Chị Lý Thị Nga, tỉnh Lạng Sơn với Dự án chăn nuôi gà thảo dược vi sinh thả dưới tán hồi đã giành được giải đặc biệt chung kết cấp vùng khu vực miền Bắc của Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.
Những giải thưởng cao nhất của Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng miền Bắc năm 2024 đã tìm được chủ nhân xứng đáng. Đây là sự ghi nhận đối với những quyết tâm, sáng tạo, vượt qua những khó khăn thách thức, những rào cản, định kiến giới của phụ nữ trong khu vực. 37 Dự án khởi nghiệp của 21 tỉnh thành tham gia vòng chung kết là những đề án xuất sắc đã vượt qua vòng loại chấm điểm rất khoa học, công minh của Ban Giám khảo – những chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nông nghiệp, đầu tư, chuyển giao công nghệ, thời trang.
Sáng 2/10, Lễ trao giải Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024 cấp Vùng miền Bắc được Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, vinh danh và trao thưởng cho các Dự án khởi nghiệp xuất sắc.
Trong đó, có 19 dự án được trao giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 4 triệu đồng; 08 dự án được trao giải ba, mỗi giải trị giá 6 triệu đồng; 05 dự án được trao giải Nhì, mỗi giải trị giá 8 triệu đồng; 03 dự án được trao giải nhất, mỗi giải trị giá 12 triệu đồng và 01 giải Đặc biệt trị giá 15 triệu đồng. Cụ thể:
03 giải Nhất gồm
1. Chị Vừ Thị Hà, tỉnh Hà Giang, với Dự án Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm, thôn Vần Chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Tổ hợp tác thêu dệt thổ Cẩm – sẽ nhận Giấy chứng nhận và biểu trưng Cuộc thi qua Hội LHPN tỉnh Hà Giang;
2. Chị Trần Thị Mỹ Hải, thành phố Hà Nội, với Dự án Hoàn thiện công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất xơ libe bằng phương pháp bông hóa phù hợp để kéo sợi trên dây chuyền kéo sợi xơ ngắn, phục vụ ngành thời trang xanh cao cấp từ lá dứa, Công ty cổ phần nghiên cứu, đầu tư và phát triển xơ sợi tự nhiên Việt Nam;
3. Chị Phạm Thị Nhung, tỉnh Thái Nguyên, với Dự án Ứng dụng giải pháp công nghệ phục vụ cho tận thu phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp theo hướng năng lượng xanh, HTX Thái Nguyên ToTa.
05 giải nhì gồm:
1. Chị Nguyễn Thị Bình, tỉnh Thái Nguyên với Dự án Ứng dụng khoa học phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp dược liệu tuần hoàn theo hướng hữu cơ tạo năng lượng xanh, HTX Nông Nghiệp Dược Liệu Thiên Phúc;
2. Chị Chế Thị Hằng, Hà Nội với Dự án Nâng cao năng lực sản xuất theo hướng chuyển đổi xanh, bền vững và phát triển thị trường sản phẩm viên uống nội tiết tố nữ Verasunshine for Women – Công ty TNHH TM Dược phẩm Vera Sunshine;
3. Chị Phạm Thị Hương, tỉnh Thái Bình với Dự án Sản xuất nông nghiệp xanh tuần hoàn kết hợp du lịch trải nghiệm Hợp tác xã nông trại hữu cơ Thái Bình – Do điều kiện công việc, chị Phạm Thị Hương theo dõi Lễ trao giải qua Livestream và sẽ nhận giấy chứng nhận kèm biểu trưng Cuộc thi qua Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình;
4. Chị Lù Thị Toản, tỉnh Điện Biên với Dự án Phát triển Du lịch cộng đồng gắn liền Du lịch xanh và bền vững, Hộ kinh doanh Lù Thị Toản;
5. Chị Nguyễn Thị Phương Châm, thành phố Hải Phòng với Dự án Sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược thiên nhiên, Công ty TNHH Chavigreen.
08 giải Ba gồm:
1. Chị Trịnh Thị Bích Linh, tỉnh Hải Dương với Dự án Mỹ phẩm Thảo dược núi rừng AOM, Công ty Cổ phần Thiên nhiên OM;
2. Chị Trần Thị Hương Giang, Hội nữ trí thức Việt Nam với Dự án GENATECH, Công ty Cổ phân Dược phẩm Genatech;
3. Chị Dương Thị Sim, tỉnh Bắc Ninh với Dự án “Sử dụng bộ học liệu phát triển nhận thức – ngôn ngữ cho trẻ Tự Kỉ “Công ty trách nhiêm hữu hạn giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương-Bắc Ninh;
4. Chị Lăng Thị Thơ, tỉnh Lạng Sơn với Dự án Nâng cao năng lực chuyển đổi xanh và tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thông qua phát triển chuỗi giá trị heo thảo dược Thơ Lăng, Hộ kinh doanh Lăng Thị Thơ;
5. Chị Dương Thị Thơm, tỉnh Thái Nguyên với Dự án Sản xuất trà ủ lạnh BTC từ vùng nguyên liệu chè Tân Cương, Thái Nguyên;
6. Chị Nguyễn Thị Minh Thùy, tỉnh Bắc Giang với Dự án Phát triển nông nghiệp xanh tại vùng cây ăn quả Lục Ngạn, Bắc Giang – Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh;
7. Chị Đỗ Thị Thuỳ, tỉnh Quảng Ninh với Dự án Sản xuất ruốc hải sản ăn liền (Ruốc Hàu, Ruốc Tôm, Ruốc Bề Bề) dành cho sự phát triển trí tuệ, chiều cao của trẻ em; dành cho người già; người mới ốm dậy để bồi bổ sức khỏe – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Sản Vân Đồn;
8. Chị Trịnh Thị Hòa, tỉnh Ninh Bình với Dự án Phát triển dược liệu xanh bền vững, HTX sản xuất và tiêu thụ dược liệu Yên Sơn.
Ban tổ chức trao giải Khuyến khích cho các ứng viên
19 giải Khuyến khích gồm:
1. Chị Vũ Thị Vân, tỉnh Thái Bình với Dự án Nông dược sạch Vivafarm, Hợp tác xã nông dược và thương mại dịch vụ Vavi;
2. Chị Nguyễn Thị Xuân Mừng, tỉnh Bắc Giang với Dự án Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn không rác thải, tận dụng phụ phẩm dược liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà, lợn giúp nâng cao giá trị thương phẩm của gà, lợn, Hợp tác xã hệ sinh thái nông nghiệp Mạnh An;
3. Chị Phan Thị Tố Mười, tỉnh Bắc Kan Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm Bún Thổ Cẩm, Hợp tác xã Tố Mười;
4. Chị Đàm Thị Tuyến, tỉnh Bắc Ninh, với Dự án Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải Hộ kinh doanh Đàm Thị Tuyến;
5. Chị Lò Thị Phương, tỉnh Điện Biên với Dự án Giỏ quà bếp nương – Hà Bạc – Vị ngon truyền thống, Hộ kinh doanh Lò Thị Phương;
6. Chị Nguyễn Thị Thúy, tỉnh Hà Nam với Dự án Hoàn thiện quy trình chăn nuôi vịt cạn bằng công nghệ chuồng lạnh tuần hoàn và cung cấp sản phẩm ra thị trường, Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thúy, Chuyên Ngoại;
7. Chị Nguyễn Thị Quế Anh, Hà Nội với Dự án Nâng cao năng lực chuyển đổi xanh trong sản xuất và thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nước giặt sinh học Hafalife được chế biến từ vỏ dứa, Liên hiệp hỗ trợ phát triển kinh tế phụ nữ toàn cầu RB;
8. Chị Hoàng Thị Tú Oanh, Hà Nội với Dự án Nguyên cứu ứng dụng các giải pháp chuyển đổi xanh trong sản xuất và thương mại bộ sản phẩm dưỡng nhan-tán nám thảo mộc xanh, Hợp tác xã Thiên Mộc Nam;
9. Chị Nguyễn Thị Xuân Hoa, thành phố Hải Phòng với Dự án Nghệ thuật tái sinh rác thải nhựa, Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hoa;
10. Chị Triệu Thị Hoa, tỉnh Hòa Bình với Dự án Xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm cao thảo mộc khôi nhung gắn với bảo vệ rừng phòng hộ tại địa phương – Hợp tác xã thuốc nam dân tộc dao Hòa Bình;
11. Chị Hà Thị Hà Chi, tỉnh Hòa Bình với Dự án Gìn giữ và phát triển nghề dệt nhuộm truyền thống của người dân tộc Thái, theo hướng xanh gắn với du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình – Hợp tác xã Tòng Đậu;
12. Chị Hoàng Thị Tho, tỉnh Hưng Yên với Dự án Cao thải độc xương khớp Mộc Tâm, Hộ kinh doanh tóc – spa;
13. Chị Nguyễn Thị Mỵ, tỉnh Hưng Yên với Dự án Xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến nông sản gắn với phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản Nhãn lồng Hưng Yên, HTX sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp Hồng Nam;
14. Chị Phạm Thị Thư, tỉnh Lai Châu với Dự án Sản xuất, kinh doanh nấm dược liệu Sukova theo công nghệ cao, an toàn vì sức khỏe cộng đồng. HTX nông nghiệp, dược liệu công nghệ cao Sukova;
15. Chị Đỗ Thị Gấm, tỉnh Nam Định với Dự án Hợp tác xã dược liệu sinh thái Ngọc Trà – HTX dược liệu sinh Thái Ngọc Trà;
16. Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, tỉnh Sơn La với Dự án Mận hậu mặt trời tại thung lũng Mu Náu, Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch Thuận Thủy;
17. Chị Nguyễn Thị Hiền, tỉnh Vĩnh Phúc với Dự án Ứng dụng tiêu chuẩn Xanh trong quản lý và chế biến thực phẩm truyền thống nhằm nâng tầm giá trị Việt Công ty TNHH thực phẩm Đồng Gia;
18. Chị Tạ Thị Hoa, tỉnh Lạng Sơn với Dự án Phát triển trồng dược liệu hữu cơ theo chuỗi liên kết và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thảo mộc thiên nhiên, Cơ sở sản xuất mỹ phẩm Tạ Thị Hoa;
19. Chị Nguyễn Thị Lan Anh, tỉnh Phú Thọ với Dự án Mô hình canh tác Lúa Nếp Khoái Đen thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Hợp tác xã Bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/nuoi-ga-thao-duoc-vi-sinh-duoi-tan-hoi-gianh-giai-dac-biet-cuoc-thi-phu-nu-khoi-nghiep-cap-vung-20241002110606724.htm