Trang chủNewsThời sựPhát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt...

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại phiên họp lần thứ 46 của Nhóm làm việc về Rà soát định kỳ phổ quát

 Geneva, 07/5/2024

Thưa Ngài Chủ tịch,

Đoàn Việt Nam rất vinh dự được có mặt tại đây ngày hôm nay để tham dự Phiên đối thoại theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (gọi tắt là UPR) chu kỳ IV của Việt Nam.

Hôm nay là một ngày đặc biệt và nơi đây cũng là một địa điểm đặc biệt. 70 năm về trước, đúng vào ngày này, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi. Và chính tại nơi đây, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương đã được kí kết cách đây cũng đúng bảy thập kỉ.

Những sự kiện trên là các dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách đô hộ thực dân, giành lại độc lập và quyền tự quyết cho dân tộc, vì hòa bình, quyền con người và phát triển.

Đoàn Việt Nam xin gửi lời tri ân và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu để đất nước Việt Nam có được ngày hôm nay.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Đó cũng chính là những lời được trích từ Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.

Những giá trị ấy, và cam kết của Việt Nam đối với quyền con người được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo đảm trên thực tiễn và đạt được những kết quả cụ thể, đặc biệt là trong gần bốn thập kỷ Đổi mới.

Đã có những chuyển biến rõ rệt trên khắp đất nước và trong cuộc sống người dân Việt Nam.

Từ một quốc gia phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và góp phần vào duy trì an ninh lương thực trong khu vực và thế giới

Từng nằm trong nhóm các nước nghèo nhất thế giới, nhưng Việt Nam đã vươn mình trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. Trong giai đoạn từ 1989 tới 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 40 lần. Trong vòng 2 thập kỉ kể từ năm 1993, hơn 40 triệu người đã thoát cảnh đói nghèo. Và trong vòng 15 năm kể từ năm 2005, tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm một nửa.

Tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ em đã giảm mạnh. Tỷ lệ người dân biết chữ, khả năng tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục và nước sạch, cũng như tuổi thọ trung bình đã tăng rõ rệt.

Theo đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong chuyến thăm Việt Nam năm 2022, những kết quả đó là “minh chứng rõ nét cho sự quật cường và nỗ lực của người dân Việt Nam và cho các chính sách lấy người dân làm trung tâm của phát triển”.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Việt Nam hết sức coi trọng cơ chế UPR và những nguyên tắc về minh bạch, khách quan, đối thoại và hợp tác của cơ chế này.

Với Việt Nam, UPR không đơn giản chỉ là trách nhiệm rà soát, báo cáo. Chúng tôi coi mỗi chu kỳ UPR là dịp để xác định các khó khăn, thách thức, lĩnh vực có thể làm tốt hơn và các hành động cụ thể nhằm biến các khuyến nghị thành những thay đổi thực chất trong cuộc sống của người dân.

Nhằm triển khai hiệu quả các khuyến nghị đã được chấp thuận trong Chu kỳ 3, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổng thể với phân công cụ thể cho các cơ quan liên quan cũng như cơ chế rà soát tiến độ, và đánh giá kết quả.

Báo cáo Quốc gia của Việt Nam trong Chu kỳ 4 phản ánh tiến triển đạt được trong quá trình triển khai các khuyến nghị trên. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện, bao trùm, và minh bạch. Chúng tôi đã tổ chức tham vấn rộng rãi với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội, các quốc gia thành viên, đối tác phát triển, và người dân. Hàng trăm các ý kiến, phản hồi đã được thu thập, và được thể hiện rõ nét trong Báo cáo này.

Như Báo cáo đã nêu, 239 trên tổng số 241, hay 99,2% các khuyến nghị được chấp thuận đã được hoàn thành hoặc triển khai một phần. Cụ thể:

1. Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng để tăng cường các khuôn khổ pháp lý nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người. Trong giai đoạn báo cáo, 45 luật và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quyền con người đã được thông qua hoặc sửa đổi, trong đó có một số luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phòng chống Ma túy, và Luật Phòng chống Bạo lực gia đình. Đồng thời, tiến trình xây dựng pháp luật ngày càng minh bạch và bao trùm với sự tham gia rộng rãi của người dân. Ví dụ, trong quá trình dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thông qua các kênh trực tiếp và trực tuyến, đã có hơn 12 triệu lượt góp ý và phản hồi về dự thảo.

2. Sự phát triển nhanh chóng của truyền thông đại chúng, Internet, và mạng xã hội ở Việt Nam đã giúp tăng cường tự do báo chí, tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin. Trong giai đoạn báo cáo, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng 21%, đạt hơn 78 triệu người dùng. 25 triệu thuê bao di động được đăng kí mới, và mạng 4G đã bao phủ xấp xỉ 99,8% dân số Việt Nam.

3. Việt Nam đề cao quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, đồng thời thúc đẩy sự bình đẳng giữa các tôn giáo và nghiêm cấm mọi hình thức kỳ thị, phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Ở Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, hay Hồi giáo phát triển hòa hợp với các tôn giáo nội sinh như Phật giáo Hòa Hảo hay đạo Cao Đài. Việt Nam có gần 30.000 cơ sở thờ tự và hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo.

Hàng loạt các sự kiện tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak 2019, Liên Hội đồng Giám mục Á châu năm 2023 và Xuân Yêu thương 2023, với sự tham gia của hàng ngàn chức sắc và tín đồ tôn giáo. Tháng 12 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã bổ nhiệm Đại diện Thường trú đầu tiên và thiết lập Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam, một bước tiến đáng kể trong quan hệ Việt Nam – Vatican.

4. Quyền tự do lập hội đã được ghi nhận từ Bản Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam, và quyền cơ bản này đã liên tục được củng cố thông qua các sửa đổi và trên thực tiễn. Hiện nay, khoảng 72.000 hội đang hoạt động ở Việt Nam, có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hỗ trợ cho các cộng đồng ở Việt Nam ngày càng tốt hơn.

Thưa Ngài Chủ tịch,

5. Việt Nam đã chịu những tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19. Đại dịch đã cướp đi mạng sống người dân, làm gia tăng bất bình đẳng, và làm giảm khả năng thụ hưởng quyền con người của người dân.

Đối mặt với những thách thức như vậy, Việt Nam đã huy động toàn dân và toàn hệ thống chính trị thực hiện các biện pháp nhanh chóng, đồng bộ, coi việc bảo vệ sức khỏe và sinh kế người dân là ưu tiên cao nhất.

6. Các gói an sinh xã hội trị giá gần 88.000 tỷ đồng, chiếm 1% GDP quốc gia, đã được phân bổ hiệu quả cho các nhóm cụ thể, bao gồm các lao động chịu ảnh hưởng của đại dịch, và các hộ nghèo. Nhờ các biện pháp đó, cũng như nỗ lực giảm nghèo bền vững, tỷ lệ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tiếp tục giảm 1,8 điểm phần trăm từ năm 2022 xuống còn 5,7% năm 2023.

7. Việc bảo đảm quyền sức khỏe cũng là ưu tiên hàng đầu. Việt Nam đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất lịch sử. Chỉ trong hơn 2 năm, hơn 266 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm cho hầu hết người dân từ 12 tuổi trở lên.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng được khôi phục nhanh chóng. Hệ thống y tế dự phòng được củng cố theo hướng tự cường và thích ứng. Cuối năm 2023, bao phủ bảo hiểm y tế đã chiếm khoảng 94% dân số Việt Nam.

8. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng là lĩnh vực có nhiều bước tiến đáng kể. Năm 2023, chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam đứng thứ 72 trên 146 quốc gia, tăng từ thứ 87 năm 2021.

Gần đây, Việt Nam đã lần đầu tiên thông qua Kế hoạch Hành động Quốc gia đầu tiên về Phụ nữ, Hòa bình, và An ninh, và số lượng cán bộ nữ tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã vượt chỉ tiêu đề ra.

9. Việt Nam tin rằng thành công trong công tác thúc đẩy và bảo vệ quyền con người gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau.”

Việc thực hiện các SDGs đòi hỏi phải có tăng trưởng kinh tế bền vững. Vượt qua các thách thức do đại dịch để lại, GDP Việt Nam đã khôi phục đà tăng trưởng, đạt mức kỉ lục 8% vào năm 2022 và 5% vào năm 2023.

Trong giai đoạn báo cáo, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã tăng 25%.

Theo như Báo cáo Phát triển Con người mới nhất của UNDP, xếp hạng chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục tăng từ 115 lên 107, và Việt Nam được xếp trong nhóm có chỉ số phát triển con người cao.

10. Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam hiểu được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền con người. Chúng tôi cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, và quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh.

Theo đó, chúng tôi ưu tiên hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm khả năng tiếp cận năng lượng với giá hợp lý và việc làm bền vững. Để thực hiện các biện pháp này, cần đề cao tính minh bạch và cách tiếp cận bao trùm, công bằng và với sự tham gia đầy đủ, nhất là của các bên liên quan chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng.

11. Việt Nam tin rằng đối thoại và hợp tác chân thành là biện pháp hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, và thúc đẩy sự khoan dung, bao trùm, đoàn kết, và tôn trọng tính đa dạng.

Việt Nam luôn hợp tác tích cực với các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền và hồi đáp yêu cầu cung cấp thông tin. Tháng 11 năm ngoái, Báo cáo viên Đặc biệt về Quyền Phát triển đã thăm Việt Nam.

Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Sau các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các ủy ban công ước, Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng tới các kết luận và khuyến nghị để xây dựng các kế hoạch hành động thực hiện những công ước trên.

Thưa Ngài Chủ tịch,

12. Việc đạt được các thành tựu này không có nghĩa là Việt Nam sẽ ngừng nỗ lực trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, vì chúng tôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Dù Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật về giảm nghèo, vẫn còn 800.000 hộ nghèo. Khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng miền và nhóm dân cư vẫn tồn tại. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao.

Dù nhìn chung có nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới, phụ nữ vẫn đang chủ yếu đảm nhiệm các công việc chăm sóc không được trả công và việc nhà. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái còn được ghi nhận.

Những hạn chế về nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực ở Việt Nam vẫn đang là các rào cản lớn trong nỗ lực bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho mọi người dân, bao gồm các dịch vụ chăm sóc cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Chúng tôi còn nhiều việc phải làm để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, bao gồm cải thiện thái độ và năng lực của công chức và chất lượng dịch vụ. Các khuôn khổ pháp lí, chính sách về quyền con người cần phải được củng cố và triển khai hiệu quả hơn nữa nhằm đáp ứng kì vọng ngày càng tăng của người dân.

13. Những thực tế này vừa là lời nhắc nhở, vừa là động lực để Việt Nam duy trì các nỗ lực để bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa quyền con người.

Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, và củng cố dân chủ ở cơ sở.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác với các nước và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Chúng tôi sẽ đẩy mạnh giáo dục về quyền con người, thông qua đào tạo và nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức, doanh nghiệp, và người dân.

Chúng tôi sẽ nỗ lực thực hiện các SDGs và cải thiện khả năng thụ hưởng các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ sẽ tiếp tục là một ưu tiên. Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch bao trùm, công bằng sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế số.

14. Với những giá trị và cam kết nêu trên, và trong vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và đang ứng cử làm thành viên Hội đồng nhiệm kỳ 2026 – 2028, những ưu tiên của chúng tôi là tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy quyền sức khỏe, quyền tiếp cận giáo dục chất lượng, giải quyết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền con người, và đẩy mạnh giáo dục về quyền con người…

Thưa Ngài Chủ tịch,

Đoàn Việt Nam trân trọng cơ hội được trao đổi với các quốc gia thành viên. Hy vọng chúng ta sẽ có cuộc đối thoại mang tính xây dựng và cởi mở, và mong sẽ nhận được các khuyến nghị có giá trị.

Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi tất cả ý kiến trong thời lượng cho phép.

Xin cảm ơn Ngài Chủ tịch.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần...

Trao chứng nhận tốt nghiệp cho 22 học viên của Chương trình đào tạo Global Mini MBA – Gelex Group

Sau hơn 2 tháng nỗ lực học tập và rèn luyện, vào ngày 10/11, Chương trình đào tạo Global Mini MBA – Tư duy Quản trị đã chính thức bế giảng, khép lại hành trình học tập đầy ý nghĩa của đội ngũ lãnh đạo và quản lý thuộc Tập đoàn GELEX cùng các Công ty thành viên trong hệ thống.Sự kiện có sự tham dự của ông Nguyễn Trọng Hiền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GELEX, cùng...

Điện Biên: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

 Điện Biên triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2018 và đến nay, sau 6 năm thực hiện toàn tỉnh có 72 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, và 64 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, có 6 sản phẩm đã trình đề nghị Hội đồng tỉnh đánh giá xếp hạng 4 sao. Chương trình “Mỗi xã một sản...

Hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu sau cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu giúp cải thiện khâu vệ sinh cơ quan sinh dục từ đó ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Việc chăm sóc vết khâu sau cắt bao quy đầu đúng cách có ảnh hưởng lớn đến tốc độ lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải biến chứng. Thông...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

“Điểm tên” lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt. Ông Donald Trump đề cử người dẫn chương trình truyền hình làm Bộ trưởng Quốc phòng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 12/11 cho biết, ông đề cử người dẫn chương trình của kênh Fox News Pete Hegseth làm Bộ...

Trời nắng đẹp, ‘nàng thơ’ check-in Giáng sinh sớm lung linh sắc màu

TPO - Còn hơn một tháng nữa mới đến Noel nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã ngập tràn các đồ trang trí đón Giáng sinh sớm. Phố Hàng Mã thường ngày đã rực rỡ sắc màu nay lại càng thêm phần lung linh, huyền ảo. Còn hơn 1 tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã (Hà Nội) đã rực rỡ với đủ các loại hàng hóa trang trí rực rỡ, thu hút đông đảo...

Đại biểu Quốc hội lo ngại “sốt” đất nông nghiệp nếu thí điểm cho làm nhà ở thương mại

Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh. ...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS&MN. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp Việt Nam

(ĐCSVN) - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... ...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần...

Muốn sự nghiệp thăng tiến, phải biết từ chối việc không phù hợp

52% chuyên gia gen Z không muốn trở thành quản lý cấp trung, 72% thích phát triển theo lộ trình cá nhân để tích lũy kỹ năng thay vì ở vai trò quản lý. ...

100.000 đồng nghĩa tình của thầy cô huyện đảo

Hằng tháng, các thầy cô huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM cùng nhiều bà con mỗi người đóng góp 100.000 đồng để hỗ trợ học sinh, người khó khăn trên địa bàn. ...

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Nhiều đại biểu lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và 'lỡ hẹn' như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Song, Bộ trưởng GTVT cho biết đã nhận diện và nghiên cứu kỹ các nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn. Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ...

Ở tuổi 90, chủ nhân Giải thưởng VinFuture vẫn truyền lửa cho các nhà khoa học trẻ

NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong nghiên cứu về lúa gạo.  NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo...

Mới nhất