Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhững người trẻ đi học 'ngoại ngữ hiếm' Ả Rập, Ấn Độ,...

Những người trẻ đi học ‘ngoại ngữ hiếm’ Ả Rập, Ấn Độ, Phần Lan…


Cô Phan Thanh Huyền (thứ 5 từ trái sang) đang chia sẻ cùng các bạn du học sinh Việt Nam tại Đại học Kuwait - Ảnh: NVCC

Cô Phan Thanh Huyền (thứ 5 từ trái sang) đang chia sẻ cùng các bạn du học sinh Việt Nam tại Đại học Kuwait – Ảnh: NVCC

Trần Anh Thịnh (25 tuổi) hiện là chuyên viên trao đổi/quản lý dự án hỗ trợ doanh nghiệp tại Đại học Westminster, Mỹ. Thông thạo hai ngoại ngữ phổ biến Anh và Pháp, Thịnh vẫn quyết học thêm tiếng Thái Lan và Tây Ban Nha để kết nối hơn với con người và khám phá thêm những nền văn minh, văn hóa mới.

Cơ duyên và đam mê

Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, Thịnh có cơ hội tiếp xúc với khách nước ngoài thường xuyên. Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên học ngoại ngữ hiếm, Thịnh cho biết: “Năm 2019, tôi có làm việc cho một tiệm bánh mì Burger Min Min, được gặp những người khách nước ngoài.

Ban đầu, tôi chỉ giao tiếp với họ bằng tiếng Anh, dần dà thân quen họ dạy cho tôi vài từ ngữ bản địa, chính những từ ngữ đó đã khơi gợi trong tôi sự hứng thú tìm tòi và học hỏi thêm ngôn ngữ mới”.

Còn đối với Châu Thị Tiểu Lam – sinh viên năm 4 Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), từ nhỏ đã có ấn tượng mạnh mẽ với những điệu múa lắc hông uyển chuyển.

Khi đặt bút điền nguyện vọng thi đại học, Tiểu Lam đã quyết định lựa chọn ngành Ấn Độ học để có thể thỏa niềm đam mê tìm hiểu về ngôn ngữ và nền văn hóa nước bạn.

“Ban đầu, bố mẹ tôi không ủng hộ việc tôi theo học ngoại ngữ hiếm. Nhưng tôi đã chứng minh thực lực bản thân qua điểm số và thành tích.

Tôi chủ động chia sẻ chuyện học hành, nói về những khía cạnh tốt đẹp của tiếng Ấn, cơ hội việc làm trong tương lai với bố mẹ. Kể từ đó, họ mới có cách nhìn khác về việc học tiếng Ấn và ủng hộ tôi”, Tiểu Lam chia sẻ.

Trần Anh Thịnh phiên dịch cho hai người Mexico và Mỹ - Ảnh: NVCC

Trần Anh Thịnh phiên dịch cho hai người Mexico và Mỹ – Ảnh: NVCC

Các cơ quan, ban ngành đều có nhu cầu tuyển người thạo tiếng Ả Rập. Và các lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch, xuất khẩu lao động cũng tuyển dụng phiên dịch viên nên cơ hội nghề nghiệp của các bạn biết tiếng Ả Rập rất lớn.

Cô Phan Thanh Huyền

Vượt khó

Để thông thạo một ngôn ngữ khác đã khó, học thứ tiếng mà cộng đồng ít sử dụng còn khó gấp nhiều lần.

Thịnh chia sẻ: “Khi quyết định học thêm ngôn ngữ mới, tôi vạch ra mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Chọn một ngôn ngữ mình thích và tìm hiểu thêm về những cơ hội làm việc mà ngôn ngữ ấy có thể đem lại”.

Tuy nhiên, quá trình học tiếng Thái Lan và Tây Ban Nha, Thịnh cũng gặp phải không ít khó khăn. Anh cho biết mình mất nhiều thời gian do chưa tìm được phương pháp phù hợp: “Tôi bỏ thời gian ra để học thuộc lòng hoặc học vẹt từ vựng mà không hiểu nghĩa thì chỉ cần bỏ ít ngày không đụng tới là tôi sẽ quên mặt chữ”.

Thấu hiểu những khó khăn trong hành trình tiếp cận ngôn ngữ mới, Thịnh đã lập ra Cộng đồng EMI-One Million Global Citizens by 2050. Anh thường xuyên tổ chức các workshop trao đổi về các chủ đề như kỹ năng học ngoại ngữ hiệu quả, kỹ năng kết nối, xây dựng mối quan hệ xã hội.

Ở đây, các bạn trẻ có thể chia sẻ những trải nghiệm của bản thân trong việc học ngoại ngữ. Đồng thời đây cũng là một cộng đồng kết nối và chia sẻ cơ hội việc làm cho những bạn trẻ Việt Nam.

Khởi đầu một ngoại ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng. Dù là ngôn ngữ yêu thích và đã có một chút nền tảng từ trước,Tiểu Lam vẫn mất nhiều thời gian và chịu bỏ tâm sức để theo đuổi đam mê.

Ngoài giờ học trên lớp và giờ làm thêm, cô tranh thủ tự học thêm tiếng Ấn vào mỗi buổi tối. Khi thì luyện viết, lúc lại học từ vựng, cứ miệt mài như vậy, có hôm tới 3h sáng Lam mới đi ngủ. “Học tiếng Ấn Độ cần phải kiên trì vì ngôn ngữ này có các âm điệu và hệ thống chữ viết rất phức tạp, cách diễn đạt và ngữ pháp cũng khác so với tiếng Anh hay các ngôn ngữ châu Âu khác” – Tiểu Lam tâm sự.

Còn bạn Nông Thị Trúc – sinh viên năm 2 ngành Đông phương học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đang theo đuổi một ngành ngoại ngữ kén người học đó là bộ môn Ả Rập học.

Từ lúc bắt đầu nhập môn học những ký tự căn bản, Trúc đã cảm thấy “khó nhằn” thật sự. “Mình phải học bảng chữ cái mới, cách viết chữ cũng khác, các từ phải nối nhau rất khó nhớ. Cách phát âm khó và những quy tắc ngữ pháp thì khác hẳn so với tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo hay sách vở phục vụ cho học tập còn khan hiếm, nên muốn nói được tiếng Ả Rập thông thạo mình thấy rất khó”, Trúc chia sẻ mình đang rất cố gắng.

Cô Phan Thanh Huyền, trưởng bộ môn Ả Rập khoa Đông phương học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cho biết: “Sinh viên muốn học được ngoại ngữ hiếm cần phải có tố chất phù hợp, khả năng tiếp thu tốt thì mới theo lâu dài được.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có sự cố gắng, kiên trì bền bỉ, vì thường thì sau năm 1 hoặc năm 2, không phải chỉ riêng ngành Ả Rập mà tất cả các ngành ngôn ngữ hiếm khác sẽ có một số bạn cảm thấy chán nản, không phù hợp và chuyển ngành”.

Trang chữ Ấn Độ mà Tiểu Lam luyện viết hằng ngày - Ảnh: TỪ SANG

Trang chữ Ấn Độ mà Tiểu Lam luyện viết hằng ngày – Ảnh: TỪ SANG

Cơ hội nghề nghiệp

Nhờ khả năng học tốt ngoại ngữ, đặc biệt là biết thêm ngoại ngữ hiếm, Thịnh đã xuất sắc giành được học bổng trao đổi tiếng Thái của Vụ Hợp tác và phát triển (Bộ Ngoại giao Thái Lan) tài trợ học bổng tiếng Thái ở Trường Srinakharinwirot. Bên cạnh đó, anh đã kiếm được công việc ổn định với mức thu nhập cao.

“Trước đây tôi có quen biết vài thầy cô người Thái Lan và Tây Ban Nha, nhờ có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ bản xứ của họ, giúp tôi kết nối gần hơn, từ đó họ giúp đỡ và giới thiệu cho tôi công việc hiện tại. Ngoại ngữ hiếm cũng như một chiếc chìa khóa để tôi kết nối, chủ động hơn với con người, mở ra nhiều cánh cửa để đi tới thành công”, Thịnh chia sẻ.

Với Tiểu Lam, học tiếng Ấn Độ giúp bạn ấy khám phá thêm được nền văn minh lâu đời, hiểu biết hơn về văn hóa cũng như bề dày lịch sử và truyền thống của Ấn. Có thêm những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, lịch sử và ngoại giao, điều này giúp Tiểu Lam có những trải nghiệm sâu sắc và hiểu biết mới về thế giới xung quanh. Cô hiện đã tự tin hơn trong giao tiếp với người Ấn Độ và cũng năng nổ tham gia các hoạt động văn hóa liên quan quốc gia này.

Hiện nay cơ hội việc làm dành cho các bạn học ngoại ngữ hiếm là rất cao. Riêng đối với bộ môn Ả Rập học rất có tiềm năng về nghề nghiệp. Bộ môn này đang ngày càng nhận được sự quan tâm khi Chính phủ Việt Nam tăng cường kết nối và giao thương với khu vực Ả Rập.

Các hội thảo được mở ra liên quan tới nghiên cứu thị trường Trung Đông để phát triển du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu các sản phẩm từ Việt Nam sang Ả Rập.

Theo cô Huyền, để triển khai được mục tiêu đó, cần đội ngũ nhân lực biết tiếng Ả Rập và thông thạo văn hóa Ả Rập, nên cơ hội việc làm rất cao. Thực tế các trường đại học ở Trung Đông cũng quan tâm sát sao và cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam. Các bạn ấy có rất nhiều cơ hội học tập cũng như việc làm sau này.

Bí kíp học tiếng Ả Rập

Với Nông Thị Trúc, bí kíp để theo học ngôn ngữ “khó nhằn” như Ả Rập là phải chọn được giảng viên phù hợp. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải là kiên trì, mỗi ngày Trúc dành ra hai tiếng học từ vựng, đặt mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày theo chủ đề, và ôn lại những từ cũ, bên cạnh đó luyện viết và đọc chữ để quen dần, tăng khả năng ghi nhớ.

Ngoài ra, Trúc thường xem phim Ả Rập hoặc nghe các bài nói chuyện để cải thiện kỹ năng nghe.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nhung-nguoi-tre-di-hoc-ngoai-ngu-hiem-a-rap-an-do-phan-lan-20240603095942991.htm

Cùng chủ đề

Người trẻ chỉ gắn bó trung bình 1,7 năm rồi nhảy việc, doanh nghiệp đừng ‘hoài cổ’

Doanh nghiệp phải thích nghi với "nhảy việc""Thế hệ sau này các bạn nóng vội, muốn phát triển thật nhanh. Một bạn trẻ sinh năm 2001 khi đến công ty phỏng vấn đã đặt cho tôi câu hỏi "sau một năm em lên vị trí gì". Tham vọng của bạn rất cao", ông Phan Văn Dũng - giám đốc nhân sự của...

‘Chàng trai vàng toán học’ vào top 30 người trẻ có tầm ảnh nhất châu Á 2024

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 30 Under 30 Asia 2024 (top 30 người dưới 30 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất châu Á 2024). Trong đó có 1 tiến sĩ 28 tuổi, người từng được gọi bằng danh xưng "chàng trai vàng toán học". Đó là tiến sĩ Phạm Tuấn Huy, cựu học sinh Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM. Tốt nghiệp THPT, Phạm Tuấn Huy theo học rồi lấy bằng cử nhân toán học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM vào top 20 thành phố có ẩm thực ngon nhất thế giới

Tờ Time Out miêu tả ẩm thực Việt Nam luôn đảm bảo về hương vị, với sự kết hợp tinh tế của những yếu tố ngọt, cay, thơm và lạ. Đặc biệt, du khách và người dân có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng và hấp dẫn nhất tại TP.HCM. Theo tạp chí của Anh, ngoài các món ăn đường...

Trẻ mầm non bầm tím lưng ‘do bị bạn đấm 20 cái’

Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân báo cáo kết quả điều tra vụ việc một trẻ mầm non tại Trường mầm non An Dương bị bầm tím lưng, kết luận tỉ lệ tổn thương cơ thể của cháu Nguyễn Hoàng N. (học sinh lớp 5 tuổi) tại thời điểm giám định là 0%.Căn cứ tài...

Khu phố thương mại VinWonders Cửa Hội đón lượng khách lớn ngày khai trương

Một trong số những lý do là sự đồng bộ từ kiến trúc của khu phố thương mại, kết hợp cùng nhiều phong cách concept cửa hàng khác nhau từ Hàn Quốc, châu Âu, truyền thống đến concept "sống xanh" ngập tràn cây cối. Sự đa dạng ấy đã mang đến cho người dân một điểm hẹn lý tưởng để...

Hoa hậu, á hậu không phải là những bình hoa di động

Chiều 3-6, tại TP.HCM, ban tổ chức Miss Grand Vietnam 2024 tổ chức họp báo, tổng đạo diễn Miss Grand Vietnam 2024 cho biết điểm mới của Miss Grand Vietnam 2024, cũng tiệm cận với cuộc thi Miss Grand International: "Càng ngày chứng minh các hoa hậu, á hậu không phải là những bình hoa di động mà họ là người truyền cảm...

Ở TP.HCM, lương 10 triệu mỗi tháng tiết kiệm 3 triệu, liệu có sống được?

Nếu có gia đình chắc sẽ khó!Cũng kha khá bạn đọc khác cho rằng việc Minh Châu tiết kiệm 3 triệu cũng hợp lý, nhất là khi cô chi li từng chi tiêu. Tuy nhiên, nếu lập gia đình, kế hoạch và...

Bài đọc nhiều

Doraemon vượt Conan thành anime ăn khách nhất Việt Nam

Kể từ lần đầu được dịch ở Việt Nam vào năm 1992, đến nay đã 32 năm, Doraemon vẫn là "thương hiệu bất bại ở Việt Nam" và được yêu thích qua nhiều thế hệ.Cách đây ít năm, một số khán giả trung thành của bộ truyện tranh gốc từng lo ngại trẻ em thế hệ mới sẽ không đọc truyện tranh...

Thừa Thiên Huế xử lý đăng tin sai sự thật liên quan đến sự việc ông Thích Minh Tuệ

Chiều ngày 03/6/2024, tại UBND xã Hương Thọ, thành phố Huế, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với lực lượng chức năng đã tiến hành làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông N.V.T (sinh năm 1990) - chủ tài khoản Youtube “15s Bình Dương” về hành vi đăng các video có tiêu đề, ảnh bìa thể hiện nội dung “giật tít, câu view”, thông tin sai sự thật về...

Hơn 5.600 bài thi sáng tác văn học thiếu nhi ‘Tình bạn diệu kỳ’

Nguồn: https://tuoitre.vn/hon-5-600-bai-thi-sang-tac-van-hoc-thieu-nhi-tinh-ban-dieu-ky-20240602212743844.htm

Thúc đẩy mạnh mẽ quảng bá hình ảnh quốc gia, điểm đến du lịch của Việt Nam

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Viện Phim Việt Nam, Cục Điện ảnh, Vụ Kế hoạch tài chính, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Văn phòng Bộ.Từ thực trạng...

Cùng chuyên mục

Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận nói gì?

TPO - “Lỗi trong việc này là do chủ đầu tư dự án Sentosa nên họ phải khắc phục...", ông Phan Dương Cường - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho biết. Chưa khắc phục xong sự cố Chiều 28/5, tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 5 do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Thuận tổ chức, ông Phan Dương Cường - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho biết,...

Thúc tiến độ triển khai thu phí vỉa hè tại TPHCM

TPO - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa có văn bản thúc tiến độ triển khai danh mục đề xuất sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố đối với các địa phương như TP. Thủ Đức, quận 5, quận 8, quận Bình Tân, Gò Vấp… Nhiều địa phương chưa góp ý Theo Sở GTVT TPHCM, Sở đã hai lần có công văn đề nghị các đơn vị có ý kiến cho...

Viện Pháp và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức cuộc thi “sáng tác truyện tranh” tại Việt Nam

Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi "sáng tác truyện tranh".

Đằng sau chàng trai 25 tuổi tự kỷ ngoan ngoãn và vô cùng TÀI NĂNG là một người mẹ vô cùng kiên cường

Nuôi dạy 1 đứa con tự kỷ cần nhiều thứ để không phải rơi nước mắt: tài chính, bản lĩnh, học hỏi, sự kiên cường... 25 năm làm mẹ là 25 năm chị Nguyễn Mai Anh (sống tại...

Xu hướng nuôi ‘đá cưng’ kỳ lạ của thanh niên Hàn Quốc

Một số cách mà họ tìm ra là tổ chức đám ma giả bằng cách nằm vào quan tài và dự cuộc thi thường niên...

Mới nhất

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đạt nhiều thành tựu nổi bật

Chiều 3/6, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để thông tin về những kết quả đạt được sau 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW; đồng thời, thông tin về Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn...

Điều động, bổ nhiệm đồng chí Trương Hải Long giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Trương Hải Long. Dự hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Duy Thăng, Triệu Văn Cường, Vũ Chiến Thắng; lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;...

Gạch ốp tường tòa chung cư rơi vào đầu bé trai 2 tuổi

Tối 3/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Hồ Trọng Thắng - Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, vào khoảng 10h cùng ngày có 3 bà cháu đi đến một sảnh phụ tòa nhà để chơi, không may gạch ốp tường mặt ngoài tòa chung cư rơi trúng cháu bé. Ngay...

Trước thềm Thượng đỉnh mùa Hè, Tổng thư ký NATO thăm “tân binh”

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb sẽ thảo luận các vấn đề chính sách an ninh và quốc phòng.

Mới nhất