Trang chủNewsThời sựPhát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào...

Phát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo – Bài 3: Kỳ vọng đổi mới thi cử


Đổi mới thi cử (thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học) là câu chuyện luôn thời sự, được cả xã hội quan tâm. Trong hơn 10 năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực đổi mới, song câu chuyện đổi mới vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội. Nếu vấn đề đổi mới được hoạch định một cách bài bản, tầm nhìn xa hơn, có lẽ không vấp phải những sự cố đáng tiếc như thời gian qua…

Thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2023. Ảnh: THANH HÙNG
Thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2023. Ảnh: THANH HÙNG

Đổi mới theo kiểu chắp vá

Từ khi Nghị quyết 29 ra đời, công cuộc đổi mới thi cử được Bộ GD-ĐT nỗ lực thực hiện nhiều lần nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu hiệu quả. Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, năm 2015 có một dấu ấn lớn trong lịch sử thi cử và tuyển sinh, khi mà lần đầu tiên 2 kỳ thi song hành là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) “3 chung” được thống nhất thành một kỳ thi THPT quốc gia hay còn gọi là kỳ thi “2 trong 1” – vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp và dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ. Với sự thống nhất này, 2 khâu thi và khâu tuyển được tách riêng.

Tuy nhiên, bản thân kỳ thi này cũng được tiếp tục đổi mới trong khâu tổ chức. Nhìn chung, những lần đổi mới này chưa như mong đợi, luôn xuất hiện những sự cố đáng tiếc ở những khâu quan trọng như chấm thi, đề thi…

Điểm đen nhất trong lịch sử thi cử của nước nhà chính là kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, khi 11 cán bộ ngành giáo dục của 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình phải vướng vòng lao lý vì liên quan đến việc gian lận, chỉnh sửa, nâng điểm cho 347 bài thi. Có những thí sinh điểm được nâng lên từ 26,8 đến 29,95 điểm so với điểm thực tế…

Và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã trở thành một kỳ thi kỳ lạ nhất khi nhiều môn thi điểm cao bất ngờ so với năm 2020. Đơn cử như môn Tiếng Anh từ chỗ đội sổ năm 2020 đã nhảy lên thành môn có số lượng điểm 10 nhiều nhất… Kết quả thi này dẫn đến mùa tuyển sinh ĐH năm 2021 có nhiều điểm nghịch lý, đó là điểm chuẩn vào nhiều trường cao chót vót, trong đó nhiều ngành có điểm chuẩn tăng đến 11 điểm, có ngành lấy điểm chuẩn trên 30 điểm, hàng trăm thí sinh dù đạt 29,5 điểm, 30 điểm vẫn không trúng tuyển.

Cũng trong năm 2021, đề thi môn Sinh học đã bị lộ và 2 cán bộ tổ trưởng và tổ phó được phân công tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và hội đồng ra đề thi môn Sinh học đã phải hầu tòa vào tháng 7-2023…

Có thể nói, báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về giám sát kỳ thi THPT quốc gia là bức tranh toàn diện nhất cho việc gom 2 kỳ thi thành 1, đó là: Về đề thi, dù Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi dựa trên cơ sở ngân hàng đề thi được xây dựng “theo hướng chuẩn hóa”, mô phỏng quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa của các nước tiên tiến trên thế giới

Nhưng trên thực tế, cách thức xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi của bộ chưa đảm bảo các tiêu chí về chuẩn hóa (quy trình triển khai thực tế chưa được thẩm định, giám sát và đánh giá độc lập về tính khách quan, khoa học khi đây là những yêu cầu với việc ra đề thi cấp quốc gia). Phần lớn ngân hàng câu hỏi dựa trên nguồn là mẫu đề thi của các trường THPT trên cả nước.

Trông chờ một đổi mới triệt để

Trước sức ép của dư luận, vừa qua Bộ GD-ĐT công bố kế hoạch thi tốt nghiệp THPT năm 2025-2030 có một vài điểm mới như: thi tốt nghiệp có 4 môn (2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn); sử dụng công nghệ thông tin trong công tác thi. Từ năm 2030 trở đi, bắt đầu thi trên máy tính, cùng với đó là công tác chuẩn bị ngân hàng đề thi chung cho các địa phương… Nhìn chung, những thay đổi này vẫn chỉ mang tính kỹ thuật mà chưa thể hiện được chính sách đổi mới căn bản ở tầm vĩ mô.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), những chính sách thi tốt nghiệp THPT đang tạo ra những bất cập, ảnh hưởng phần nào đến mục tiêu giáo dục. Thi, kiểm tra chưa phải vì sự học của học sinh mà vẫn là kiểm tra đánh giá vì thi cử, hay còn gọi là dạy và học theo thi cử… đã dẫn đến hàng loạt hệ lụy như: học lệch, học sinh thiếu quan tâm đến học toàn diện, thầy cô thì chú trọng dạy nội dung môn thi liên quan đến thi cử, gây căng thẳng cho giáo viên, không đánh giá được năng lực của học sinh…

“Xem ra chưa có biện pháp ngăn chặn sự thiếu trung thực trong báo cáo thành tích học tập của học sinh qua học bạ. Tại sao không thể ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điểm số và lưu trữ thành tích học tập của học sinh sao cho không thể có sự can thiệp vào điểm số đã được nhập lên hệ thống? Nếu đánh giá theo năng lực thì cách ra đề thi kiểu trắc nghiệm hiện nay sẽ rất thách thức, mà thực tế người ta thường phải đánh giá theo quá trình bằng các hình thức khác nhau”, TS Hoàng Ngọc Vinh đề xuất.

Một nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhìn nhận, tinh thần của Nghị quyết 29 là đổi mới toàn diện, trong đó có việc thi cử. Vừa qua, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 vẫn chưa có gì đột phá về hình thức, vẫn là thi gì thì học nấy. Điều này sẽ dẫn đến sự học lệch. Như vậy, mục tiêu của giáo dục phổ thông sẽ khó thể hiện những kiến thức phổ thông của học sinh tốt nghiệp để có năng lực đầy đủ do học lệch vì cách thi gây ra.

Do đó, từ nay đến năm 2030 nên có cách đổi mới theo hướng đánh giá năng lực tổng hợp cho học sinh THPT. Đổi mới căn bản thi tốt nghiệp THPT nói riêng và thi kiểm tra đánh giá trong giáo dục phổ thông nói chung phải là sự đánh giá toàn diện mà không phải lựa chọn môn này hay môn kia nhằm chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng đối diện với muôn vàn thách thức trong tương lai.

Những lần đổi mới thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH

* Giai đoạn 2015-2016: Hợp nhất 2 kỳ thi THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thành 1 kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi do các trường ĐH, CĐ tổ chức. Các trường ĐH, CĐ trên cả nước chủ yếu dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để thực hiện công tác xét tuyển.

* Giai đoạn 2017-2019: Công tác tổ chức kỳ thi THPT được giao cho các sở GD-ĐT địa phương thực hiện. ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM tiên phong tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực làm một trong nhiều phương thức tuyển sinh

* Giai đoạn 2020 cho đến nay: Kỳ thi THPT quốc gia được đổi thành kỳ thi THPT với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và xét tuyển ĐH. Ngoài 2 ĐH quốc gia, có thêm nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển ĐH.

TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM: Cần có quyết tâm đổi mới triệt để

Đổi mới phương thức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là việc lớn, mang tầm quốc gia, nhưng những phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi sao cho phù hợp với tổng thể cải cách giáo dục, chương trình sách giáo khoa. Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi mới bắt đầu từ năm 2025.

Từ nay đến năm 2025 là khoảng thời gian rất ngắn nên rất khó cho việc quan trọng nhất đó là xây dựng ngân hàng đề thi, chuẩn bị hạ tầng công nghệ cho việc thi trên máy tính ở những năm tiếp theo. Còn các trung tâm khảo thí độc lập tầm quốc gia thì vẫn chưa được thành lập.

Do đó, cần có một đánh giá tổng thể về công tác thi cử trong thời gian qua, để nhìn nhận những ưu khuyết điểm trong những lần đổi mới và có tính kế thừa. Khi đó, từng giải pháp, từng kế hoạch sẽ được các chuyên gia giáo dục, xã hội tham gia đóng góp ý kiến để cùng thực hiện. Nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm đổi mới thật sự thì sẽ làm được.

PGS-TS ĐỖ VĂN XÊ, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ: Đổi mới thi cử không thể vội vàng

Cả xã hội đều mong muốn làm sao cho việc thi cử nhẹ nhàng, khách quan, công bằng và có kết quả đánh giá đúng. Lâu nay chúng ta quá xem nặng đầu vào khiến thi cử áp lực, tốn kém, căng thẳng nhưng kết quả năm nào cũng có chuyện để nói.

Trong khi đó, chất lượng đào tạo ĐH không phải quyết định ở đầu vào mà là cả quá trình đào tạo. Các nước trên thế giới từ rất lâu đã thông qua các trung tâm khảo thí để đánh giá kiến thức, sử dụng kết quả vào trường ĐH. Nếu Việt Nam thành lập được Trung tâm khảo thí quốc gia, xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi đủ chuẩn để tổ chức thi, thì quá tốt.

Lúc đó có thể tổ chức thi mọi nơi, mọi lúc và cấp giấy chứng nhận kết quả. Trên cơ sở đó, các trường sẽ dùng kết quả để xét tuyển vào ĐH. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất đó là xây dựng ngân hàng đề thi. Do đó, việc đổi mới thi cử phải làm bài bản, khoa học chứ không thể vội vàng.

NHÓM PV





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong đào tạo

Bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu. Chiều 2-11, Thủ tướng Phạm...

Phụ huynh nghĩ gì khi giáo viên có hình xăm?

(Dân trí) - Đây là câu hỏi mà các chuyên gia giáo dục đặt ra khi đề cập đến câu chuyện xung đột văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. Hình xăm và câu chuyện xung đột văn hóa trong thời đại sốMột trong những chủ đề nổi bật tại tọa đàm đầu tiên của chuỗi sự kiện "Góp 1 tiếng nói đổi mới giáo dục" là vấn đề xung đột văn hóa trong gia đình và nhà trường,...

Những cuộc thi độc đáo ở TP.HCM: Đi thi như đi chơi, tha hồ sáng tạo

Chơi trò chơi dân gian và viết cảm nhậnNgày 16-10, tại cuộc thi Văn hay chữ tốt do Phòng GD-ĐT quận Tân Bình (TP.HCM) tổ chức dành cho học sinh THCS, các thí sinh đã rất bất ngờ khi được yêu cầu... chơi trò chơi dân gian.Gần 100 thí sinh đã tỏa đi khắp nơi trong sân trường, trải nghiệm trò ném...

Khám phá sức mạnh của Data và AI trong đổi mới giáo dục

Đây là cơ hội cho các nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục tìm hiểu về cách tận dụng dữ liệu và công nghệ AI trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục. Trong bối cảnh giáo dục đang chuyển mình mạnh mẽ, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình giảng dạy và quản lý đang trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi nhà lãnh đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: TP Thủ Đức sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, cả nước đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2025-2030, nhiệm kỳ mà Tổng Bí thư Tô Lâm có chỉ đạo bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Thủ Đức cần hành trang gì, điều kiện gì và cả những yêu cầu cần thiết khác để đi vào chặng đường ấy? Ngày 23-10, Đoàn khảo sát Thành ủy TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính...

Israel công bố hiện trường vụ tấn công tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar ở Dải Gaza

Quân đội Israel đã công bố đoạn video từ thiết bị bay không người lái, cho thấy những hình ảnh của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người mà trước đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố là đã bị tiêu diệt.Israel tiếp tục tấn công LebanonMỹ viện trợ quân sự gần 18 tỷ USD cho Israel Israel công bố lệnh sơ tán mới tại Đông Lebanon Ngoại trưởng Iran tới Ai Cập tìm cách hạ nhiệt khu...

Kỳ vọng gì ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Theo hãng tin Reuters, nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc như Ngân hàng Công thương (ICBC), Ngân hàng Xây dựng (CCB) dự kiến giảm lãi suất với hơn 42.000 tỷ USD tiền gửi trong tuần này. Mức giảm tiền gửi kỳ hạn 1 năm của ICBC hay CCB có thể là 0,2% trở lên. Các kỳ hạn dài hơn giảm ít nhất 0,25%. Tháng 9 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc...

Công chiếu Phim tài liệu đầu tiên về bóng đá nữ Việt Nam

Ngày ngày 17-10, phim tài liệu “Bóng đá Nữ Việt Nam, Chuyện Lần Đầu Kể” được chính thức công chiếu tại 52 cụm rạp trên toàn quốc. Câu chuyện 30 năm phát triển của bóng đá nữ Việt Nam lần đầu được kể qua ống kính của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm. “Bóng Đá Nữ Việt Nam, Chuyện Lần Đầu Kể" được phát hành bởi BHD và công chiếu từ ngày...

Trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng ông Dương Bá Quy

Ngày 17-10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Dương Bá Quy, nguyên Xã đội trưởng xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự hào khi trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Quốc tế Ảnh: BTC Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh...

Cùng chuyên mục

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2 phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Bác Ái (Ninh Thuận): Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào Raglay

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 634 triệu đồng cho 215 hộ đồng bào Raglay lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Dự án 8 góp phần nâng cao vị thế phụ nữ DTTS

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định...

Mới nhất

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.

Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Gã khổng lồ tìm kiếm Google vừa bổ sung hai tính năng bảo mật mới cho Android, nhằm tăng cường bảo vệ người dùng khỏi những cuộc gọi lừa đảo và ứng dụng độc hại.

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.

Thượng tướng Võ Minh Lương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bình Dương

(Bqp.vn) - Chiều 15/11, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Rạch Bắp, phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.Các đại biểu dự ngày hội.Phát...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong...

Mới nhất