Nông nghiệp chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Dân ViệtBáo Dân Việt13/02/2025


Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 1.

Hàng loạt công nghệ cao, chuyển đổi số mạnh mẽ đang được áp dụng trong ngành nông nghiệp nước ta tạo ra các bước chuyển biến tích cực, phát triển trong tương lai, đây được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 2.

Cuối tháng 12/2024, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân 2024 đã diễn ra. Thủ tướng nhấn mạnh, nền nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi số mạnh mẽ, tiếp tục là điểm sáng, phát triển ổn định, thể hiện rõ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ trong năm 2025 ngành nông nghiệp phải tăng tốc bứt phá, tăng trưởng từ 3,5%-4%.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 3.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 4.

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn luôn được các cấp Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ ban ngành quan tâm, tạo điều kiện mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển. Hàng loạt chương trình Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân 2024, Diễn đàn Nông dân Quốc gia... được tổ chức, nhận được sự ủng hộ từ nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý...

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 5.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 6.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, chính vì vậy nhiều nước đã quan tâm, đến học tập. Ngày 31/10/2024, đoàn công tác Hội Tiểu nông Cuba và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tham quan khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM. Đồng chí Félix Duarte Ortega (áo trắng), Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba mong muốn Việt Nam tạo cơ chế để hợp tác và chuyển giao công nghệ sản xuất trong nông nghiệp. Đồng chí Félix Duarte Ortega ấn tượng với mô hình nghiên cứu trồng nấm linh chi và trồng lan công nghệ cao tại khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM đem lại doanh thu lớn.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 7.

Nhiều doanh nghiệp lớn đã áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, chăn nuôi, chế biến. Trong ảnh, robot vun đẩy thức ăn mang tên Lely Juno sản xuất tại Hà Lan được lập trình tuyến đường theo ý muốn, đẩy và đảo thức ăn liên tục 24/7 trong trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt tại huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng). Đây là doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa công nghệ cao vào chăn nuôi.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 8.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 9.

Hình ảnh máy bay trên cao dùng để phun thuốc trừ sâu, giảm thời gian chăm sóc tại huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận).

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 11.

Mô hình hợp tác xã trồng rau thủy canh tại TP HCM, đến nay hợp tác xã này có 3 trang trại tại TP HCM với tổng quy mô 2.000 m2. Hiện hợp tác xã đã bắt đầu mở rộng quy mô sang các tỉnh lân cận, bốn trang trại tại các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận với tổng quy mô 9.000 m2. Ông Lâm Ngọc Tuấn - Giám đốc điều hành hợp tác xã rau thủy canh Tuấn Ngọc cho biết, đặc trưng của rau thủy canh là được trồng trong môi trường nhà kính, toàn bộ các chỉ số về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng được kiểm soát bằng hệ thống tự động. Đồng thời những giá thể, nguồn nước và vật tư tại hợp tác xã cũng được lựa chọn kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng. “Đặc trưng rau thủy canh tại hợp tác xã là không nhiễm vi sinh, không nhiễm kim loại nặng trong rau", vị này cho biết thêm.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 12.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 13.

Anh Nguyễn Đức Huy sử dụng điện thoại và máy tính để theo dõi, điều khiển hệ thống tưới, cân bằng PH, EC trong vườn trồng cà chua của mình tại phường 10, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Anh Nguyễn Đức Huy là người đã cùng các cộng sự nghiên cứu, lập trình hệ thống "Vietponics Control System" để áp dụng trồng rau thủy canh. Hệ thống này đã có thể tự động xác định cách chăm sóc, nhu cầu phân, nước, độ ẩm, nhiệt độ của từng loại cây trồng trong vườn. Từ đó, nhân công, chi phí khi sản xuất sẽ giảm xuống, lợi nhuận của người áp dụng sẽ tăng lên gấp khoảng 5 lần so với cách làm truyền thống. "Từ nhật ký được ghi chắp hàng ngày, tôi có thể chụp hình, đưa lên hệ thống, từ đó hệ thống sẽ phân tích và đưa ra khuyến cáo để chăm sóc cây trồng phù hợp", anh Huy nói.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 14.

Công nghệ cao cũng được áp dụng và vận hành trong nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ hệ thống cảm biến tự động kết nối với smartphone, người dân có thể chăm sóc cá từ xa, theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, mức oxy, giúp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

Ông Đào Duy Thảo (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) với thâm niên nhiều năm nuôi cá, ông đã xây dựng một trang trại nuôi cá chuyên canh năng suất cao với diện tích 1 ha, đối tượng nuôi chính là cá rô phi, trắm, chép... Hàng năm, gia đình ông thu được hàng chục tấn cá các loại, doanh thu đạt hàng trăm triệu đồng/năm từ nuôi cá. Sau khi lắp đặt hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt, ông Thảo không còn phải bận tâm tới việc theo dõi thời tiết, canh thời gian để bật máy sục khí oxy hay lo lắng mỗi khi đi đâu xa không thể về khởi động máy. Đây là một trong những bước đi đầu tiên nhằm hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung. Mô hình quản lý nuôi cá bằng thiết bị cảm biến tự động tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi trồng thủy sản thâm canh, nhưng bước đầu đã cho thấy những lợi ích, hiệu quả, tích cực về việc sử dụng ứng dụng.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 18.

Với mong muốn cung cấp cho thị trường những loại thực phẩm ngon, sạch, an toàn, chị Nguyễn Thị Thu Thoan (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã tìm tòi, học hỏi và lên ý tưởng chăn nuôi gà vi sinh. Sau nhiều năm thực hiện, thương hiệu gà vi sinh đã quen thuộc với người tiêu dùng cả nước, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho hợp tác xã. Trang trại có diện tích khoảng 1,5 ha, áp dụng quy trình chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn, được thiết kế theo quy trình xử lý sinh học, chia thành nhiều khu vực khác nhau, gồm khu chuồng nuôi gà thịt, khu chế biến thức ăn, khu nuôi gà úm, các loại gà khác nhau cũng được nuôi trong những khu vực riêng.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 19.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 20.

So với cách chăn nuôi thông thường trước đây chị từng làm, điểm khác biệt nhất của mô hình này chính là thức ăn và đệm lót sinh học. Để cải thiện chất lượng đàn gà, hợp tác xã đã chọn lọc các loại thảo dược và sản phẩm hữu cơ để bổ sung vào thức ăn như: diệp hạ châu, cỏ mực, tỏi đen, cỏ mần trầu, sâm đương quy, nghệ, ngô, bã đậu,… Tất cả được nghiền thành bột, loại nào riêng loại ấy, khi nào ủ làm thức ăn cho đàn gà thì mới bắt đầu phối trộn theo tỷ lệ. Nhờ bổ sung các thành phần thảo dược vào khẩu phần ăn hằng ngày, đàn gà có sức đề kháng tốt, ít bệnh dịch. Để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, chị Thoan còn học hỏi, tìm hiểu cách đăng bài bán hàng qua các trang web và các trang mạng xã hội giúp khách hàng biết đến nhiều hơn sản phẩm gà, trứng sạch của hợp tác xã.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 21.

Không chỉ giỏi về nuôi trông, chăm sóc... Nay những người nông dân còn giỏi bán hàng, làm marketing, phát triển thị trường. Hiện anh Trần Công Thái (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) livestream bán, mỗi năm thu về 300 - 500 triệu đồng từ hoa lan. Anh Thái đã bán ra thị trường hàng nghìn chậu lan, giúp bảo tồn hoa lan rừng.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 22.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 23.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 24.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 25.

Sau hơn 5 năm khởi nghiệp, thương hiệu hoa lan của anh Thái đã có chỗ đứng trên thị trường, được người yêu thích sưu tầm hoa lan tin tưởng. Thay vì chỉ biết trông chờ thương lái, người đàn ông này đã tự lập kênh Tuyền tự lập fanpage và kênh tiktok rồi livestream bán lan mỗi ngày.

Thêm một hình trồng lan hồ điệp trong nhà đạt doanh thu hơn trăm tỷ mỗi năm của ông Đào Quang Trịnh (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) được nhiều đơn vị đến tham quan, học tập. Năm 2022, ông Đào Quang Trịnh là một trong 100 nông dân tiêu biểu của cả nước được bình chọn nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc". Theo chia sẻ của ông Đào Quang Trịnh, mô hình trồng lan hồ điệp của ông có diện tích khoảng 2 ha, được đầu tư hơn 20 nhà vòm máy lạnh, với hệ thống tưới theo tiêu chuẩn Israel, nhờ đó sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện tại, mỗi năm công ty cung cấp ra thị trường khoảng một triệu cây lan, đạt doanh thu khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 29.
Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 30.

Công nghệ IoT (internet vạn vật) hiện được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Trong ảnh là trồng tảo xoắn Spirulina trong hệ thống ống kính ứng dụng công nghệ IoT tại khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM. Hệ thống này tạo ra môi trường sạch, khép kín với hệ thống ống thủy tinh tuần hoàn nước ngọt đã qua xử lý. Hệ thống đèn được bố trí bên ngoài ống giúp tảo có ánh sáng quang hợp. Trong ống thủy tinh, tảo Spirulina chuyển động theo dòng nước liên tục để phát triển. Sau khoảng 2 tuần, người nuôi sẽ căn cứ bằng màu sắc và đo mật độ tảo để tiến hành thu hoạch bằng cách dừng hệ thống tuần hoàn. Khi đó tảo sẽ lắng xuống đáy ống thủy tinh. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên (áo trắng), đại diện nhóm nghiên cứu, tảo sau thu hoạch được sấy thăng hoa thành dạng rắn, có thể phối trộn với các nguyên liệu khác làm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… giúp tăng giá trị của tảo thay vì làm thực phẩm ăn thông thường.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 31.

Một số doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, còn tập trung lo việc làm cho người dân địa phương. Hợp tác xã của chị Phạm Trần Hải Yến (huyện Ba Vì, Hà Nội) là một điển hình. “Hợp tác xã đang tạo việc làm cho hơn 80 lao động địa phương, chủ yếu là lao động nữ, đạt thu nhập từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/người/tháng. Mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp 100 tấn sản phẩm được sản xuất từ nông sản sạch, các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao", chị Yến cho biết.

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 35.

Đặc biệt, sản phẩm khoai lang kén và ngô chiên giòn của hợp tác xã đã và đang được các nhà hàng, quán ăn lựa chọn là món khai vị. Với hương vị đặc biệt, giòn rụm thơm ngon, 2 sản phẩm này đã có mặt từ Bắc vào Nam và đặc biệt có mặt ở một số siêu thị nông sản sạch trong nước và được xách tay sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...

Kỷ nguyên vươn mình, phát triển của nông nghiệp Việt Nam - Ảnh 36.

Song song với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các địa phương, đặc biệt ở cơ sở cũng đang dần chuyển biến mạnh mẽ về công nghệ số, để hoàn thành mục tiêu đưa xã trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu chuyển đổi số. Ông Ngô Văn Dũng (áo trắng) cán bộ xã đang giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại UBND xã Xuân Thọ (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Hiện nay, toàn bộ hệ thống chính quyền xã Xuân Thọ đang phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đưa xã trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu chuyển đổi số. Toàn tỉnh Lâm Đồng đã thành lập được các Tổ công nghệ số cộng đồng tại 142/142 xã, phường, thị trấn với hơn 2.500 thành viên.



Nguồn: https://danviet.vn/nong-nghiep-chuyen-doi-so-de-vuon-minh-trong-ky-nguyen-moi-2025021209533045.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available