Trang chủNewsThời sựViệt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ...

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028

(NB&CL) “Chúng tôi cam kết sẽ phát huy vai trò tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền của mọi người dân trên toàn thế giới” – đó là nhấn mạnh của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trước câu hỏi của phóng viên về việc ngày 12/12/2024, Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2026 – 2028.

Dấu ấn trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng LHQ đã bầu Việt Nam cùng 13 quốc gia khác vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Hùng Việt, Việt Nam đã tích cực tham gia, để lại những dấu ấn ngay từ những hoạt động đầu tiên của HĐNQ với nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tại Khóa 52 mở đầu nhiệm kỳ HĐNQ (tháng 3 – 4/2023), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham dự Phiên họp cấp cao và giới thiệu sáng kiến về Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn nhân quyền thế giới (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA). Trên cơ sở đó, Việt Nam đã chủ trì, dẫn dắt Nhóm nòng cốt gồm 14 nước (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Romania, Nam Phi và Tây Ban Nha) liên khu vực và đa dạng về trình độ phát triển xây dựng dự thảo, tổ chức tham vấn để HĐNQ thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết 52/19 về vấn đề này với sự đồng bảo trợ của 121 nước – một “kỷ lục” của HĐNQ trong những năm gần đây. Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người, ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Sáng kiến này của Việt Nam đã góp phần quan trọng truyền tải các thông điệp lớn, nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động của các nước và cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người được đề ra trong hai văn kiện nhân quyền nền tảng này, đồng thời đồng thời đề cao vị thế, vai trò của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.

khang dinh cam ket manh me cua viet nam thuc day thuc hien cac muc tieu chung cua hoi dong nhan quyen lien hop quoc hinh 1

Ngày 12/12/2024, tại New York (Mỹ), Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhiệm kỳ 2026 – 2028. Ảnh: Trần Thanh Tuấn/PV TTXVN tại Hoa Kỳ

Đại sứ Riyad Mansour, Trưởng phái đoàn quan sát viên thường trực Palestine tại LHQ, đánh giá Việt Nam là quốc gia có truyền thống đứng về phía tự do và công lý. Việt Nam giờ đây là một quốc gia rất quan trọng của cộng đồng quốc tế, là thành viên tích cực và trách nhiệm của Phong trào không liên kết, Nhóm G77 và Trung Quốc, Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng như LHQ nói chung. Đại sứ Riyad Mansour bày tỏ tin tưởng: “Việt Nam sẽ đảm nhiệm một nhiệm kỳ nữa tại Hội đồng Nhân quyền LHQ và điều đó thật tuyệt vời. Chúng ta cần một thành viên tích cực như Việt Nam tại LHQ”.

Tại Khóa 53 HĐNQ (tháng 6 – 7/2023), Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines đã xây dựng dự thảo nghị quyết về thúc đẩy sinh kế trong bối cảnh biến đối khí hậu và đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước tham gia đồng bảo trợ (Nghị quyết 53/6). Tại các Khóa 53 và Khoá 54 (tháng 9-10/2023), Việt Nam tiếp tục cùng các nước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI)… thúc đẩy các sáng kiến về “tiêm chủng và quyền con người”, “chống phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc” dưới hình thức các toạ đàm quốc tế bên lề các khoá họp và xây dựng phát biểu chung tại HĐNQ. Các sáng kiến của Việt Nam được các nước hưởng ứng, tham gia đóng góp tích cực.

Việt Nam đã có hơn 80 phát biểu quốc gia trong những cuộc họp của HĐNQ về bảo đảm quyền con người trên những khía cạnh được cộng đồng quốc tế quan tâm như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm các quyền nhà ở, quyền lương thực, quyền văn hoá, quyền phát triển, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tham gia 50 phát biểu chung về các chủ đề đa dạng của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Nhóm Đồng quan điểm (Nhóm Đồng quan điểm có thành phần đa dạng, gồm khoảng 134 quốc gia đang phát triển, đại diện cho 80% dân số thế giới và 70% số thành viên Liên hợp quốc, với mục đích chính là điều phối, thúc đẩy các lợi ích, ưu tiên chung của các nước đang phát triển tại Liên hợp quốc nói chung và HĐNQ nói riêng), Nhóm Pháp ngữ và một số nhóm liên khu vực khác.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Hùng Việt, Việt Nam đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển bảo vệ nguyên tắc không chính trị hóa, không sử dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Mặt khác, Việt Nam đã lắng nghe, tôn trọng các nhu cầu hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, thúc đẩy hợp tác, đối thoại để HĐNQ có thể hành động đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nước trong lĩnh vực này.

Bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền của mọi người dân trên toàn thế giới

Ngày 12/12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 đồng thời đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028; khẳng định mạnh mẽ, nếu trúng cử, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực, xây dựng và có trách nhiệm, phấn đấu thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới.

Ngay sau đó, chiều 19/12, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (New York) tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Trong hai năm đầu của nhiệm kỳ 2023 – 2025, Việt Nam cũng đã tích cực hoàn thành trách nhiệm thành viên, trong đó đã tham gia Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV và đón Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển vào thăm Việt Nam với những kết quả rất tích cực. Đây là những nền tảng hết sức quan trọng để Việt Nam tiếp tục ứng cử làm Ủy viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028.

Tôi xin nhấn mạnh việc ứng cử của Việt Nam là khẳng định sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam tin tưởng rằng với những thành công đã đạt được, các nước sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam ứng cử vào nhiệm kỳ sắp tới. Chúng tôi cam kết sẽ phát huy vai trò tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền của mọi người dân trên toàn thế giới”, bà Phạm Thu Hằng khẳng định.

Phát biểu bên lề khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi tháng 9/2024, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) Iraklis Tsavdaridis đã có những đánh giá về chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Theo ông Iraklis Tsavdaridis, Việt Nam luôn chú trọng về quyền con người và việc bảo vệ quyền con người. Trước hết là quyền được sống trong hòa bình, quyền được hưởng phúc lợi, quyền được sống sung túc, quyền được cải thiện từng ngày về điều kiện sống. Điều này có thể thấy rõ qua việc Việt Nam đã đẩy lùi tình trạng đói nghèo cùng cực trong quá khứ.

Nguyễn Hà



Nguồn: https://www.congluan.vn/khang-dinh-cam-ket-manh-me-cua-viet-nam-thuc-day-thuc-hien-cac-muc-tieu-chung-cua-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc-post327503.html

Cùng chủ đề

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên Hợp Quốc, đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu một mốc mới trong đối ngoại đa phương của Việt Nam. Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn...

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng trong năm 2025

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời là...

Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của UNHRC

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 19/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng xác nhận Việt Nam đã chính thức thông báo về việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) một lần nữa, trong nhiệm kỳ 2026-2028. "Ngày 12/12 vừa qua, tại Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc ở New York (Mỹ), Thứ...

Liên hợp quốc sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cho người dân Syria

(CLO) Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen cho biết Liên hợp quốc cam kết cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho người dân Syria, khi gặp thủ lĩnh phiến quân Syria Ahmed Al-Sharaa và Thủ tướng tạm quyền Mohammad al-Bashir tại Damascus vào thứ Hai....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao giải 2 cuộc thi ý nghĩa viết về công nhân, công đoàn và người lao động

(CLO) Chiều 27/12, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp Ban Tuyên giáo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tổ chức trao giải cho hai cuộc thi ý nghĩa: Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” và Cuộc thi “Sáng tạo sản phẩm truyền thông...

Hiện thực hóa giấc mơ nhà sang, Tết lớn tại “miền nhiệt đới” giữa lòng Vinhomes Grand Park  

(CLO) Tiểu khu The Tropical tại The Beverly Solari (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) được xem là biểu tượng mới cho lối sống hiện đại, năng động khi mang tới không gian sống đậm chất nhiệt đới cùng hàng loạt tiện ích đẳng cấp. Dịp cuối năm, Vinhomes Grand Park...

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025

(CLO) Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 mang chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới”, đánh dấu hành trình 50 năm hội nhập - phát triển của Thành phố. ...

Núi lửa Nâm B’Lang ở Đắk Nông là di tích cấp quốc gia

(CLO) Thắng cảnh núi lửa Nâm B'Lang được xếp hạng di tích cấp quốc gia sẽ là điểm nhấn để tỉnh Đắk Nông khẳng định giá trị di sản và thu hút, phát triển du lịch. ...

Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất

(CLO) Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, tới thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. ...

Bài đọc nhiều

90 phút đáng nhớ và lần ra mắt đội tuyển thành công của Xuân Son

(Dân trí) - Tân binh Nguyễn Xuân Son với 2 pha lập công đã góp phần tạo nên chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước đối thủ Myanmar, qua đó đặt chân vào bán kết AFF Cup 2024.   Tối 21/12, trận đấu ở lượt cuối bảng B giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar đã được diễn ra trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã được HLV Kim Sang Sik điền tên trong danh...

Hà Nội giảm số đơn vị hành chính cấp xã lớn nhất cả nước

(Dân trí) - Hà Nội là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã giảm lớn nhất cả nước với 53 đơn vị. Đại diện UBND TP Hà Nội thông tin như vậy tại hội nghị triển khai công tác năm 2025 ngành Nội vụ vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo Nghị quyết số 1286/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, sau...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bão số 10 tác động thế nào đến nước ta?

Dự báo bão số 10 (bão Pabuk) suy yếu thành vùng ấp thấp trên vùng biển Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu nên ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 10 lúc 4h sáng 24-12 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lúc 4h sáng này (24-12), tâm bão số 10 đang ở trên vùng biển phía tây nam...

Cùng chuyên mục

Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ...

60 tài xế đạt giải thưởng Vô lăng vàng năm 2024

Vượt qua 3 tiêu chí khắt khe 60 tài xế trên cả nước đã đạt giải thưởng Vô lăng vàng năm 2024. Tối 26/12, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức lễ trao giải thưởng Vô lăng vàng lần thứ 12. Vô lăng vàng là giải thưởng duy nhất ở cấp quốc gia được tổ chức thường niên. Giải thưởng nhằm ghi nhận, biểu dương và tôn vinh những đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có...

Tiễn đưa Đại tướng Nguyễn Quyết về nơi an nghỉ cuối cùng

Lễ truy điệu Đại tướng Nguyễn Quyết diễn ra chiều nay tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Dự lễ truy điệu có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng. Xúc động đọc điếu văn tiễn đưa Đại tướng Nguyễn Quyết, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Trưởng Ban lễ tang cho...

Mới nhất

Điểm nhấn trên tàu đổ bộ Trung Quốc vừa được hạ thủy

Tàu đổ bộ Type 076 của Hải quân Trung Quốc vừa được hạ thủy mang thiết kế lớn hơn những con tàu cùng...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu...

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS....

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. ...

Mới nhất

Khai hội bừng khát vọng