Trang chủNewsChính trịNóng với phân cấp, phân quyền quyết định chủ trương đầu tư...

Nóng với phân cấp, phân quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Đảm bảo nguyên tắc phân công, phối hợp

ĐB Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia thì việc điều chỉnh, tăng mức vốn đầu tư dự án đầu tư công là cần thiết. Nhưng cần có sự đánh giá cụ thể, đưa ra các cơ sở cho việc tăng mức vốn đầu tư dự án để đạt tiêu chí quan trọng quốc gia, đồng thời cần đánh giá tác động chính sách để xác định tiêu chí cho phù hợp.

z6004126598667_4cea4f37d7029227df2166eff4363bcb.jpg
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Đối với phân cấp, phân quyền để tạo chủ động linh hoạt trong công tác quản lý, theo bà Nga phải bảo đảm nguyên tắc phân công phối hợp, kiểm soát quyền lực theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, nâng cao hiệu quả của bộ máy trong quản lý đầu tư công. “Phân cấp phân quyền phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng tổ chức thực hiện. Ví như dự án nhóm B, C chuyển thẩm quyền từ HĐND sang UBND cùng cấp là thay đổi lớn cần đánh giá tác động toàn diện. Vì HĐND là cơ quan quyết định ngân sách, là biện pháp để kiểm soát quyền lực. Trong trường hợp HĐND thấy dự án cần phân cấp thì uỷ quyền lại cho UBND là biện pháp mềm dẻo, phù hợp với từng địa phương để quyết định chủ trương đầu tư đảm bảo sự giám sát và kiểm soát quyền lực”-bà Nga nói và cho rằng cần cân nhắc việc chuyển thẩm quyền dự án nhóm B, C từ HĐND sang UBND.

z6004126946246_8b10a587b24062ab64a19262ef177f0b.jpg
Bà Đỗ Thị Việt Hà phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Theo ĐB Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang), phạm vi sửa đổi Luật toàn diện là hoàn toàn cần thiết với các vấn đề “đã chín, đã rõ” để tháo gỡ ngay giải phóng nguồn lực đầu tư công để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra.

Bà Hà đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để các quy định của Luật mang tính ổn định, có giá trị lâu dài, bảo đảm tính tuân thủ đúng theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó là Luật chỉ quy định những chính sách cơ bản, có tính nguyên tắc, còn các nội dung về trình tự, thủ tục, tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, kỹ thuật thì giao cho Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ quy định rõ ràng.

ĐB Nguyễn Tuấn Thịnh (Đoàn Hà Nội) nêu vấn đề rằng, cơ quan nào quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đó quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư để đảm bảo tính chặt chẽ. Đồng thời dự thảo Luật này cần đảm bảo đồng bộ với Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Trường Giang (Đoàn Đắk Nông) lưu ý, phân cấp, phân quyền nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật, không được trái với Hiến pháp. Đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực, cũng như phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế.

Cân nhắc chuyển quyết định chủ trương đầu tư từ HĐND sang UBND cùng cấp

ĐB Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng đề nghị cân nhắc việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư từ HĐND cho Chủ tịch UBND cùng cấp. Bởi HĐND các cấp tổ chức họp khá thường xuyên và có thể tổ chức họp bất thường, khi cần thiết. Do vậy, không sợ mất thời gian chờ đợi nếu phải trình qua HĐND phê duyệt. Nếu trình qua HĐND phê duyệt, thì dự án buộc phải chuẩn bị kỹ hơn, lấy ý kiến của nhiều cơ quan ban ngành có liên quan, nên sẽ mất thời gian hơn là trình thẳng cho Chủ tịch phê duyệt. Tuy nhiên, việc dự án phải lấy ý kiến tham gia của nhiều cơ quan ban ngành thì sẽ được đánh giá, xem xét kỹ hơn, chuẩn bị tốt hơn sẽ đảm bảo khi triển khai thuận lợi và mang lại hiệu tốt quả hơn. “Đây là việc làm cần thiết, vì theo Kinh nghiệm quốc tế, khi chuẩn bị dự án đầu tư bao giờ cũng được đánh giá, chuẩn bị rất kỹ, trước khi triển khai”-ông Cường nói.

202411060859585864_z6003983594891_221b27126d6a3c6e8feb70a2abe11784.jpg
Ông Hoàng Văn Cường phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Ông Cường nhấn mạnh rằng, việc thông qua HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư là một cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo lên sự độc lập giữa cơ quan quyết định chủ trương đầu tư với người phê duyệt dự án đầu tư, để tránh những nguy cơ mắc phải những sai phạm, giảm gánh nặng trách nhiệm cho người phê duyệt dự án.

Từ đó, ông Cường đề nghị cần bổ sung vào Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng cho phép HĐND các cấp được quyết định những giải pháp đặc thù, phù hợp với thực tế của địa phương và yêu cầu riêng của từng dự án. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư là giao quyền quyết định cho địa phương. Đồng thời, quy định HĐND các cấp có thể ủy quyền cho UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự thuộc thẩm quyền để phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

202411060852127950_z6003950093886_f4b26fd324150a07a4e8f0a1cc661a77.jpg
Bà Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

ĐB Nguyễn Phương Thuỷ (Đoàn Hà Nội) đưa ra phân tích rằng, việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nên giao cho 2 cơ quan khác nhau thực hiện để đảm bảo yêu cầu giám sát và kiểm soát quyền lực. Trước chúng ta đang giao cho HĐND quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương bởi HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, thay mặt người dân quyết định việc sử dụng ngân sách của địa phương và thực hiện quyền giám sát nên việc HĐND quyết định chủ trương đầu tư, sau đó Chủ tịch UBND quyết định và tổ chức triển khai dự án đầu tư là một quy trình rất hợp lý.

Lấy ví dụ thực tiễn của thành phố Hà Nội qua thống kê từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 cho đến nay, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức khoảng 20 kỳ họp. Khi UBND có yêu cầu, HĐND đều chủ động sắp xếp, bố trí lịch họp trong thời gian sớm nhất có thể để thực hiện các thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bà Thuỷ đề nghị, không nên sửa nội dung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương như đề xuất của Luật là phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư từ HĐND cho Chủ tịch UBND cùng cấp.



Nguồn: https://daidoanket.vn/nong-voi-phan-cap-phan-quyen-quyet-dinh-chu-truong-dau-tu-du-an-nhom-b-c-10293898.html

Cùng chủ đề

Phân cấp, phân quyền để giảm ‘quyền anh, quyền tôi’

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Vấn đề phân cấp, phân quyền; rút ngắn thời gian thực hiện dự án đã được các ĐBQH quan tâm. Rút ngắn...

Phân cấp cho UBND tỉnh phê duyệt một số quy hoạch tỉnh, thành phố

Phân cấp thẩm quyền phê duyệt từ Thủ tướng Chính phủ xuống cho UBND cấp tỉnh đối với các quy hoạch có tính chất cụ thể hóa quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương. ...

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước

Thực hiện chủ trương của Đảng, quy định của Quốc hội về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước (Nghị quyết số 04/NQ-CP). Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đánh giá lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3 cấp học

Theo các chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần tăng cường, giám sát dựa trên mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, khẩn trương đánh giá toàn bộ Chương trình ở cả 3 cấp học, đặc biệt ở phân khúc THPT trên mọi bình diện để sơ kết, tổng kết 5 năm qua rút ra được những bài học kinh nghiệm, tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo. ...

Chu kỳ kiểm định định kỳ của xe cơ giới hiện nay là bao lâu?

Căn cứ tại Phụ lục V được ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BGTVT thì chu kỳ kiểm định định kỳ của xe cơ giới hiện nay được quy định như sau: Đối với ô tô chở người các loại...

Những ngôi nhà thắm nghĩa tình

Gần 2 năm qua, thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã mang lại sự thay đổi tích cực, giúp hàng nghìn hộ dân có cơ hội ổn định cuộc sống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn. ...

Khích lệ sinh viên khởi nghiệp

Được phát động từ năm 2003 trong các trường đại học (ĐH), phong trào khởi nghiệp ban đầu mới chỉ thu hút được rất ít số lượng các trường và sinh viên tham gia. Đến nay, có khoảng 60% cơ sở giáo dục ĐH thành lập được câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của từng trường. ...

TPHCM muốn hợp tác toàn vùng Đông Nam bộ để ‘ đạt được mục tiêu cao nhất’

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi tại hội thảo khoa học do Hội đồng Tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 và Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố chủ trì, tổ chức ngày 23/12. ...

Bài đọc nhiều

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.  Với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu đưa nước ta trở...

Đoàn Kiểm tra của Ban Bí thư thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Ngãi

Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương. ...

Trí thức hiến kế để ‘đầu tàu’ bứt phá

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức kiều bào tiêu biểu cho rằng, đã đến lúc TPHCM cần trực tiếp và tích cực vận động, thu hút, sử dụng người tài cho giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình dân tộc. ...

Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Với hệ thống mạng, truyền thông và an toàn, bảo mật đơn vị phải thiết lập hệ thống mạng, truyền thông và an toàn, bảo mật đạt yêu cầu tối thiểu như có các giải pháp an toàn, bảo mật tối thiểu gồm tường lửa ứng dụng hoặc giải pháp bảo vệ có tính năng tương đương, tường lửa cơ sở dữ liệu hoặc giải pháp bảo vệ có tính năng tương đương. Giải pháp phòng, chống tấn công...

Đoàn kiểm tra 1352 của Bộ Chính trị làm việc tại Ninh Bình

NDO - Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra theo Quyết định 1352-QĐNS/TW ngày 9/7/2024 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. Tại buổi làm việc, đại diện đoàn kiểm tra đã báo cáo kết...

Cùng chuyên mục

Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Với hệ thống mạng, truyền thông và an toàn, bảo mật đơn vị phải thiết lập hệ thống mạng, truyền thông và an toàn, bảo mật đạt yêu cầu tối thiểu như có các giải pháp an toàn, bảo mật tối thiểu gồm tường lửa ứng dụng hoặc giải pháp bảo vệ có tính năng tương đương, tường lửa cơ sở dữ liệu hoặc giải pháp bảo vệ có tính năng tương đương. Giải pháp phòng, chống tấn công...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Công điện nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của...

Trí thức hiến kế để ‘đầu tàu’ bứt phá

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức kiều bào tiêu biểu cho rằng, đã đến lúc TPHCM cần trực tiếp và tích cực vận động, thu hút, sử dụng người tài cho giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình dân tộc. ...

Đoàn kiểm tra 1352 của Bộ Chính trị làm việc tại Ninh Bình

NDO - Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra theo Quyết định 1352-QĐNS/TW ngày 9/7/2024 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. Tại buổi làm việc, đại diện đoàn kiểm tra đã báo cáo kết...

Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

NDO - Chiều 21/12, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đã quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đồng thời, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ...

Mới nhất

Mới nhất

Thi công cao tốc Cao Lãnh