Nỗi lo tay nghề kém


PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng đoàn công tác của bộ đã có buổi tham quan, làm việc với Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) vào hôm qua (24.6).

Sinh viên y khoa năm 6 không được đụng tới bệnh án: Nỗi lo tay nghề kém - Ảnh 1.

Sinh viên Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hành tại phòng thực hành của khoa

Đào tạo ngành y gặp khó về thực hành

GS-TS Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, Khoa được thành lập từ năm 2009, hiện đang đào tạo 5 ngành gồm: Y khoa, dược học, răng-hàm-mặt, y học cổ truyền, điều dưỡng. Đã có 692 sinh viên ngành y khoa và 150 sinh viên ngành dược học tốt nghiệp.

Cũng tại buổi làm việc, GS-TS Đặng Vạn Phước nhận định  khoa học sức khỏe là khối ngành đặc thù. Do vậy, đào tạo ngành y phải tạo được “chân đế” kiến thức vững để bác sĩ khi hành nghề, càng lên cao thì càng vững.

“Hổng kiến thức trong ngành y, thì khó lòng bù đắp được. Nên trách nhiệm của người dạy, người đào tạo rất quan trọng.Tôi rất ngại về vấn đề thực hành, tay nghề của bác sĩ rất có vấn đề. Sinh viên y năm 6 bây giờ không được đụng tới bệnh án, không viết bệnh án… Tức là càng ngày tay nghề của các em càng kém. Nghề y vẫn là nghề học nghề, nên việc đào tạo thực hành cực kỳ quan trọng. Nhưng chúng ta đang quá tải vấn đề thực hành, quá nhiều sinh viên trong khi cơ sở thực hành không có”, GS-TS Đặng Vạn Phước thông tin.

Còn GS-TS Lê Minh Trí, Phó trưởng Khoa Y, phụ trách ngành dược, cũng cho biết hiện đào tạo ngành y, dược gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc tìm kiếm giảng viên và cơ sở thực hành. Thường giáo viên thực hành đều là các bác sĩ, trong khi mức thu nhập hành nghề của họ ở các bệnh viện cao hơn nhiều so với việc đi dạy nên không nhiều người mặn mà với việc dạy thực hành cho sinh viên.

Đặc biệt, với sinh viên ngành dược, hầu như không còn công ty dược thuộc cổ phần nhà nước mà chủ yếu là công ty tư nhân. Việc các trường đào tạo ngành dược xin cho sinh viên vào thực hành cực kỳ khó khăn.

Nghề y vẫn là nghề học nghề, nên việc đào tạo thực hành cực kỳ quan trọng. Nhưng chúng ta đang quá tải vấn đề thực hành, quá nhiều sinh viên trong khi cơ sở thực hành không có

GS-TS Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM)

“Kiếm đâu ra thầy dạy thực hành, rất là khó. Kể cả nhiều bác sĩ hay người quen của tôi làm việc ở các công ty dược, họ đang hưởng mức lương 6.000-7.000 USD thì làm sao chúng tôi mời họ về dạy cho mình được. Chúng tôi phải dùng quan hệ cá nhân để kiếm chỗ thực hành cho sinh viên, nhưng không nhiều”, ông Trí nói.

TS Nguyễn Văn Quân, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo Bộ Y tế, cho biết, Nghị định 111 (quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe) đã nêu rõ số giảng viên thực hành/1 giường bệnh tại một bệnh viện; số sinh viên thực hành/1 giường bệnh. Tổng thời lượng tham gia giảng dạy thực hành của tất cả người giảng dạy thực hành thuộc cơ sở thực hành tối thiểu là 20% và tối đa là 80% của tổng thời lượng chương trình thực hành.

Luật đào tạo cũng ghi rất rõ, ngành y chính quy là dưới 15 sinh viên/1 giảng viên.

 Phòng bệnh có 18 bệnh nhân nhưng tới 82 sinh viên thực tập!

Đồng tình quan điểm trên, GS-TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y dược TP.HCM, cũng cho rằng đây là khó khăn chung của các trường đang đào tạo khối ngành sức khỏe.

Đào tạo nguồn nhân lực y tế thì cần sự đồng bộ của cả hệ thống và giữa các trường. Điều này đòi hỏi trách nhiệm và phải có chính sách tổng thể. Ví dụ như ở Trường ĐH Y dược TP.HCM hiện nay giảng viên giảng dạy khối ngành y đã được đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo phương pháp mới.

Sinh viên y khoa năm 6 không được đụng tới bệnh án: Nỗi lo tay nghề kém - Ảnh 4.

Sinh viên ngành y đang gặp khó khăn về chỗ thực tập

“Mặc dù các thầy cô dạy rất nhiều, nhưng để dạy đúng cách của ngành y là cả một vấn đề. Nên phải đào tạo giảng viên cho ngành y, đây là đặc thù riêng của ngành này, những ngành khác không có.

Còn về giảng viên trường y thì chắc chắn không bao giờ đủ, do vậy ngoài giảng viên cơ hữu của trường phải có giảng viên thỉnh giảng. Đây là khó khăn chung của các trường. Nếu giảng viên là các bác sĩ ở bệnh viện, thì câu hỏi đặt ra là làm sao giảng dạy tốt… Do vậy càng nhiều trường mở đào tạo ngành y thì càng khó khăn về đội ngũ giảng dạy”, ông Diệp Tuấn nêu vấn đề.

Ông Tuấn nêu ví dụ mới đây, ở một bệnh viện lớn TP.HCM, phòng bệnh có 18 bệnh nhân nhưng có tới 82 sinh viên thực tập. Vậy giảng viên biết dạy làm sao?

Ông Tuấn nêu ý kiến, với ngành y, các trường muốn đào tạo tốt cũng rất khó khi số sinh viên thực tập quá đông.

 Nên phân luồng sinh viên thực hành ở nhiều tuyến bệnh viện 

Theo ông Tuấn, giải pháp trước mắt là những trường đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh thì sinh viên không nên thực tập ở các bệnh viện ở thành phố mà  thực tập ở bệnh viện tỉnh. Điều này được rất nhiều nước thực hiện, đây được gọi là phân luồng thực tập.

Sinh viên y khoa năm 6 không được đụng tới bệnh án: Nỗi lo tay nghề kém - Ảnh 5.

Hiện nay ở TP.HCM nhiều trường đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó có y khoa. Lượng sinh viên đông rất khó để các em thực hành

Việc phân luồng sinh viên ngay từ lúc thực hành, sẽ giúp các em định hình rõ hơn công việc của mình sau này, cũng giảm tải áp lực trong việc tìm kiếm cơ sở thực hành.

Hiện nay ở TP.HCM nhiều trường đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó có y khoa. Lượng sinh viên đông rất khó để các em thực hành. Ông Tuấn đề xuất các bệnh viện và trường nên phân bổ được bệnh viện cho sinh viên. “Ví dụ chia ra cụm bệnh viện phối hợp với một trường nhất định, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu thực hành cho sinh viên”, ông Tuấn đề xuất.

Khuyến nghị Khoa Y thành lập bệnh viện

PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương khuyến nghị Khoa Y và ĐH Quốc gia TP.HCM nên thành lập bệnh viện để sinh viên có nơi thực hành. Liên quan đến cơ sở vật chất để sinh viên thực hành, Thứ trưởng đề nghị ĐH Quốc gia TP.HCM tạo điều kiện sớm thành lập các trung tâm để sinh viên thực hành lâm sàng. “Hiện sinh viên đã gặp khó khăn trong thực hành ở các bệnh viện rồi, đến cơ sở thực hành lâm sàng cũng không có thì các em rất thiệt thòi, giảng viên cũng rất khó truyền đạt, đảm bảo chất lượng đào tạo”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.



Source link

Cùng chủ đề

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng. Từ ngày 4 đến 11/11, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1, Bộ tư lệnh Quân khu 1 đã chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12...

Giảng viên ngành sức khỏe tiếp cận nhiều thông tin mới từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế từ nhiều quốc gia như Úc, Đức, Đan Mạch, Nga, Singapore… đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc đánh giá công nghệ y tế tại hội thảo do một...

Đời thường dung dị ở trung tâm TP.HCM qua ống kính của sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành

  Nguồn: https://tuoitre.vn/doi-thuong-dung-di-o-trung-tam-tp-hcm-qua-ong-kinh-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-nguyen-tat-thanh-20241020095508674.htm

Khai giảng khóa 2 chương trình hợp tác đào tạo giữa báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Nguồn: https://tuoitre.vn/khai-giang-khoa-2-chuong-trinh-hop-tac-dao-tao-giua-bao-tuoi-tre-va-truong-dai-hoc-nguyen-tat-thanh-20241011112141951.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm hoàng hôn Phú Quốc đẹp nao lòng trong mùa mưa

Hoàng hôn là 'đặc sản' của Phú Quốc nên thật thiếu sót nếu như du khách bỏ lỡ. Đặc biệt, hoàng hôn Phú Quốc vào mùa mưa lại mang đến những bức ảnh tuyệt đẹp đầy mê hoặc. Đối với các nhiếp ảnh gia và khách du lịch, hoàng hôn được xem là "đặc sản" thiên nhiên đặc biệt ưu ái cho Phú Quốc, dù đó là những khoảnh khắc ngắn ngủi trong ngày. Dưới đây là những địa điểm...

‘Tắt sóng 2G, nhà mạng sẽ phải bù máy 3G, 4G cho bà con’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi tắt sóng 2G, các nhà mạng phải có trách nhiệm 'bù' máy 3G, 4G cho người dân. Sáng 12.11, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ TT-TT. Nhiều đại biểu quan tâm đến việc tắt sóng 2G và ảnh hưởng của chính sách này đối với người dân. Đại biểu Phạm Thị Kiều, đoàn Đắk Nông ẢNH: GIA HÂN "Bù" máy cho người dân khi tắt sóng 2G Đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) nói,...

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn mỏi mòn chờ hỗ trợ sinh hoạt phí

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn phản ánh học đến năm 4 vẫn chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí. Có sinh viên phải tạm thời nghỉ học. Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, sinh viên sư phạm Trường đại...

Sinh viên hào hứng với những ý tưởng độc đáo về sống xanh

(NLĐO) – Số tiền bán được từ việc thu gom chai nhựa, nhóm sinh viên dùng để gây quỹ học bổng, tổ chức các hoạt động cộng đồng cho sinh viên ...

Hướng dẫn cách viết và gửi thư UPU lần thứ 54 đúng quy định

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 vừa được phát động, có chủ đề “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết...

Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện ‘tặng quà hay tiền cho cô giáo ngày 20/11’

Từ đầu tháng 11, hội phụ huynh lớp con chị Trần Thu Tươi (40 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị quà cho giáo viên.Ban đầu một số phụ huynh trong lớp đề xuất trích quỹ tặng cô giáo chủ nhiệm bức tranh khắc chữ "tri ân" bằng đồng có giá khoảng 2,5-3 triệu đồng làm kỷ niệm. Với điều kiện của hội phụ huynh, đa số nhất trí với phương án...

New Zealand cấp học bổng chính phủ bậc đại học riêng cho Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là sáng kiến giáo dục mới do Chính phủ New Zealand phối hợp cùng...

Mới nhất

Tổng kết khóa đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu …

Chương trình đào tạo, kéo dài trong 4 tuần từ ngày 14/10 - 08/11/2024, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.Tại lễ tổng kết, ông Đào Trọng Tiến - Tuỳ viên thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc - chia sẻ, trong suốt 4 tuần thực hành sản xuất khuôn mẫu tại Trung tâm đào tạo...

Nên đi xét nghiệm tinh trùng ở đâu và những lưu ý cần biết

Nam giới sắp lập gia đình hoặc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bị hiếm muộn nên làm xét nghiệm tinh trùng để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Tuy vậy, vẫn nhiều...

Bức ảnh chứng minh người Nhật ‘tinh tế nhất hành tinh’

Bức ảnh kỳ lạ nhưng ý nghĩa đằng sau lại vô cùng thú vị. ...

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn tại Đèo An Khê do thi công chậm tiến độ

(NADS) - Dự án nâng cấp đường do CTCP Trung Nam 18 E&C thi công đang gặp phải tình trạng chậm tiến độ, gây thiếu an toàn cho người dân khi đất đá ngổn ngang. Nguyên nhân chậm trễ được cho là do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thời tiết không thuận lợi, và năng lực...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ...

Mới nhất