Trang chủNewsThế giớiNỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga

Nỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga


Bốn nghi phạm khủng bố nhà hát ngoại ô thủ đô Nga đều đến từ Tajikistan, quốc gia đồng minh tại Trung Á, nơi được xem như sân sau của Moskva.

ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Mỹ cũng xác định nhóm này đứng sau vụ tấn công, cho hay họ đã thu thập được thông tin tình báo về nguy cơ khủng bố từ IS vào đầu tháng 3 và đã cảnh báo với phía Nga.

Tuy nhiên, 4 nghi phạm vụ khủng bố không đến từ Afghanistan, mà đều là công dân Tajikistan, quốc gia Trung Á từng thuộc Liên Xô và có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Nga. Tajikistan hiện là một phần của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu, liên minh mà Tổng thống Vladimir Putin từ lâu hy vọng trở thành phiên bản tương tự NATO.

Tajikistan, quốc gia có dân số 10 triệu người, nằm kẹp giữa Uzbekistan, Afghanistan, Kyrgyzstan và Trung Quốc, là nước nghèo nhất trong số các nước từng thuộc Liên Xô. Tajikistan có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nhưng chưa được phát triển đúng mức do đầu tư nước ngoài thấp và dữ liệu địa chất chưa đầy đủ.

Tình trạng đói nghèo và thất nghiệp cũng đã thúc đẩy nhiều người Tajikistan tới Nga tìm việc. Ước tính hơn 3 triệu người Tajikistan hiện là lao động nhập cư ở Nga, hầu hết làm những công việc lương thấp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất hoặc dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng.





Một gia đình đang chuẩn bị nướng bánh mì tại ngôi nhà ở làng Dakhana Kiik, Tajikistan. Ảnh: AP

Một gia đình đang chuẩn bị nướng bánh mì tại ngôi nhà ở làng Dakhana Kiik, Tajikistan. Ảnh: AP

Dù Nga ngày càng phụ thuộc vào lao động nhập cư để đáp ứng nhu cầu công việc trong nước, thái độ của người Nga đối với những người đến từ Trung Á và khu vực Kavkaz nhìn chung không mấy tích cực.

Tại Tajikistan ngày nay, những người có trình độ đại học hầu như không thể kiếm được công việc có mức lương đủ để họ xây dựng cuộc sống gia đình bình thường. Sống trong cảnh nghèo khổ, họ dễ dàng trở thành mục tiêu lôi kéo của những kẻ tuyển mộ Hồi giáo cực đoan.

Cùng với nghèo đói, xã hội Tajikistan cũng chất chứa căng thẳng tôn giáo. Những người Hồi giáo bảo thủ là một trong những lực lượng chính chống chính phủ trong cuộc xung đột giai đoạn 1992-1997, khiến hơn 150.000 người thiệt mạng và tàn phá nền kinh tế.

Tổng thống Emomali Rahmon sau đó ban hành nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa xung đột tôn giáo, như hạn chế xây đền thờ Hồi giáo, cấm phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi đến thánh đường.

Bóng ma Hồi giáo cực đoan từ nước láng giềng Afghanistan cũng là một lý do khiến ông Rahmon thực thi các chính sách này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những quy định nghiêm ngặt đó đã góp phần thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền Hồi giáo cực đoan trên mạng xã hội ở Tajikistan.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, kết hợp với cuộc sống khó khăn ở quê nhà được cho là “công thức hoàn hảo” khiến 4 nghi phạm người Tajikistan bị lôi kéo vào hoạt động khủng bố.

Nghi phạm Dalerjon Mirzoyev, 32 tuổi, từng nhập cảnh vào Nga để tìm việc và được cấp tạm trú trong vòng ba tháng ở thành phố Novosibirsk, thuộc vùng Siberia, nhưng giấy phép này đã hết hạn.

Nghi phạm Saidakrami Rachabalizod, 30 tuổi, được xác định nhập cảnh vào Nga từ ngày 6/3 theo diện lao động nhập cư, nhưng không đăng ký nơi cư trú hợp pháp. Rachalbalizod từng đến Nga làm việc và bị bắt vào năm 2018 với cáo buộc vi phạm thời hạn tạm trú dành cho người nhập cư. Nghi phạm khi đó bị phạt hành chính 2.500 ruble rồi bị trục xuất khỏi Nga.

Muhammadsobir Fayzov, 19 tuổi, nghi phạm trẻ nhất, đến Nga làm thợ cắt tóc và đăng ký tạm trú ở thành phố Ivanovo, phía đông thủ đô Moskva.

Shamsidin Fariduni, 25 tuổi, người được xác định là chỉ huy của nhóm, làm việc trong một nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở thành phố Podolsk, phía tây nam Moskva. Anh ta cũng từng làm nhân viên sửa chữa và tạp vụ ở Krasnogorsk, vùng ngoại ô Moskva, nơi có khu phức hợp trung tâm mua sắm và nhà hát Crocus City Hall.




Vị trí Nga và Tajikistan. Đồ họa: World Atlas

Song những cuộc tấn công khủng bố từ năm 2015 đều do các nhóm thân IS nhận trách nhiệm. Sau khi IS tuyên bố thành lập ở Syria và Iraq vào tháng 6/2014, hàng nghìn người đã gia nhập lực lượng cực đoan này, trong đó có hàng trăm người từ Tajikistan.

Một trong những người nổi bật nhất gia nhập IS là Gulmurod Khalimov, từng là sĩ quan lực lượng đặc nhiệm của Tajikistan trước khi đào ngũ và gia nhập IS ở Syria năm 2015.

Chiến dịch của Nga được coi là một trong những lý do quan trọng khiến IS bị đánh bại ở Syria. Tàn quân IS rút vào sa mạc để khôi phục lực lượng và tăng cường nhắm mục tiêu vào Nga do cho rằng Moskva đã “đàn áp đạo Hồi”.

Nhóm này nhận trách nhiệm về vụ đánh bom năm 2015 vào máy bay Nga đang đưa khách du lịch trở về từ khu nghỉ mát Sharm al-Sheik của Ai Cập. Hai năm sau, họ tuyên bố đứng sau vụ đánh bom tự sát chuyến tàu điện ngầm ở St. Peterburg, khiến 15 người thiệt mạng.

Hai tuần trước vụ khủng bố nhà hát Crocus, lực lượng an ninh Nga cho biết đã truy quét các thành viên IS đang lên kế hoạch tấn công giáo đường Do Thái ở Moskva. Đầu tháng này, họ thông báo tiêu diệt 6 phiến quân IS ở khu vực Ingushetia, tiếp giáp với Chechnya.





Lực lượng an ninh Nga tại nhà hát Crocus City Hall, Krasnogorsk, tỉnh Moskva ngày 22/3. Ảnh: RIA Novosti

Lực lượng an ninh Nga tại nhà hát Crocus City Hall, Krasnogorsk, tỉnh Moskva ngày 22/3. Ảnh: RIA Novosti

Giới quan sát cho rằng cách phản ứng của Nga đối với vụ khủng bố nhà hát Crocus cũng có thể gây chia rẽ giữa họ và Tajikistan, một trong những đồng minh truyền thống ở Trung Á.

Quan hệ giữa Nga và Tajikistan trước đó đã có nhiều rạn nứt, khi ảnh hưởng của Moskva ở “sân sau” ngày càng suy giảm do tác động của xung đột ở Ukraine. Armenia, quốc gia ở Trung Á và là thành viên CSTO, hồi tháng 2 thông báo đình chỉ tham gia hiệp ước an ninh tập thể này, động thái được cho là đòn giáng với hình ảnh của Nga trong khu vực.

Hồi tháng 10/2022, Tổng thống Rahmon đã gay gắt yêu cầu Nga tôn trọng Tajikistan. Ông cho biết Tajikistan đã phải “cầu xin” Nga tham dự diễn đàn Cộng đồng Các quốc gia Độc lập diễn ra ở nước này. “Chúng tôi chưa bao giờ được Nga đối xử như đối tác chiến lược. Chúng tôi muốn được tôn trọng”, ông nói.

Quan hệ song phương có thể chứng kiến những trắc trở nhiều hơn, khi Nga nhiều khả năng phải xem xét lại chính sách khuyến khích nhập cư với những người đến từ Trung Á, theo giới quan sát. Nếu Nga thắt chặt chính sách nhập cư, cuộc sống của khoảng 1/3 dân số Tajikistan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, tạo thêm áp lực với quốc gia này.

Thanh Tâm (Theo The Conversation, Business Insider, AP)




Source link

Cùng chủ đề

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Xuất hiện tỷ số không tưởng 33-0 ở vòng loại U17 châu Á 2025

Tại bảng J vòng loại châu Á 2025 diễn ra tại Singapore tối 23/10, đội tuyển U17 Tajikistan đánh bại U17 Guam với tỉ số 33-0. Chiến thắng cho U17 Tajikistan đã được dự báo từ trước nhưng việc đội bóng này ghi đến 33 bàn trong vòng 90 phút cộng thêm vài phút bù giờ khiến khán giả bất ngờ.Bàn thắng muộn nhất của U17 Tajikistan được ghi ở phút 83, có nghĩa là trung bình chưa...

Đức bắt giữ người nghi có kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel

(CLO) Chính quyền Đức đã bắt giữ một công dân Libya bị tình nghi có quan hệ với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS và đang lên kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel. ...

Mỹ phá âm mưu khủng bố trước bầu cử

Theo CNN, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo lực lượng chức năng bắt giữ 1 người đàn ông Afghanistan với cáo buộc âm mưu tiến hành tấn công khủng bố vào ngày bầu cử tổng thống (5-11-2024) nhân danh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đối tượng tên là Nasir Ahmad Tawhedi, 27 tuổi, bị bắt vào ngày 7-10 tại bang Oklahoma, bị buộc tội cung cấp hỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Mới nhất

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Mới nhất