Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ sinh giỏi bỏ thi lớp 10, học giáo dục thường xuyên

Nữ sinh giỏi bỏ thi lớp 10, học giáo dục thường xuyên


Bỏ thi lớp 10, Thanh Hà vào trung tâm giáo dục thường xuyên rồi đi làm thêm, giành giải học sinh giỏi và 6.5 IELTS.

Nhìn lại thành quả sau ba năm, Phí Đình Thanh Hà, 18 tuổi, học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận 1, TP HCM, nói không hối hận vì đã nghe theo định hướng của mẹ.

Chị Trần Thị Kim Oanh, mẹ của Hà, cho hay ngày cấp 2, con gái chủ yếu học nội trú ở trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến. Đây là ngôi trường nổi tiếng đào tạo học sinh giỏi với kỷ luật nghiêm khắc. Kết quả của con ổn định trong nhóm giữa của lớp, luôn là học sinh giỏi.

“Nhưng tôi thấy con khờ khờ, học và làm mọi thứ như cái máy nên đến lớp 9, tôi chuyển con sang trường khác, nhẹ nhàng hơn”, chị Oanh nói. Trước ngưỡng cửa lớp 10, thay vì theo lộ trình thi vào trường công rồi vào đại học, chị định hướng con theo hệ giáo dục thường xuyên. Chị Oanh nhận định như vậy con sẽ bớt áp lực ôn thi, lại có thời gian học một nghề khác như thiết kế đồ họa vì cô bé rất thích vẽ.

“Tôi nghĩ ba năm THPT chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong đời, không nhất thiết phải học trường công mà quan trọng là giáo dục con biết mình muốn gì và cần làm gì”, chị Oanh nói.

Biết chuyện, người quen nói chị “gàn dở, điên rồ”. Còn Thanh Hà cũng không hiểu vì sao mẹ lại đưa ra định hướng ngược đời như vậy. “Em ấm ức, có phần thất vọng và tự hỏi mình làm gì nên nỗi phải học trung tâm giáo dục thường xuyên”, Hà nhớ lại.





Thanh Hà trong ảnh chụp hồi cuối năm 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thanh Hà trong ảnh chụp hồi cuối năm 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vào ngôi trường mới với tâm thế bị động, không chút vui vẻ nhưng Hà tự trấn an mình. Đúng như dự tính của mẹ, với lịch học nhẹ nhàng 5 ngày trong tuần, Hà đăng ký khóa học thiết kế đồ họa tại trường Đại học Mỹ thuật TP HCM. Học được vài tháng, em nhận ra nghề này không phù hợp với mình nên dừng lại.

Nữ sinh sau đó đi làm thêm. Với năng khiếu vẽ, năm lớp 10, em nhận làm tranh đính đá, vẽ handmade lên túi, áo. Sau đó, em làm phụ bếp cho một nhà hàng nhỏ của người Pháp ở TP Thủ Đức đồng thời quản lý fanpage, chăm sóc hình ảnh quảng cáo cho một quán cơm.

Để tiện cho việc học, lên lớp 10, Hà chuyển đến sống chung với gia đình dì ở quận 1. Lên lớp 11, em thuyết phục mẹ cho ra thuê trọ ở gần trường để tiện giờ giấc đi làm. Suốt thời gian đó, em phải đạp xe đi làm thêm dù địa điểm xa hay gần.

Hà cho biết công việc ở nhà hàng giúp em luyện nói tiếng Anh vì khách chủ yếu là người nước ngoài. Em cũng học hỏi được khả năng xoay xở, quán xuyến mọi việc vì có thời điểm phải tự đứng bếp, chuẩn bị nguyên vật liệu, dọn dẹp.

“Có những ngày em chỉ ngủ hai, ba tiếng rồi dậy đi học nhưng không thấy vất vả vì được học nhiều điều không có ở trường lớp”, Hà kể, thêm rằng nhờ nền tảng kiến thức tốt ở bậc THCS nên em dễ dàng vượt qua các yêu cầu về học tập ở trung tâm.





Hà chụp ảnh cùng cô giáo chủ nhiệm trong lễ tốt nghiệp cuối tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hà cùng cô giáo chủ nhiệm trong lễ tốt nghiệp cuối tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhận thấy đã học hỏi và trải nghiệm đủ, đến năm lớp 12, Hà tập trung vào việc học, dừng hẳn việc làm thêm. Trong năm này, em tham gia kỳ thi học viên giỏi cấp thành phố cho hệ giáo dục thường xuyên và đạt giải nhì môn Địa lý. Em cũng chủ động ôn tập tiếng Anh, học thêm kỹ năng Viết và lấy chứng chỉ IELTS 6.5.

Hà cho biết sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy để dễ hiểu và ghi nhớ kiến thức. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối tháng 6, Hà chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội và làm bài khá tốt.

Theo Hà, môi trường ở trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn có những bạn nghịch ngợm, nhưng cũng không ít người quyết tâm theo đuổi việc học. Có nhiều bạn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngoài giờ học phải đi làm thêm để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt. Tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau, cộng những trải nghiệm khi làm thêm, em càng thêm trân trọng những gì mình đang có.

“Học ở môi trường nào cũng tốt miễn là mình có mục tiêu và động lực cố gắng. Việc mình trở nên tốt hơn hay xấu đi do chính bản thân mình quyết định, hoàn cảnh chỉ là một phần nhỏ”, Hà chia sẻ.

Cô Đặng Thị Định, giáo viên chủ nhiệm lớp 12, nhận xét Hà sáng dạ, hiểu bài rất nhanh, tốt nghiệp bậc phổ thông với loại khá. Em có kế hoạch rõ ràng và biết phân bố thời gian, tự học để hoàn thành mục tiêu của mình.

Theo cô, mọi người vẫn nghĩ trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi dành cho học sinh yếu kém, hư hỏng nhưng nhiều năm nay, chất lượng học viên của trung tâm đã cải thiện. Nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn về kinh tế chọn học ở đây để nhẹ gánh học phí, có thời gian làm thêm. Nhiều em có học lực khá, giỏi và trúng tuyển vào các trường đại học lớn.

Chị Oanh cho rằng phụ huynh cần hiểu con mình để đưa ra lựa chọn phù hợp. Chị cho hay Hà là cô bé chín chắn, biết phân biệt đúng sai từ nhỏ, cộng với nền tảng giáo dục đạo đức từ gia đình nên chị yên tâm cho con theo học hệ giáo dục thường xuyên.

“Tôi cũng chuẩn bị tâm lý và chấp nhận con có thể sai, vấp ngã ở một mức độ nào đó. Cho con được thử, được sai cũng là một cách giáo dục để con trưởng thành”, chị Oanh nói.

Còn Hà đang đợi kết quả thi tốt nghiệp. Nữ sinh dự định dùng điểm thi này để xét tuyển vào ngành Luật của trường Đại học Luật hoặc Đại học Kinh tế – Luật TP HCM.

Lệ Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán quê Bình Định, học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ 4 năm

Giảng viên Trần Minh Phương là nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán năm nay, hiện công tác tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Chỉ trong 4 năm, chị Phương đã có bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Pháp. Ngành Toán vừa có thêm 4 giáo sư, 18 phó giáo sư. Giảng viên Trần Minh Phương sinh năm 1986, quê ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành này năm nay. Chị...

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Mới nhất

Mới nhất