Trang chủKinh tếNông nghiệpnông thôn mới chuyển mình tại các xã miền núi

nông thôn mới chuyển mình tại các xã miền núi


Trong đó, nhiều hộ người Mường và Dao hưởng ứng cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, đi đầu trong phong trào giúp các xã hoàn thành chỉ tiêu trong việc xây dựng nông thôn mới.

Tự nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới

Huyện Ba Vì có 31 xã, thị trấn, riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn; đồng bào dân tộc thiểu số có 29.477 người/7.538 hộ (chiếm 37,1% dân số vùng dân tộc, miền núi). Nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua được nâng cao rõ rệt, điều đó được thể hiện qua các hoạt động hiến đất làm đường, góp công, góp của để cùng chung tay với chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng khang trang, giàu đẹp.

Trong 5 năm qua, 7 xã miền núi của Ba Vì đã có 343 hộ dân hiến đất với tổng số 30.540m2, trong đó diện tích đất thổ cư là 10.455m2, chiếm 34% số diện tích đất hiến để làm đường và các công trình phúc lợi khác.

Đường sá ngày càng được mở rộng nhờ người dân hiến đất. Ảnh: Lại Tấn
Đường sá ngày càng được mở rộng nhờ người dân hiến đất. Ảnh: Lại Tấn

Điển hình như ở xã Minh Quang của huyện Ba Vì có 40% là đồng bào dân tộc Mường, kinh tế chưa phát triển cao nhưng những cố gắng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đã giúp Minh Quang “thay da đổi thịt”. Đây là xã miền núi đầu tiên của huyện Ba Vì cán đích xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Minh Quang Nguyễn Tiến Tha cho biết, kết quả này có được là nhờ ý chí, quyết tâm cao từ chính quyền cấp xã đến thôn, xóm và đặc biệt là sự vào cuộc của Nhân dân địa phương đoàn kết, chung sức cùng nhau từng bước hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Những năm qua, việc tuyên truyền về lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới được phổ biến rộng rãi giúp người dân hiểu và đồng thuận tham gia. Hiện nay, các thôn trên địa bàn xã đều có đường hoa, cây xanh đẹp đẽ, xanh mát, mô hình phát triển kinh tế tốt như: thôn Lặt phát triển dịch vụ, thôn Minh Hồng phát triển làng nghề miến dong, thôn Xuân Thọ và thôn Pheo có truyền thống trồng rau.

“Xã Minh Quang có diện tích tự nhiên hơn 2.800ha; hơn 3.400 hộ dân sinh sống tại 15 thôn và có hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 – 2024, xã Minh Quang đã huy động được hơn 655 tỷ đồng thực hiện xây dựng hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường. Trong nhiều năm qua, gần 1.000m2 đất đã được Nhân dân hiến đất làm đường… Tính đến nay, Minh Quang đã có hạ tầng khang trang; các hộ dân đều có nhà ở kiên cố, không có nhà dột nát. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 75 triệu đồng/năm và xã không còn hộ nghèo” – ông Nguyễn Tiến Tha cho biết.

Bên cạnh đó, các xã miền núi như Khánh Thượng, Ba Vì, Yên Bài… cũng tập trung xây dựng, phát triển theo định hướng đề ra. Tại xã Khánh Thượng, dự án đường liên thôn Gò Đình Muôn – Bưởi được Nhà nước đầu tư đi qua khu đất gia đình năm 2022.

Được sự vận động của chính quyền địa phương, gia đình chị Nguyễn Thị Bốn ở thôn Bưởi đã đồng ý hiến hơn 1.500m2. Hay tại xã Yên Bài, tiêu biểu có các hộ gia đình người dân tộc Mường như ông Nguyễn Ngọc Ký hiến 265m2, ông Nguyễn Trọng Lực hiến 200m2, ông Ngô Xuân Thủy hiến 200m2. Đầu năm 2024, hưởng ứng chủ trương của huyện Ba Vì đầu tư mở rộng đường ở thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, nơi có 98% dân số là người dân tộc Dao, gia đình anh Triệu Tiến Quang đã hiến 550m2 đất mở rộng đường thôn. Tại xã Vân Hòa, gia đình ông Kiều Văn Tuấn đã hiến 125m2 đất cho xã xây dựng nhà văn hóa thôn Nghe…

Động lực xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang được TP Hà Nội kỳ vọng mang lại sự “thay da đổi thịt” các vùng nông thôn trên địa bàn. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân. Tại Ba Vì nói riêng và Hà Nội nói chung đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình cũng như các cuộc thi gắn liền đến từng địa bàn dân cư, từng đối tượng.

Đường sá, kênh mương thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh ngày càng được cải thiện, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Đạt
Đường sá, kênh mương thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh ngày càng được cải thiện, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Đạt

Đặc biệt, cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã được huyện triển khai sâu rộng, thể hiện qua việc được người dân hưởng ứng, đóng góp cho phong trào bằng nhiều hành động, việc làm ý nghĩa vô cùng ấn tượng trong việc xây dựng nông thôn mới. Cuộc thi được phát động đã tạo sự thay đổi rõ nét trong cảnh quan không gian từ đô thị tới nông thôn, tạo lập môi trường sống bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, tạo động lực phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, ý chí, quyết tâm xây dựng nông thôn mới khang trang, giàu đẹp.

Chủ tịch UBND xã Yên Bài Nguyễn Văn Lập cho biết, với sự vào cuộc, chung tay của chính quyền cũng như người dân, xã Yên Bài đã có sự thay đổi lớn, cùng với đó là tinh thần đoàn kết, sẻ chia của người dân địa phương hướng tới xây dựng nông thôn mới.

Kinh tế phát triển, đời sống của mỗi gia đình nâng cao, nhận thức của người dân ngày càng thay đổi và hiểu rõ được lợi ích mình được hưởng khi hiến đất để có những con đường rộng, đẹp. Việc người dân chủ động hiến đất khi có dự án cũng như mở rộng đường mang lại ý nghĩa lớn trong việc xây dựng quê hương, góp phần chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã” – ông Nguyễn Văn Lập chia sẻ.

Hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, Nhân dân huyện Ba Vì đã hiến hơn 200.000m2 đất thổ cư và gần 900.000m2 đất nông nghiệp. Phong trào này đã tạo quỹ đất để mở rộng tuyến đường trong khu dân cư từ 2m lên trung bình 4 – 5m, nhiều nơi 9m, tạo diện mạo nông thôn khang trang. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp cho biết, các xã miền núi của huyện Ba Vì, nhất là bà con người dân tộc Mường và Dao luôn hăng hái tham gia hiến đất làm đường.

Trong 5 năm qua, 7 xã miền núi của huyện đã có tới 343 hộ dân hiến đất với tổng số 30.540m2, trong đó diện tích đất thổ cư lên tới 10.455m2, chiếm 34% số diện tích đất hiến để làm đường và các công trình phúc lợi khác.

Việc hiến đất làm đường ở 7 xã miền núi huyện Ba Vì, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số là người Mường, người Dao thật đáng quý. Đây chính là nguồn động lực quan trọng để địa phương tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội nhằm mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện” – ông Bùi Huy Giáp cho biết.

 

Việc hiến đất của các hộ đã giúp cho các dự án ở xã miền núi nói riêng và huyện Ba Vì nói chung giúp những tuyến đường được khoác lên mình tấm áo mới. Đó là động lực để chính quyền và người dân huyện Ba Vì phấn đấu cán đích những tiêu chí trong việc phát triển nông thôn mới vào những năm tiếp theo và góp phần xây dựng huyện sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/huyen-ba-vi-nong-thon-moi-chuyen-minh-tai-cac-xa-mien-nui.html

Cùng chủ đề

Tạo đột phá xây dựng nông thôn mới sáng, xanh, sạch đẹp

Từ sự vào cuộc tích cực, cách làm sáng tạo của MTTQ các cấp, phong trào xây dựng cống, rãnh thoát nước thải nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã lan tỏa sâu rộng và nhận được sự đồng thuận ủng hộ của người dân. Thành công từ phong trào này đã tạo đột phá để nhiều địa phương cán đích xây dựng nông thôn mới...

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt nông thôn mới nâng cao

Theo Quyết định số 5963, UBND TP Hà Nội công nhận các xã: Dương Liễu, Song Phương (huyện Hoài Đức) và xã Minh Quang (huyện Ba Vì) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024. Đáng chú ý, xã Minh Quang cũng là địa phương đầu tiên trong tổng số 14 xã  thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đạt được thành tích ấn tượng này. Các xã đạt chuẩn...

Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Hưng Nguyên tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. * Sau hơn 10 năm nỗ lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

Lãnh đạo TP Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cùng nông dân

Hội nghị dự kiến được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trong tháng 12/2024 với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”. Đây là dịp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, phản ánh, ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn Hà...

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Theo Quyết định số 5962/QĐ-UBND, UBND TP Hà Nội công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024 về các lĩnh vực. Cụ thể, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực Sản xuất, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Văn hóa. Xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn đạt chuẩn nông thôn mới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025

Kế hoạch nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025. Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo quản lý...

Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần cải cách từ một cuộc thi

Kinhtedothi-Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, “Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính TP Hà Nội năm 2024" đã tìm ra những giải pháp có tính ứng dụng cao, góp phần lan tỏa tinh thần cải cách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân; là tiền đề để TP nhân rộng những năm tới. Phát huy tính sáng tạo của cán bộ, công chức Với sự tham mưu của Sở Nội vụ Hà Nội, năm...

Ông Ngô Công Thức giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 21/11/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Ngô Công Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải. Quyết định có hiệu lực từ ngày 21/11/2024. Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 24...

Bình Thuận mở rộng giao lưu, tìm hiểu, hợp tác với tỉnh Giang Tô

Tại buổi tiếp, ông Tào Bân, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô cho biết, Đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 18 đến 22/11, tổ chức hội đàm với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và thống nhất việc tiếp tục thắt chặt hợp tác giữa hai đơn vị trong thời gian tới. Qua đó, góp phần thúc đẩy giao lưu hữu nghị trên các lĩnh vực chính trị,...

Phổ biến kiến thức về quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ Xây dựng và trực tuyến với các điểm cầu địa phương, DN, tổ chức do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì. Lo ngại về chất lượng vật liệu xây dựng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, ngành VLXD đã có bước phát triển nhanh và mạnh mẽ, nhiều sản phẩm mẫu mã mới đã được...

Bài đọc nhiều

Cán bộ Kiểm lâm bốn lần xin thôi chức để đi “đi rừng” trên cao nguyên đá

38 năm công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ông Phạm Văn Đồng trải qua nhiều câu chuyện vui buồn, đến những hiểm nguy trực chờ. Tình yêu với nghề, với núi rừng đã giúp ông vượt qua, gắn bó với những cánh rừng ở cao...

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc...

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Ngày 21/11, tại TP.Hạ Long đã diễn ra Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân khu vực nông thôn”. ...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Ở một khu rừng gỗ quý nổi tiếng Vĩnh Phúc, dân trồng cây dứa gai ra quả ngon quá trời, bán hút hàng

Dưới những tán rừng lim xanh mát ở thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là vườn trồng dứa lâu năm của người dân địa phương. Theo bà Nguyễn Thị Thư, thôn Đồng Lính: "Hễ chỗ nào có bóng cây gỗ lim là ở đó cây dứa cho...

Cùng chuyên mục

Sầu riêng, loại quả ngon từ cây tiền tỷ là cây sầu riêng, ở Tiền Giang, cứ 1ha nông dân lãi vài tỷ

Hiện nay ở Tiền Giang, giá sầu riêng Ri6 thương lái thu mua từ 135.000 đồng đến 140.000 đồng/kg, tăng hơn khoảng 30% so với tháng trước. Với năng suất sầu riêng bình quân đạt từ 20 tấn đến 25 tấn/ha, mỗi ha trồng sầu riêng thu hoạch đúng thời điểm...

Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP

Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp chứng nhận GlobalGAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ...

Nông thôn mới Tân Hoà

Xây dựng thành công nông thôn mới từ chính thách thức của nền móng phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cùng với những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện, ông có thể chia sẻ giá trị bài học kinh nghiệm Tân Hòa đã...

Vỏ lãi “bay” ở cửa Sông Đốc của Cà Mau khiến dân tình kéo nhau đi xem náo nhiệt

59 chiếc vỏ lãi đến từ các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thi nhau “bay” trên mặt nước ở cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. ...

Đây là các đặc sản, sản vật từ 28 tỉnh, thành phố đang trưng bày, bán ở một hội chợ ở Thái Nguyên

Nằm trong chương trình tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu 28 tỉnh, thành phố lần thứ 6 năm 2024 diễn ra tại Thái Nguyên, có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu từ các địa phương được trưng bày với quy mô 60 gian...

Mới nhất

Lý do ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk làm “cánh tay phải”

(Dân trí) - Ngoài vai trò lãnh đạo ủy ban hỗ trợ cắt giảm chi tiêu chính phủ, tỷ phú Elon Musk được cho là có ảnh hưởng lớn đối với những lựa chọn nhân sự cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk (Ảnh:...

AstraZeneca được bình chọn tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam | Doanh nhân | Tài Chính

AstraZeneca tiếp tục được bình chọn là 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, xếp thứ 5 toàn ngành dược và 35 trong tốp 100 nơi làm việc tốt nhất. ...

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn năm 2025-2030, gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi, bằng vốn đầu tư công. Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được lựa chọn. Văn phòng Ủy ban nhân dân...

Bộ Chính trị kỷ luật ông Vương Đình Huệ

(Dân trí) - Ông Vương Đình Huệ và ông Võ Văn Thưởng được xác định có nhiều vi phạm. Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh. Ngày 20/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi...

Mới nhất