân đội Trung Quốc và Campuchia trong lĩnh vực dịch vụ y tế, đồng thời tăng cường trao đổi và hợp tác thực chất giữa quân đội hai nước. (THX)

*Hàn Quốc hối thúc Triều Tiên và Nga không trao đổi vũ khí: Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC) ngày 14/9 hối thúc Nga và Triều Tiên “không buôn bán vũ khí”, nhấn mạnh rằng Hàn Quốc theo dõi rất nghiêm túc hoạt động hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên.

Cùng ngày, một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho hay nước này từ lâu đã biết rõ rằng vũ khí do Triều Tiên cung cấp đã được Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Quan chức này giải thích: “Thật khó để nêu chi tiết vì đây là vấn đề tình báo… Nhưng từ lâu chúng tôi đã xác nhận rằng các loại vũ khí do Triều Tiên cung cấp đã được Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine”.

Tuy nhiêm, quan chức này cho rằng còn quá sớm để đánh giá kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều vì chuyến đi tới Nga của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn đang diễn ra. (Yonhap)

*Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc gặp Tổng thống Venezuala: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc), tức Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Triệu Lạc Tế ngày 14/9 đã có cuộc gặp với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại thủ đô Bắc Kinh.

Ông Triệu Lạc Tế khẳng định quan hệ Trung Quốc-Venezuela đã vượt qua thử thách của bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp, và vẫn vững chắc. Ông Triệu Lạc Tế khẳng định Quốc hội Trung Quốc sẵn sàng duy trì trao đổi chặt chẽ ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực với Quốc hội Venezuela, tiến hành trao đổi kinh nghiệm lập pháp, tiếp tục củng cố tình hữu nghị sắt đá giữa hai nước, đồng thời mang lại lợi ích tốt hơn cho hai đất nước và hai dân tộc.

Tổng thống Maduro khẳng định Venezuela sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thực hiện sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đạt được, tăng cường trao đổi cấp cao, làm sâu sắc hơn hợp tác thiết thực và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ đối tác chiến lược trong mọi hoàn cảnh giữa hai nước. (TTX)

TIN LIÊN QUAN
Vụ chìm tàu ngầm Indonesia: Thân nhân của 53 thủy thủ đoàn sẽ được hỗ trợ xây nhà

*Anh bán tàu cứu hộ tàu ngầm cho Indonesia: Bộ Quốc phòng Indonesia ngày 13/9 xác nhận đã ký thỏa thuận mua tàu cứu hộ tàu ngầm trị giá 100 triệu USD từ một công ty của Anh, động thái mới nhất nhằm hiện đại hóa kho thiết bị quân sự của Indonesia.

Đây là thương vụ mới nhất trong loạt hợp đồng mua sắm quân sự trị giá lớn của Indonesia, trong đó có 42 chiến đấu cơ Dassault Rafale trị giá 8,1 tỷ USD, 12 máy bay không người lái trị giá 300 triệu USD của Thổ Nhĩ Kỳ và 12 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 đã qua sử dụng trị giá 800 triệu USD.

Trong năm nay, Indonesia dành ngân sách lên tới 8,74 tỷ USD cho quốc phòng, khoản phân bổ lớn nhất trong chi tiêu ngân sách nhà nước năm 2024. Tàu ngầm nói trên của Anh được thiết kế cho các hoạt động cứu hộ nhanh chóng, có thể chứa 50 người và có thể vận chuyển bằng máy bay.

Indonesia không có tàu cứu hộ khi 1 trong 5 tàu ngầm của nước này bị chìm trong cuộc diễn tập phóng ngư lôi ở biển Bali hồi năm 2021, khiến 53 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu thiệt mạng.(Jakarta Post)

Châu Âu

*Bộ trưởng Quốc phòng Italy nói xung đột Ukraine sẽ sớm kết thúc: Báo La Repubblica ngày 14/9 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto bày tỏ hy vọng rằng cuộc xung đột quân sự ở Ukraine sẽ được giải quyết vào mùa Hè năm sau.

Phát biểu với các phóng viên tại London, Bộ trưởng Crosetto nói: “Tôi hy vọng giải pháp ngoại giao sẽ đạt được trong thời gian ngắn, trong vòng 7-8 tháng tới”, đồng thời nói thêm rằng ông hy vọng các cuộc đàm phán “có thể bắt đầu bằng lệnh ngừng bắn”.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Ukraine phát động cuộc phản công mới nhất vào đầu tháng 6 vừa qua. Ba tháng sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cuộc phản công của Ukraine, được nhiều người đánh giá là tiến triển chậm chạp, đã thất bại. (La Repubblica)

*LHQ hối thúc nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen: Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đang lên kế hoạch gặp riêng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần tới để thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Phát biểu tại họp báo, ông Guterres cũng cho biết không có kế hoạch tổ chức cuộc họp chung với sự tham dự của đại diện cả 3 quốc gia trên. Ông khẳng định sẽ làm mọi thứ có thể để nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thực phẩm của Ukraine.

Dự kiến, các cuộc gặp trên nằm trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ, diễn ra từ ngày 19-23/9 tại thành phố New York (Mỹ). Trong đó, phái đoàn Nga do Ngoại trưởng Lavrov dẫn đầu.

Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận từ tháng 7 vừa qua và giải thích rằng phần liên quan đến Nga trong thỏa thuận đã không được thực hiện. Moscow tuyên bố sẵn sàng trở lại thỏa thuận khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Nga.

Châu Mỹ:

*Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố trật tự “Thế giới cũ” đã kết thúc: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng thế giới đang chuyển sang một trật tự ngoại giao mới, trong đó Washington phải dẫn đầu trong việc vượt qua các mối đe dọa ngày càng tăng bằng cách hợp tác với các đồng minh của mình để xây dựng lòng tin giữa các quốc gia mà hệ thống cũ đã thất bại.

Trong bài phát biểu tại Đại học John Hopkins ở thủ đô Washington ông Blinken cho rằng, “trật tự hậu Chiến tranh Lạnh” đã kết thúc. Theo ông Blinken, cụ thể, những cường quốc đó được dẫn đầu bởi Nga và Trung Quốc, bởi “cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra mối đe dọa trực tiếp nhất, cấp bách nhất đối với trật tự quốc tế”, còn Trung Quốc đặt ra thách thức dài hạn lớn nhất vì nước này mong muốn định hình lại trật tự quốc tế và đang phát triển sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thực hiện mục tiêu đó.

Ngoại trưởng Blinken lập luận rằng trật tự hiện tại là “sự áp đặt của phương Tây”, nhưng hệ thống đó được gắn chặt với các giá trị phổ quát và được quy định trong luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ cho hay xung đột Nga-Ukraine đã chứng minh rằng “một cuộc tấn công vào trật tự quốc tế ở bất cứ đâu sẽ làm tổn thương người dân ở khắp mọi nơi”. Ông kết luận Mỹ muốn đảm bảo Ukraine “đánh bại Nga” và thoát ra khỏi cuộc xung đột với tư cách là một “nền dân chủ sôi động và thịnh vượng”. (Reuters)

Châu Phi-Trung Đông

*Lý do Đức phải hủy kế hoạch viện trợ Morocco: Hội Chữ thập đỏ Đức (DRK) ngày 14/9 thông báo cơ quan này đã buộc phải hủy bỏ kế hoạch cung cấp viện trợ cho Marocco do “một số lý do kỹ thuật, nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi… các quy định và nguyên tắc mới được đưa ra đã khiến máy bay không thể cất cánh trong ngày hôm nay. Thông báo viết: “Chúng tôi lấy làm tiếc về những sự cố này, trong khi người dân đang rất cần được giúp đỡ”.

Theo kế hoạch chuyến bay của Đức đến Morocco dự kiến khởi hành từ sân bay Leipzig ngày 14/9, tuy nhiên do sự cố trên DRK chưa thể triển khai kế hoạch cung cấp viện trợ.

Marocco vừa trải qua trận động đất kinh hoàng vào tuần trước khiến gần 5.000 người thiệt mạng và hơn 2.500 người bị thương, hầu hết đều ở những ngôi làng hẻo lánh trên dãy núi High Atlas.

Tuy nhiên, Morocco đã không chấp nhận lời đề nghị viện trợ từ một số quốc gia, trong đó có cả Pháp và Đức, mà chỉ cho phép một số đội cứu hộ được chỉ định.

Trong khi đó, Morocco đã cho phép các đội cứu hộ từ Tây Ban Nha, Anh, Qatar và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đến trợ giúp nhưng cho đến nay vẫn từ chối lời đề nghị từ một số quốc gia khác, như Mỹ, Pháp và một số nước Trung Đông. Ngày 14/9, Anh đã tuyên bố viện trợ bước đầu cho Morocco 1 triệu bảng Anh. (DW)

TIN LIÊN QUAN
Thương vong ngày thứ ba sau động đất tăng lên gần 5.000 người, Morocco chỉ chấp nhận viện trợ từ 4 nước

*Saudi Arabia tử hình hai quân nhân phản quốc: Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia (SPA) ngày 14/9 đưa tin quân đội nước này đã xử tử hai quân nhân trước đó đã bị tuyên án với nhiều tội danh, bao gồm phản quốc.

Bản tin nêu rõ: “Các phạm nhân đã được chuyển tới một tòa án được chỉ định và được áp dụng mọi biện pháp hỗ trợ tư pháp. Họ đã thú nhận các tội nêu trong cáo trạng. Hai phán quyết được đưa ra đã chứng minh những gì họ bị buộc tội là có cơ sở, và họ đã bị kết án tử hình”.

Saudi Arabia cũng đã xử tử ba quân nhân khác vào năm 2021, những người này bị kết án về “tội phản quốc” và “hợp tác với kẻ thù”. Saudi Arabia đang chịu sự giám sát ngày càng tăng từ quốc tế liên quan hồ sơ nhân quyền của nước này. Các nhóm nhân quyền, bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã kêu gọi Riyadh chấm dứt áp dụng án tử hình, viện dẫn cáo buộc tra tấn và xét xử bất công.

Tổ chức Ân xá cho hay vương quốc này đã xử tử 100 người trong năm nay và 196 người vào năm ngoái, con số cao nhất được ghi nhận trong 30 năm qua. (SPA)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024. Lúc 4h,...

Bão Yinxing giật cấp 17, dự báo suy yếu dần khi vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, lúc 19h hôm nay, vị trí tâm bão Yinxing vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.Dự báo đến tối mai, bão Yinxing trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bão Yinxing đạt mức cực đại, di chuyển ‘lạ thường’ tiến về Biển Đông

Bão Yinxing đang đạt cường độ cực đại cấp 15, giật trên cấp 17 và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Dự báo sáng 8/11, bão Yinxing giảm 1 cấp, đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 13h chiều nay (7/11), vị trí tâm bão Yinxing trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần...

Thị trường toàn cầu biến động mạnh sau kết quả bầu cử tại Mỹ

Ngày 6/11, các mặt hàng chính trên thế giới, từ dầu khí đến kim loại và ngũ cốc, đã giảm giá khi đồng USD tăng giá mạnh sau chiến thắng của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mới nhất

Mới nhất