Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhững ràng buộc dùng dằng không dứt, EU thừa nhận khó ‘dứt...

Những ràng buộc dùng dằng không dứt, EU thừa nhận khó ‘dứt tình’ với Nga bởi lý do này


Thực tế thì, ECB vẫn đang tiếp tục gây áp lực buộc các ngân hàng thuộc các nước thành viên EU cắt đứt hẳn quan hệ với Nga.

Những thực thể dùng dằng không dứt, EU thừa nhận khó ‘dứt tình’ với Nga bởi lý do này. (Nguồn: Reuters)
Những thực thể dùng dằng không dứt, EU thừa nhận khó ‘dứt tình’ với Nga bởi lý do này. (Nguồn: Reuters)

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục gây áp lực buộc các ngân hàng phải “nới lỏng” quan hệ với Nga. Tuy nhiên, tổ chức này tự hiểu rằng, không dễ để các ngân hàng có thể đạt được sự chấp thuận từ chính quyền địa phương.

Giám sát viên ECB Andrea Enria đã tuyên bố điều này, đồng thời cung cấp thêm thông tin rằng, “Chúng tôi tiếp tục gây áp lực lên các ngân hàng để thu hẹp quy mô và hướng tới khả năng rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Nga.

Tuy nhiên, ông cũng phải thừa nhận rằng, có những hạn chế về mặt pháp lý và để các ngân hàng rút khỏi hoạt động kinh doanh, họ cần tìm người mua phù hợp và xin phép chính quyền địa phương ở Nga, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Trong đó, trường hợp điển hình là Ngân hàng quốc tế Raiffeisen (RBI) của Áo – ngân hàng cho vay lớn nhất của phương Tây vẫn hoạt động ở Nga sau khi nổ ra chiến dịch quân sự Nga-Ukraine – vẫn đang tiếp tục trì hoãn việc rút khỏi Nga, vì vẫn muốn bảo vệ mối quan hệ lâu dài với Moscow, ít nhất là về mặt lợi ích.

Dù RBI đã công bố ý định rời khỏi thị trường vào tháng 2/2022, nhưng sau đó lại tuyên bố trì hoãn đến cuối năm 2023.

Theo Reuters, thực tế Vienna và RBI đều đang nỗ lực đối phó với áp lực buộc phải rời khỏi Nga, với hy vọng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ sớm đến hồi kết.

Một số quan chức ở Vienna được cho là không thích việc cắt đứt mối quan hệ hàng thập kỷ với Moscow. Họ vẫn nuôi hy vọng, mối quan hệ có thể được khôi phục sau khi xung đột quân sự kết thúc, bất chấp sự ủng hộ công khai của Áo đối với Ukraine, kể cả việc tham gia chiến dịch trừng phạt kinh tế chống Nga của phương Tây, theo Reuters.

Ngày 29/8, sau nhiều tháng bị thúc giục, CEO của Ngân hàng Raiffeisen cho biết, đến nay vẫn chưa thể đưa ra khung thời gian cho việc bán hoặc chia tách tài sản của mình. CEO Johann Strobl cho biết, RBI đã sẵn sàng bán hoặc thực hiện các hoạt động chia tách, nhưng để có thể thực hiện điều đó, cần có sự chấp thuận của chính phủ Nga, ngân hàng trung ương, nhiều cơ quan chức năng khác và cả ở châu Âu, trước khi yêu cầu các cổ đông của mình đóng cửa các hoạt động ở Nga. Rất nhiều vấn đề phức tạp, khiến việc RBI phải rời đi, khó có thể xảy ra trước tháng 9 và đến nay, thời hạn mới là cuối năm 2023.

Nhưng nói chung, chưa có gì chắc chắn về kế hoạch rời đi của RBI. Bởi trước đó, hồi đầu tháng 8, ông Strobl từng cho biết rằng, ngân hàng của ông đang nhắm tới việc tách hoạt động kinh doanh tại Nga vào cuối năm 2023.

Nhưng trong một tuyên bố trước đây, ông này cũng đã từng chỉ ra khung thời gian vào tháng 9 để hoàn tất việc di chuyển…

Hiện ECB vẫn đang tiếp tục thúc ép RBI ngừng hoạt động kinh doanh đang thu về khoản lợi nhuận cao ở Nga. Và mặc dù ngân hàng Áo từ lâu đã cho biết họ đang tìm kiếm các giải pháp, nhưng họ vẫn phải trì hoãn kế hoạch rời khỏi Nga. Bởi lý do, “RBI còn có nghĩa vụ đối với 3 triệu khách hàng của mình ở Nga và không nên đánh giá thấp sự phức tạp của việc rời khỏi đất nước này”, CEO Strobl nói rõ.

RBI có khoảng 2.600 khách hàng doanh nghiệp, 4 triệu chủ tài khoản địa phương và khoảng 10.000 nhân viên ở Nga.

Trong khi đó, ở “phía đối tác Nga”, Moscow hy vọng Raiffeisen sẽ ở lại, vì ngân hàng này cho phép dịch vụ thanh toán quốc tế. Là ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Áo, Raiffeisen đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của Nga và là một trong hai ngân hàng nước ngoài ít ỏi được ngân hàng trung ương Nga xếp vào loại “quan trọng về mặt hệ thống”.

Từng định vị là cầu nối giữa Đông và Tây, Áo đã biến Vienna thành một thỏi nam châm hút tiền của Nga. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngân hàng Áo đối với nền kinh tế Nga như thế nào, đặc biệt hiện nay – khi họ còn phải đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt sâu rộng từ phương Tây.

Bất chấp cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, Raiffeisen vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga. Raiffeisen được coi là có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga, cung cấp huyết mạch cho các khoản thanh toán bằng đồng Euro đến và đi từ nước này. Đây là một trong hai ngân hàng nước ngoài duy nhất trong danh sách 13 tổ chức tín dụng quan trọng của ngân hàng trung ương Nga, ngân hàng còn lại là UniCredit của Italy.

Năm 2022, ngân hàng này đã tạo ra lợi nhuận ròng là 4,1 tỷ USD, trong đó riêng ở Nga là 2,2 tỷ USD. Người Nga cũng đã tin tưởng ủy thác hơn 22 tỷ USD cho ngân hàng này.

Hồi đầu năm, Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg từng lên tiếng bảo vệ Raiffeisen trước chỉ trích về hoạt động kinh doanh tại Nga. Ông khẳng, định rằng mặc dù Vienna sẽ nới lỏng quan hệ với Moscow, nhưng điều này “không thể xảy ra trong một sớm một chiều”, thậm chí, ông này còn tuyên bố châu Âu “ảo tưởng” khi từ chối vai trò của kinh tế Nga.

Tuy nhiên, các quan chức Áo còn có lý do khác, khi cho rằng, ngân hàng này đang bị đối xử không công bằng. Người phát ngôn của Bộ Tài chính Áo từng cho hay, các ngân hàng EU khác cũng đang hoạt động ở Nga. Và “một ngân hàng thì không thể rời khỏi một đất nước như thế chỉ trong một đêm” – người phát ngôn Áo nói.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lộ “lá bài” Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ “lằn ranh đỏ”, ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Nếu thử hạt nhân là một "lằn ranh đỏ' mà Moscow đặt ra trong trường hợp Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa do đồng minh viện trợ để tấn công Nga thì phương Tây có dám bước qua hay không? Ai sẽ phải trả giá cao hơn trong cuộc 'đấu trí' cân não này?

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, cảnh báo biến Kiev thành “điểm nóng chảy khổng lồ”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 14/9 tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại truyền thông Nga là một "tình huống bất thường".

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách “bảo vệ chính mình”

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự báo, đây sẽ là tổn thất lớn với Nga - quốc gia đang bị mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường neo ở giá cao, người trồng phấn khởi mở rộng đầu tư, diện tích

Giá tiêu hôm nay 19/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.

Nga nói Mỹ đang “sai lầm nghiêm trọng” liên quan hạt nhân, “búa rìu” chĩa vào Israel trong vụ nổ máy nhắn tin rúng...

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah làm rúng động Lebanon, Nga bình luận về đánh giá Mỹ liên quan một cuộc chiến tranh hạt nhân, Thủ tướng Đức gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia của 5 nước Trung Á... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Nhiều quốc gia ‘nối gót’ Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, ‘hiệu ứng domino’ manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có...

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu ăn miếng trả miếng lan rộng, từ các nước tiên tiến sang các nước kém phát triển hơn, theo các nhà phân tích.

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng 18/9 tại Thủ đô Hà Nội.

Hé lộ âm mưu phía sau, Nga bình luận, Đài Loan (Trung Quốc) khẳng định chẳng dính líu

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật diễn biến mới xung quanh hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin trên khắp Lebanon ngày 17/9 khiến 9 người chết và hơn 2.700 người bị thương.

Bài đọc nhiều

Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2; biệt thự, liền kề ven Hà Nội “nóng” dần, giá sẽ tăng; nhiều người bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai, trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/9/2024: BVBank tăng lãi suất huy động

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) vừa tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 1-6 tháng kể từ hôm nay. Đây là lần đầu tiên sau 2 tháng, BVBank điều chỉnh lãi suất tiền gửi. Trước đó ngày 12/7, BVBank tăng từ 0,2-0,3%/năm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1-24 tháng. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1-2 tháng tăng 0,1%/năm, lần lượt niêm yết tại mức 3,8%/năm và 3,85%/năm. Lãi suất tiết kiệm các...

Dự báo mức giảm giá xăng trong phiên điều chỉnh tới

Theo thông tin mới nhất, giá dầu hôm nay (ghi nhận lúc 6h50 sáng 17.9), giá dầu thô loại WTI hiện đang ở mức 70,462 USD mỗi thùng, tăng 2,64%, trong khi giá dầu Brent cũng tăng 1,59%, đạt 72,91 USD mỗi thùng.Giá dầu thô WTI tương lai đã vượt qua ngưỡng 70 đô la Mỹ, tăng 1,4% so với tuần trước, phần lớn do những gián đoạn không ngừng tại các cơ sở dầu mỏ ở Vịnh...

Cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch, sau khi bị 30 hãng kiểm toán né vì sợ

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu, cả 30 hãng kiểm toán đều không muốn dính dángSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) từ diện hạn chế sang diện đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân vì doanh nghiệp tiếp...

Vietnam Airlines đã mở bán 1,5 triệu vé máy bay Tết

Theo đó, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13.1 - 12.2.2025 (tức ngày 14 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng).Đây là đợt mở bán vé đầu tiên trên cơ sở phê duyệt lịch bay hiện tại của nhà chức trách. Vietnam Airlines và các hãng sẽ thường xuyên theo dõi nhu...

Cùng chuyên mục

Thông tư gỡ vướng Pre-funding có hiệu lực ngay từ 2/11/2024

Thông tư sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và là cơ sở cho những đánh giá tích cực của FTSE Russell tại kỳ công bố bảng phân hạng thị trường vào ngày 8/10. Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền. Bộ Tài chính vừa chính thức ban hành...

Agribank giảm tới 2% lãi suất cho vay với khách hàng thiệt hại do bão số 3

Bão số 3 và mưa lụt sau bão đã gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hỗ trợ các tỉnh, thành phố, người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay...

Nguồn cung bất động sản cải thiện nhưng giá neo cao ‘bất hợp lý’

Tại hội nghị "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Bình Dương" tổ chức ở TP.HCM ngày 18-9, ông Nguyễn Quốc Anh, phó tổng giám đốc Batdongsan (thành viên Tập đoàn PropertyGuru), cho hay dữ liệu cho thấy thị trường đã xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, mức độ quan tâm đến bất động sản có...

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Một là, mục tiêu chung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về đầu tư phát triển hạ...

Thông tư 68 thúc đẩy dòng vốn ngoại gia tăng trên thị trường chứng khoán

Theo đó, thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán...

Mới nhất

Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới

Dự báo giá cà phê 17/9: Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê ngày 19/9/2024, tại thị trường trong...

Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng 8 giỗ Cha.”Điện Biên: Nghiên cứu phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1Không còn tình...

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống, chính sách y...

Hơn 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024

Dân số toàn tỉnh gần 1,5 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS có 140 ngàn người, chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là khu vực miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống với các sắc màu văn hóa...

Mới nhất