Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ vùng Đồng Tháp Mười của Long An dân đào ao, khoan...

Ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An dân đào ao, khoan giếng nuôi tôm gì mà cần phải ngăn chặn?

Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.

Những năm gần đây, dù UBND tỉnh Long An và ngành chuyên môn đã có nhiều văn bản chỉ đạo, khuyến cáo về việc nuôi tôm thẻ chân trắng tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười nhưng việc đào ao nôi tự phát vẫn tiếp tục mở rộng, tăng diện tích qua từng năm.

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm thẻ tại 5 huyện, thị xã của vùng Đồng Tháp Mười gần 592ha với 362 hộ nuôi, tổng số ao nuôi là 1.466 ao. 

Trong đó, huyện Mộc Hóa 279,8ha (175 hộ), Tân Hưng 117,3ha (52 hộ), Tân Thạnh 80,5ha (70 hộ), Thạnh Hóa 71,3ha (48 hộ), Vĩnh Hưng 23ha (5 hộ) và Kiến Tường 19,8ha (12 hộ).

Theo đánh giá, nguyên nhân của việc đào ao tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng cũng do chính quyền địa phương chưa thực hiện tốt công tác quản lý. 

Cụ thể, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khoan giếng trái phép để nuôi tôm thẻ chân trắng không kiên quyết, chưa nghiêm ngay từ đầu.

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, không phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, hạn chế tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Minh Lâm chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường tiếp tục công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân để không phát triển thêm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng; thực hiện rà soát, thống kê số liệu nuôi tôm thẻ và tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo.

Ông Nguyễn Minh Lâm cũng chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất, khai thác nước ngầm và bảo vệ môi trường; kiểm tra, xử lý các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trong việc chuyển đổi từ đất lúa sang nuôi tôm thẻ, khoan giếng để lấy nước mặn nuôi tôm và hoạt động xả thải ra môi trường không đúng quy định của các cơ sở nuôi tôm thẻ.

Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp công tác xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý tại các địa phương; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.

img

Diện tích đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng những năm qua vẫn tăng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.

Đối với Sở Công Thương chủ trì phối hợp các sở, ngành và địa phương làm việc với Công ty Điện lực Long An để đề xuất giải pháp phối hợp quản lý trong thời gian tới, nhất là xem xét lại các trường hợp cung cấp điện 3 pha cho người dân sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu mà chuyển sang sử dụng nguồn điện để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Trong khi đó, các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân về những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt; tuyệt đối không để phát triển thêm diện tích nuôi mới. 

Địa phương nào còn để tăng thêm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Đồng thời, các địa phương tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm thẻ, khoan giếng lấy nước mặn và công tác bảo vệ môi trường. Các trường hợp phát sinh mới phải kiên quyết xử lý và buộc khắc phục trả lại hiện trạng đất ban đầu.

UBND các huyện, thị xã phải có kế hoạch, lộ trình hoàn thành xử lý dứt điểm, bảo đảm không còn trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn các huyện, thị xã vùng Đồng Tháp Mười. 

Chủ động phối hợp các viện, trường và các đơn vị có liên quan nghiên cứu lựa chọn đối tượng thủy sản nước ngọt để chuyển đổi cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đảm bảo đúng quy định, gắn với bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của UBND tỉnh gần đây, thông tin về vấn đề này với báo chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Đinh Thị Phương Khanh thông tin, việc đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh phát sinh từ 2019 đến nay. 

Ngay từ đầu, quan điểm của tỉnh là không cho phép đào giếng khoan lấy nước mặn để nuôi tôm thẻ, bởi hoạt động này gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường.

Để ngăn chặn, xử lý vi phạm đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng trên đất lúa, gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thành lập đoàn kiểm tra về việc khoan giếng tầng nông và sử dụng đất sai mục đích tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. 

Mục đích của đợt kiểm tra lần này nhằm củng cố hồ sơ, tài liệu liên quan để xử lý nghiêm các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; khoan giếng, đào ao, nuôi tôm thẻ nước lợ trên đất trồng lúa. Theo kế hoạch, đợt kiểm tra sẽ kết thúc trong tháng 11/2024.

Cũng theo bà Đinh Thị Phương Khanh, đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao nuôi tôm thẻ, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng. 

Đối với tất cả các hộ nuôi tôm thẻ phát sinh từ trước năm 2023, UBND các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự trám, lấp giếng, ao nuôi tôm; tiến hành rà soát, phân loại cụ thể tùy theo trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định.





Nguồn: https://danviet.vn/o-vung-dong-thap-muoi-cua-long-an-dan-dao-ao-khoan-gieng-nuoi-tom-gi-ma-can-phai-ngan-chan-20241106230056068.htm

Cùng chủ đề

Giếng nước phun cao hàng chục mét, đẩy bay cả cọc bê- tông

(NLĐO) - Tại Gia Lai tiếp tục phát hiện giếng nước phun trào cao hàng chục mét khỏi mặt đất, thậm chí đẩy bay cả cọc bê-tông được đóng xuống. ...

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp kêu gọi cùng nhau “Đưa đàn sếu trở về”

(NLĐO) - Tỉnh Đồng Tháp sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác của Thái Lan để sớm tiếp nhận các cá thể sếu đầu tiên ...

Vô một khu rừng nổi tiếng vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang thấy loài chim hoang dã chân dài lạ lắm

Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm con chim hoang dã bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét...Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) với đặc trưng của vùng đất ngập phèn... ...

Một khu rừng dưới nước ở xã này của Tiền Giang rộng kiểu gì mà có tới 10.000 con động vật hoang dã?

Hiện Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) có đàn động vật hoang dã ước khoảng 10.000 con, gồm các loài chim hoang dã, cá, thú...Trung bình mỗi năm còn có thêm khoảng 1.000 con chim, con thú sinh sôi, được...

Lúa mùa nổi là giống lúa kỳ lạ ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, tranh nhau mua gạo

Lúa mùa nổi chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi (còn gọi mùa lũ), chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm tỉnh An Giang, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ) và Đồng Tháp Mười (gồm Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Liên quan đến vụ việc cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng. Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn ĐồngLiên quan đến vụ việc cháy quán cà phê trên...

Công ty Điện lực Bình Chánh đề ra các mục tiêu trọng tâm năm 2025

(ĐCSVN) - Năm 2025, Công ty Điện lực Bình Chánh đề ra 07 nhóm với 29 chỉ tiêu chi tiết, cùng với 09 nhóm nhiệm vụ giải pháp, các mục tiêu trọng tâm 2025. Mới đây, Công ty Điện lực Bình Chánh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Đảng, Công tác Sản xuất kinh doanh, hoạt động...

Lần đầu tiên một bệnh viện công lập đoạt giải thưởng Vàng Chất lượng quốc gia năm 2024

NDO - Ngày 19/12, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tại Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia tổ chức, Bệnh viện Chợ Rẫy đã vinh dự đoạt Giải thưởng Vàng Chất lượng quốc gia năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần...

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự...

Mới nhất