Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững thí sinh tự kiếm tiền đi học

Những thí sinh tự kiếm tiền đi học


Vy và Nhung từ Nghệ An ra Bắc Ninh làm công nhân thời vụ, trong khi thủ khoa khối C ở Hưng Yên đi bóc long nhãn để kiếm tiền trang trải việc học hành.

20h hàng ngày, Nguyễn Thị Nhung và Phan Thị Huyền Vy, cùng quê Nghệ An, đi bộ về phòng trọ, kết thúc một ngày làm việc từ tám giờ sáng. Ăn cơm tối ở công ty trước khi về nên Nhung và Vy tắm gội, gọi điện cho nhà một lát rồi ngủ sớm để mai đi làm.

“Em mệt rã rời. Mắt mỏi, tay trầy xước, thâm tím còn lưng đau ê ẩm. Làm công nhân rất cực”, Nhung nói.

Nhung, Vy là cựu học sinh của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương. Thi xong tốt nghiệp THPT hồi cuối tháng 6, cả hai bắt xe ra Bắc Ninh xin làm thời vụ cho một công ty điện tử của Trung Quốc. Công việc của hai em là bốc hàng và kiểm hàng. Cả hai phải mở các kiện hàng, dùng tay phân loại linh kiện kim loại.

“Ngày nào chúng em cũng lặp đi lặp lại công việc giống nhau. Chúng em cũng không được nói chuyện khi làm việc”, Nhung chia sẻ. Từ hè năm lớp 10 và 11, cả hai đều ra Bắc Ninh làm thời vụ để kiếm tiền đóng học. Còn trong năm học, cả hai tranh thủ đi bưng bê ở các hàng quán.

Sau khi kết thúc ca làm đêm hôm 18/7, Nhung và Vy nhận tin đạt lần lượt 26,75 và 26 điểm khối C (Văn, Sử, Địa), có khả năng trúng tuyển vào nhiều đại học.

“Chúng em mừng muốn khóc. Cả hai cùng đặt nguyện vọng vào Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Đà Nẵng và Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội”, Vy nói.

Từ lúc biết điểm, cả hai chi tiêu tiết kiệm hơn, dành tiền nhập học. Lương 5,1 triệu đồng mỗi tháng cả phụ cấp, cả hai thuê phòng trọ một triệu đồng ở chung, ăn tại công ty. Mỗi em dành dụm được 4 triệu đồng một tháng.





Nhung và Vy bắt xe ra Bắc Ninh xin làm công nhân thời vụ hồi đầu tháng 7. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhung và Vy bắt xe ra Bắc Ninh xin làm công nhân thời vụ hồi đầu tháng 7. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hơn một tháng qua, Lê Minh Hiếu, cựu học sinh lớp 12A7, trường THPT Nguyễn Trung Ngạn, Hưng Yên, cũng tranh thủ đi bóc long nhãn thuê từ sáng sớm.

“Phải đi sớm để nhận nhiều nhãn mới được nhiều tiền. Nhưng năm nay nhãn ít, em chỉ bóc được 25 kg mỗi buổi, với tiền công 4.000 đồng/kg”, Hiếu nói.

Hiếu đã làm công việc này từ năm lớp 7 để tự đóng tiền học. Công việc yêu cầu sự kiên nhẫn và khéo léo của đôi tay, sao cho ruột nhãn sau khi tách hạt phải còn nguyên. Sau nhiều tiếng ngồi bóc, các ngón tay của Hiếu sưng và mỏi. Ngoài bóc long nhãn, Hiếu còn đi cấy thuê.

Nam sinh là học sinh giỏi suốt ba năm trung học và từng giành giải nhì môn Địa lý cấp tỉnh năm lớp 12. Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, Hiếu là thủ khoa khối C của tỉnh Hưng Yên với 29 điểm, trong đó Địa lý 10, Văn và Sử cùng 9,5. Tính đến nhiều nguyện vọng đại học nhưng phải cân nhắc kỹ về học phí nên Hiếu chọn ngành Sư phạm Văn của Đại học Sư phạm Hà Nội.





Hiếu học tốt các môn xã hội, từng giành giải nhì học sinh giỏi Địa lý cấp tỉnh năm lớp 12. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hiếu học tốt các môn xã hội, từng giành giải nhì học sinh giỏi Địa lý cấp tỉnh năm lớp 12. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cả ba học sinh cho hay nhận thức được cần tự nỗ lực để thay đổi cuộc đời, thay vì buồn chán hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của mọi người.

Hiếu nói địa phương đã hỗ trợ em một khoản tiền, song em cho rằng chủ động đi làm kiếm tiền để tạo cơ hội học tập cho mình là điều kiện quyết định cho thành công trong tương lai. Việc này sẽ giúp em trang trải các chi phí nhập học ban đầu, mua sắm đồ dùng học tập.

“Chờ đợi ai đó giúp mà bản thân không cố gắng sẽ dễ chùn bước, ỉ lại”, Hiếu nhìn nhận.

Vy và Nhung cũng có suy nghĩ tương tự. Hơn nữa, theo hai nữ sinh, việc đi làm công nhân ngoài mang lại thu nhập để đi học, còn giúp các em va chạm và có hiểu biết xã hội.

“Chúng em cần tìm hiểu nhiều môi trường và học cách tự lập sớm, không dựa dẫm, tránh làm gánh nặng cho gia đình”, Vy cho hay.

Theo cô Phan Thị Hằng, giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương, nhiều học sinh chọn đi xuất khẩu lao động hoặc làm tự do sau khi tốt nghiệp, nhưng Nhung và Vy có sức học tốt, nếu bỏ đại học sẽ rất đáng tiếc.

“Các em đi làm vất vả rất tội nhưng đó cũng là cơ hội để trải nghiệm và học hỏi. Tôi tin, với sự năng động này, các em sẽ trưởng thành ở môi trường mới”, cô nói, thêm rằng chưa từng gặp hai học sinh nào đặc biệt như vậy.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A7 của thủ khoa Lê Minh Hiếu, cũng cảm phục khi chứng kiến cậu học trò phải cân đối thời gian học và đi làm thêm suốt ba năm cấp ba. Cuộc sống thiếu thốn nhưng Hiếu luôn chủ động và quen với việc đi làm thuê kiếm tiền đóng tiền học.

“Hiếu rất vất vả, từ nhỏ đã là trụ cột của gia đình có 4 người con. Tuy nhiên, em ấy không bao giờ than vãn về hoàn cảnh mà luôn tự tìm cách khắc phục và cố gắng”, cô Lan chia sẻ.





Nhung (áo xanh) và Vy khi vào nhà máy làm việc sáng 5/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhung (bìa phải) và Vy khi vào nhà máy làm việc sáng 5/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo một thống kê, khoảng 10-15% tân sinh viên có nhu cầu vay vốn thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Hiện, mức cho vay cao nhất là 4 triệu đồng một tháng. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức này đáp ứng 42% chi phí học tập (học phí và sinh hoạt phí) tối đa của sinh viên. Tuy nhiên, chỉ học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo (thu nhập dưới 1,5-2 triệu đồng một tháng) mới được vay. Do đó, nhiều thí sinh trước và sau khi vào đại học tìm cách làm thêm để trang trải.

TS Nguyễn Diệu Linh, Phó trưởng bộ môn Kế toán – Tài chính, Học viện Ngân hàng, ủng hộ việc này. Theo cô, các trường đều dạy theo tín chỉ nên sinh viên hoàn toàn có thể sắp xếp việc học để tìm việc, kiếm thêm tiền trang trải chi phí. Ngoài ra, nhiều trường cũng có chương trình hỗ trợ cho sinh viên nghèo như giảm học phí.

TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội, nói việc sinh viên trúng tuyển chủ động tìm việc làm thêm phù hợp để kiếm tiền chuẩn bị vào đại học là việc làm đáng khích lệ. Việc này cho thấy các em chủ động, nỗ lực vượt khó để theo đuổi ước mơ học tập.

“Nếu duy trì tinh thần, thái độ chủ động, tích cực này trong những năm tháng học đại học và sau khi tốt nghiệp, tôi tin các em sẽ đạt được những thành công. Tôi cũng mong ý chí tự lực này của các em sẽ có sức lan tỏa sâu rộng”, thầy Dũng nói.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Dự kiến bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT 2025

Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Bộ GD&ĐT tại dự thảo thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đang được Bộ lấy ý kiến. Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT bỏ quy định học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT.Như các năm trước, học sinh đạt loại giỏi bằng nghề hoặc loại xuất sắc, giỏi bằng tốt nghiệp trung cấp...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Thử thức ăn cho nhãn hàng 70.000 đồng/lần, nữ sinh làm thêm từ lớp 9 theo đuổi ‘mộng’ làm cô giáo

Ba mất sớm vì không có tiền chạy thận, mẹ không ngần ngại làm thêm đủ thứ việc từ chạy xe ôm, giúp việc nhà, cho đến nhổ tóc bạc cho người già... lo cho hai con ăn học. Cô bé Y Y cũng lớn lên như mầm cây, mạnh mẽ không kém. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Phụ huynh muốn chuyển lớp học sinh làm con mình gãy tay, trường không đồng ý

Học sinh bị bạn làm gãy tay, phụ huynh muốn nhà trường chuyển lớp cho bạn gây tai nạn vì sợ học chung không an toàn. Nhà trường nói gì? Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, chị Nguyễn Phương Thảo cho biết ngày 16-10-2024,...

Hai học sinh bị ‘đánh hội đồng’ phải nhập viện

Trong vòng 3 tuần, trên địa bàn tỉnh Bến Tre xảy 2 vụ học sinh bị bạn 'đánh hội đồng', phải nhập viện điều trị. ...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung tin nhắn này như sau: “Sở GD&ĐT đề nghị các Phòng GD&ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa có chuyến thăm, giao lưu và tặng quà trường Mầm non Họa Mi trực thuộc Trại giam Hồng Ca, Yên...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh viên ...

Mới nhất

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn

Đầu tuần qua, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã chính thức đón thêm một máy bay thân hẹp A320 gia nhập đội tàu khai thác. Sau khi hạ cánh tại Nội Bài, máy bay mang số hiệu JU-1410 được kiểm tra và thực hiện các công tác phủ livery nhận diện Hãng, chuẩn bị đưa vào...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. ...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina...

Mới nhất