Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổNỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung...

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển


Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển




Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu). Thành tựu lịch sử này đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng… đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước.


_____________________________

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển




Với mục tiêu xác lập đường biên giới rõ ràng giữa hai nước, từ năm 1974 đến 1979, Việt Nam và Trung Quốc đã ba lần đàm phán biên giới lãnh thổ, nhưng không đạt được kết quả do hai bên có lập trường, quan điểm khác xa nhau. Sau khi bình thường hóa quan hệ, từ tháng 10/1992, hai bên đàm phán lần thứ tư về biên giới lãnh thổ. Tháng 10/1993, hai bên đạt được Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc, đồng ý lấy các Công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lại đường biên giới Việt – Trung; các khu dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư; đối với những đoạn biên giới sông suối thì giải quyết theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Ngày 30/12/1999, tại trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.




Ngày 30/12/1999 tại Hà Nội, sau 8 năm kiên trì đàm phán trong bối cảnh biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp ước 1999) được ký kết, đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài giữa hai nước.


Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ. Để có thể xác định rõ ràng đường biên giới, hai bên cần tiến hành phân giới cắm mốc, chuyển đường biên giới từ lời văn trong Hiệp ước và bản đồ ra thực địa. Đến cuối năm 2008, công tác phân giới cắm mốc cơ bản hoàn thành. Kết quả là chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km, cắm được 1.970 cột mốc, trong đó có 1.548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ. Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.


Sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc, để hợp tác bảo vệ, quản lý biên giới và mốc quốc giới, năm 2009, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Chính phủ hai nước đã ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Ngày 14/7/2010, 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý mới.


Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc tại cột mốc biên giới số 1116 (phía Việt Nam) trong lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, ngày 23/2/2009.




Từng trực tiếp tham gia các đàm phán biên giới Việt Nam – Trung Quốc ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ và là người đầu tiên ở châu Á dịch Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết, tranh chấp biên giới đất liền giữa các quốc gia là một loại tranh chấp quốc tế phổ biến thường được ưu tiên giải quyết sau khi quan hệ ngoại giao đã được thiết lập. Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ thông qua đàm phán hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế, trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế, với một tinh thần thật sự khiêm tốn, vì các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên, cùng nhau xử lý các bất đồng, tranh chấp theo đúng các nguyên tắc pháp lý đã thỏa thuận.


“Có thể nói rằng, thành tựu này còn là một đóng góp có giá trị cho thực tiễn quốc tế, một phần không thể tách rời của Công pháp quốc tế, để giải quyết các tranh chấp biên giới, lãnh thổ quốc gia”, Tiến sỹ Trần Công Trục nhấn mạnh.


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao nhận định: Việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc không phải là kết quả của sự nôn nóng, vội vã mà thành quả này có được là do khả năng nắm bắt thời cơ để kết thúc có lợi và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp cao hai nước, những nỗ lực không mệt mỏi của hai đoàn đàm phán cấp Chính phủ cũng như các chuyên gia, đại diện ngành hữu quan các tỉnh có chung biên giới… Kết quả này là sự thể hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, đóng góp tích cực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển




Trong suốt 25 năm qua, hai nước Việt Nam, Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực, gìn giữ đường biên giới hòa bình, ổn định, góp phần tích cực thúc đẩy hợp tác, duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ hai nước lên tầm cao mới, đồng thời chứng minh Hiệp ước 1999 và việc hoàn thành phân giới cắm mốc, thực hiện 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền là một thành công có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước.


Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/8, Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba nhấn mạnh: “Hai bên đã thực hiện tốt Hiệp ước biên giới trên đất liền Trung Quốc – Việt Nam, nhân dân ở biên giới hai nước an cư lạc nghiệp, sống chung hài hòa, gắn bó như anh em một nhà. Khu vực biên giới Trung Quốc – Việt Nam đã trở thành khu vực biên giới hòa bình nhất, ổn định nhất, hài hòa nhất, giao lưu thương mại và nhân viên đi lại sôi nổi hàng đầu trên thế giới. Tôi vẫn nhớ rất rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 8 năm ngoái đến cửa khẩu Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan khảo sát và đã nhấn mạnh rằng trên thế giới chỉ có duy nhất khu vực biên giới ở đây đặt tên cửa khẩu bằng hai chữ “Hữu Nghị”, là “có một không hai” trên thế giới; thể hiện sinh động cảnh tượng giao lưu hữu nghị tại khu vực biên giới hai nước. Một khu vực biên giới hòa bình, an ninh rất đáng để chúng ta tự hào”.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Ngày 25/8/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Cùng tham dự có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba.




Theo Báo cáo Tổng quan tình hình quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc từ sau khi 3 văn kiện pháp lý có hiệu lực cho đến nay của Ủy ban Biên giới quốc gia, thực tiễn những năm qua cho thấy đường biên giới hòa bình, ổn định đã góp phần tích cực thúc đẩy hợp tác, phát triển tại khu vực biên giới, hoạt động trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới phát triển mạnh mẽ.


Các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa các lực lượng chức năng quản lý biên giới hai nước được các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai. Hoạt động đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân được đẩy mạnh, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, từ năm 2010 đến nay đã tổ chức 8 lần “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc” và 3 lần “Giao lưu biên cương thắm tình hữu nghị”, qua đó xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, phối hợp công tác hiệu quả giữa các lực lượng chức năng quản lý, bảo vệ biên giới hai nước Việt – Trung.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Thượng tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân chụp ảnh chung. (Ảnh: TTXVN)




Ở cấp địa phương biên giới, các hoạt động đối ngoại nhân dân, giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau nhân các dịp lễ, Tết truyền thống được tổ chức thường xuyên; hoạt động giao lưu hữu nghị với nhiều hình thức phong phú như kết nghĩa thôn – bản, đồn – trạm, cùng nhau xây dựng biên giới bình yên, hữu nghị… đạt kết quả nổi bật, chính quyền địa phương biên giới hai bên đã ký kết nghĩa 67 cặp cụm dân cư hai bên biên giới. Các cơ chế hợp tác địa phương biên giới được tổ chức định kỳ, linh hoạt (kể cả trong thời gian dịch COVID-19), qua đó đề xuất và phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất nhiều nội dung hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới.


Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển


Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành. (Ảnh: TTXVN)




Với những kết quả tích cực trong quản lý, bảo vệ cũng như giao lưu thương mại, hữu nghị biên giới hai nước Việt – Trung, thời gian tới, theo Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, hai nước sẽ “cùng trao đổi tạo ra những định hướng lớn, tạo sự chuyển biến, đưa đường biên giới hòa bình ổn định Việt Nam – Trung Quốc trở thành đường biên giới hợp tác, phát triển vững chắc, có tính tới các xu thế lớn trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Chúng ta sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với phía Trung Quốc để nỗ lực lớn hơn nữa, góp phần xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc thực sự trở thành một đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đem lại sự phát triển kinh tế – xã hội, cuộc sống thanh bình, yên ổn, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân hai nước, nhất là nhân dân các địa phương biên giới”.




Theo Báo Tin tức


https://baotintuc.vn/thoi-su/no-luc-gin-giu-bien-gioi-dat-lien-viet-nam-trung-quoc-hoa-binh-huu-nghi-hop-tac-va-phat-trien-20240817140750017.htm


Theo Báo Tin tức





Nguồn: https://thoidai.com.vn/no-luc-gin-giu-bien-gioi-dat-lien-viet-nam-trung-quoc-hoa-binh-huu-nghi-hop-tac-va-phat-trien-203668.html

Cùng chủ đề

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc". Theo đó, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) phối hợp với Liên đoàn cảng Thượng Hải và Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức hội thảo “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc”...

Sớm nâng cấp lối mở A Pa Chải (Điện Biên) – Long Phú (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương

Ngày 29/10, tại Thành phố Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã diễn ra hội đàm giữa Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Phổ Nhĩ, Trạm Kiểm tra Biên phòng Xuất Nhập cảnh Mường Khang (Trung Quốc) với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên (Việt Nam). Hội đàm giữa Đoàn đại biểu...

Việt Nam – Trung Quốc: Kế thừa hữu nghị, chung tay tiến lên

Theo lời mời của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 29/10, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã tới thăm và tham gia Tọa đàm tại Đại học Sư phạm Quảng Tây với chủ đề: “Kế thừa hữu nghị, chung tay tiến lên”. Đây là hoạt động nằm...

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh, giao lưu quân đội Việt Nam-Trung Quốc

NDO - Sáng 26/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Thượng tướng Trương Hựu Hiệp và Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam nhằm góp phần hiện thực...

Giao lưu hữu nghị thanh niên Trung – Việt: Gắn kết sự hiểu biết và tình cảm giữa thế hệ trẻ hai nước

Ngày 22/10, tại di tích Trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, số 13 (nay là 248 - 250) đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã diễn ra Lễ khai mạc chương trình Giao lưu hữu nghị thanh niên Trung - Việt: "Tăng cường tình hữu nghị truyền thống theo dấu chân cách mạng". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sinh viên Nhật Bản trầm trồ trước hương vị ẩm thực Huế

Mới đây, đoàn sinh viên Trường Đại học Kyoto Seika (Nhật Bản) đã có dịp đến Huế và cùng các bạn sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tham gia workshop trải nghiệm văn hóa địa phương với chủ đề: “Kiến trúc chợ truyền thống trong bối cảnh hiện đại”. Workshop diễn ra trong vòng 4 ngày, các bạn sinh viên Việt Nam và Nhật Bản được chia nhóm để làm quen...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Cuba thông qua kênh hợp tác nghị viện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba thăm, làm việc tại Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN ...

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của...

Thúc đẩy mô hình thành phố thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

Ngày 1/11, tại Trường Đại học Cần Thơ diễn ra Hội thảo “Các mô hình quản lý chất thải rắn cho thành phố thông minh”, do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ, Hội hữu nghị Việt - Đức thành phố và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF/Đức) tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong khoản viện trợ “Các hoạt động thúc đẩy...

Bài đọc nhiều

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh

Một tiết mục biểu diễn tại chương trình. ...

Nếp sống mới ở bản biên giới Ché Lầu

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi...

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nơi vùng cao biên giới

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã và đang tạo ra nhiều đổi thay trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo dục nơi vùng cao, biên giới Nậm Pồ (Điện Biên). Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện với nhiều cách làm thiết thực,...

Việt Nam – Lào – Campuchia nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu...

Sáng 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, làm việc tại Thủ đô Vientiane, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại cuộc ăn sáng làm việc. Ảnh: VGP Tại cuộc gặp, ba Thủ tướng nhấn mạnh truyền thống đoàn...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều “gánh nặng” trên vai nhưng vai trò của ASEAN là...

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Tăng cường phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

(ĐCSVN) - Ngày 31/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp với Thành đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân và người Việt Nam ở...

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Ông Ngô Thanh Phong, 47 tuổi, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; là Thuyền trưởng tàu cá QNg 95179 TS gặp nạn trên biển do bị bỏng nặng. Trước đó, khoảng 22 giờ, ngày 29/10/2024, bệnh nhân đi kiểm tra bếp nấu...

Ươm mầm hữu nghị biên cương

Bước lên sân khấu của chương trình "Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào: Sắt son một niềm tin" vào tháng 10/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô bé Nang Tùn Pheng Khăm Sỉ, học sinh lớp 11 trường PTTH cụm Xi Bun Hâu, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) rạng rỡ nở nụ cười khi gặp lại những người lính biên phòng Việt...

Thủ tướng đề nghị sớm thành lập Hội người Việt Nam tại Saudi Arabia

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; sớm tiến thành lập Hội Người Việt Nam tại Saudi Arabia... Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, tối 29/10 theo giờ địa phương tại thủ đô Riyadh, Thủ...

Mới nhất

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ...

Tạm dừng vận hành tổ hợp hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD, cả ngàn lao động sẽ ra sao?

Sau một thời gian vận hành thương mại, tổ hợp hóa dầu 5 tỉ USD Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu của Tập đoàn SCG đã tạm ngưng vận hành, người lao động của tổ hợp này sẽ ra sao? ...

Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư

Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác. Thống kê cho thấy, năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư. Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho...

Mới nhất