Trang chủChính trịNgoại giaoNhững điều cần biết về quan hệ đối tác chiến lược xanh...

Những điều cần biết về quan hệ đối tác chiến lược xanh giữa Việt Nam và Đan Mạch

Vào đầu tháng 11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã có cuộc hội đàm trực tuyến và thông qua Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh giữa hai nước. Sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Đan Mạch

Theo Tuyên bố chung, để ghi nhận sự hợp tác mạnh mẽ và bền chặt giữa hai nước trong hơn 50 năm qua, hai bên đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng quyết định thiết lập Đối tác Chiến lược Xanh giữa Việt Nam và Đan Mạch “sẽ mở ra một chương mới trong mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên”.

Bên cạnh đó, theo Tuyên bố chung, Đối tác Chiến lược Xanh sẽ góp phần hiện thực hóa các nỗ lực của Chính phủ hai nước trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, nâng cao tham vọng khí hậu toàn cầu, môi trường và thiên nhiên, cũng như một quá trình chuyển đổi xanh công bằng về mặt xã hội nhằm tạo việc làm xanh và tránh gia tăng bất bình đẳng.

Phát biểu tại cuộc hội đàm trước khi công bố Tuyên bố chung, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh Đối tác Chiến lược Xanh sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác hai nước trở thành hình mẫu trong hợp tác Bắc–Nam giữa các nước phát triển và đang phát triển về thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; là cơ sở tạo đột phá trong quan hệ hợp tác kinh tế, tăng cường đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, thể hiện trách nhiệm của hai nước chung sức cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường, khí hậu.

Về phần mình, Thủ tướng Mette Frederiksen khẳng định, quan hệ Đối tác chiến lược Xanh sẽ mở đường cho hợp tác xanh và đem lại thịnh vượng cho người dân hai nước, cũng như mục tiêu phát triển bền vững chung của toàn cầu./.

Tăng cường đối thoại xanh

Trong Tuyên bố chung, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình nghị sự về các lĩnh vực xanh và nhất trí thúc đẩy sự tương tác, tham gia và cộng tác của các bên liên quan khác nhau, bao gồm các bộ, ngành, chính quyền các tỉnh, thành phố và các bên liên quan khác trong việc nỗ lực cùng nhau thực hiện các chương trình nghị sự xanh ở Việt Nam và Đan Mạch.

Hai bên nhất trí tăng cường đối thoại chính sách cấp cao về các mục tiêu khí hậu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hai bên cũng đồng ý tăng cường trao đổi kiến thức và thực tiễn tốt nhất, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy các hoạt động và sáng kiến cụ thể về phát triển bền vững, khí hậu, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, lương thực và nông nghiệp, y tế và khoa học đời sống, thống kê, phát triển đô thị, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh tại các diễn đàn liên quan.

Bên cạnh đó, hai bên cam kết sẽ “thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính để hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế ít carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn”.

Mặt khác, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường chia sẻ kiến thức chuyên môn trong việc thiết kế và triển khai các chính sách và công cụ kỹ thuật cần thiết để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Để đạt được mục tiêu này, các cuộc tham vấn chuyên gia kỹ thuật, đối thoại chính sách và trao đổi các chuyến thăm của phái đoàn các cấp sẽ được tổ chức.

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Trong Tuyên bố chung, hai bên ghi nhận các điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã được cải thiện với kết quả Việt Nam nằm trong 20 nền kinh tế thu hút vốn trực tiếp nước ngoài nhiều nhất năm 2020. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam–EU (EVFTA) đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ trong các lĩnh vực xanh giữa hai bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh Dương Giang-TTXVN (2)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh Dương Giang-TTXVN

Hai bên cam kết sẽ nỗ lực tăng cường năng lực và sự tham gia của các công ty Việt Nam trong việc đóng góp vào chuỗi giá trị bền vững. Chính phủ Đan Mạch sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Đan Mạch trong nỗ lực tìm nguồn cung và thúc đẩy sản xuất bền vững hơn tại Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý đến quyền và điều kiện lao động.

Mặt khác, hai bên mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng gió trên đất liền và ngoài khơi, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, thực phẩm, nông nghiệp, quản lý nước, nước thải, giải pháp hàng hải, công nghệ và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm, nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động xúc tiến thương mại và tổ chức các chuyến tham quan học hỏi là những công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác.

Ngoài ra, hai bên mong muốn tăng cường hơn nữa đối thoại cấp Chính phủ về các vấn đề hàng hải, như vận tải đường biển xanh và các giải pháp hàng hải xanh, đồng thời duy trì đối thoại và hợp tác lâu dài về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực hàng hải. Phương thức hợp tác có thể là các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, hội thảo trực tuyến giữa các công ty Việt Nam và Đan Mạch và các tổ chức, đơn vị khác trong lĩnh vực hàng hải nhằm thu hút sự tham gia của khối doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Về phát triển đô thị, hai bên mong muốn tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác giữa các chuyên gia và tổ chức của hai nước trong lĩnh vực phát triển đô thị, xây dựng các thành phố bền vững và đáng sống. Hình thức hợp tác có thể bao gồm việc tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt và các dự án, và nếu có điều kiện, tổ chức các chuyến tham quan học tập để thúc đẩy việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm và tăng cường xây dựng năng lực.

Phát triển nền sản xuất nông nghiệp an toàn và thân thiện với môi trường

Cũng trong Tuyên bố chung, hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với trọng tâm chính là sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và tiết kiệm tài nguyên cũng như sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững, bao gồm các công nghệ và giải pháp cho sản xuất nuôi trồng thủy sản trên đất liền và trên biển. Hai bên nhất trí chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về các khía cạnh môi trường trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm quản lý tài nguyên bền vững và giảm đầu vào sản xuất.

Bên cạnh đó, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai, hướng đến phát triển nền sản xuất nông nghiệp, thủy sản tạo ra lợi nhuận cao hơn, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Hai bên sẽ tìm hiểu khả năng hợp tác trong nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, hai bên cũng tán thành ý tưởng về quan hệ đối tác công tư trong việc ngăn ngừa và chống lãng phí và thất thoát thực phẩm nhằm hỗ trợ sản xuất lương thực bền vững hơn và chuỗi cung ứng hiệu quả về tài nguyên.

Đối tác chuyển đổi xanh

Trong Tuyên bố chung, Việt Nam và Đan Mạch cam kết “sẽ phối hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và khử carbon trong các lĩnh vực và chuỗi cung ứng, bao gồm logistics và vận chuyển. Hai bên cũng sẽ hợp tác thúc đẩy các sáng kiến phát triển nền kinh tế tuần hoàn”.

Hơn thế nữa, hai bên sẽ nỗ lực phát triển quan hệ đối tác giữa các tổ chức và doanh nghiệp phù hợp của hai nước, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực công nghệ xanh và thân thiện với khí hậu. Hai bên nhìn nhận tầm quan trọng của việc cải thiện các điều kiện khung pháp lý hỗ trợ đầu tư công và tư trong lĩnh vực năng lượng xanh và cơ sở hạ tầng, trong đó có khả năng tiếp cận tài chính quốc tế.

Hai bên nhìn nhận các khoản cho vay ưu đãi và tài trợ bằng tiền của Chương trình Hỗ trợ tài chính phát triển cơ sở hạ tầng bền vững của Danida (DSIF) là công cụ tài chính có giá trị và quan trọng, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng bền vững ở Việt Nam…, đồng thời thống nhất khuyến khích các chương trình, dự án PPP sử dụng các công cụ tài chính Đan Mạch bao gồm Chương trình DSIF và Quỹ Xuất khẩu và Đầu tư Đan Mạch (EIFO), trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật và định hướng cung cấp, sử dụng vốn của từng bên.

Tăng cường hợp tác đa phương

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác đa phương trong việc ứng phó với các thách thức khí hậu và đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn đa phương. Hai bên hoan nghênh các sáng kiến nhằm thúc đẩy các hành động về khí hậu như Diễn đàn cấp cao Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Các mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G).

Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên nòng cốt của P4G, hai bên cam kết phối hợp với cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các sáng kiến này và nỗ lực khai thác tốt nhất các cơ hội trong lĩnh vực tài chính đa phương, bao gồm thông qua hệ thống các ngân hàng phát triển, các định chế tài chính quốc tế và khu vực./.

Linh Anh

Cùng chủ đề

Đan Mạch hỗ trợ nông dân 4 xã ở Quảng Ngãi thúc đẩy phát triển cộng đồng bền vững

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Quyết định số: 1573/QĐ-UBND ngày 11/12/2024 phê duyệt văn kiện sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại hơn 2 tỷ đồng đối với dự án: Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi (ESAR) do Bộ Ngoại giao Vương quốc Đan Mạch tài trợ thông qua Tổ chức World Vision International (WVI). Dự án có tổng...

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Những chiến lược thực tiễn nào có thể giúp Việt Nam tích hợp hạ tầng xanh và các hoạt động bền vững vào quy hoạch đô thị? Làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp, chuyên gia và chính phủ có thể hợp tác đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh? Việt Nam có thể học hỏi gì từ các kinh nghiệm thực tiễn hiệu quả nhất của Đan Mạch trong việc giải quyết các thách thức...

Tăng cường hợp tác phát triển xanh và bền vững

(TN&MT) - Ngày 26/11, tại Copenhagen (Đan Mạch), được sự đồng ý của hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Quý Kiên cùng Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz đã trao đổi “Kế hoạch hành động chung giai đoạn 2024-2025 trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh và Đối tác Toàn diện Việt Nam - Đan Mạch”. ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hội kiến Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch

Ngày 26/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch Soren Gade tại Trụ sở Quốc hội Đan Mạch (Copenhagen, Đan Mạch). Hai bên nhất...

Thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến cho quá trình chuyển đổi xanh

Sáng 26/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc gặp làm việc với Bộ trưởng Khí hậu, Năng lượng và Tiện ích Đan Mạch Lars Aagaard. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Thái Lan đẩy nhanh Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia kinh phí 300 tỷ Baht

Ngày 13/12, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan, ông Suriya Jungrungreangkit, đã công bố kế hoạch đẩy nhanh giai đoạn hai của Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia.

Giá vàng “sáng cửa” tăng, càng giảm càng nên mua? USD có cản đường kim loại quý?

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 ghi nhận vàng thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Chuyên gia cho rằng, các đợt giảm giá sẽ thu hút nhà đầu tư mua vào và vàng sẽ bắt đầu tăng trở lại vào những tháng đầu năm 2025.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Loạt trừng phạt mới không chỉ nhằm vào Nga, EU lần đầu “tổng tấn công” Trung Quốc, vẫn có một ngoại lệ

Ngày 16/12, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 15 nhằm vào Nga. Trong đó, có cả các biện pháp cứng rắn hơn đối với các thực thể Trung Quốc và nhiều tàu thuộc "hạm đội bóng tối" của Moscow.

Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu...

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Quay lại đà tăng trên cả nước; dự kiến năm 2025 sẽ có sàn giao dịch thịt heo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh tại cả ba miền. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc đang dao động từ 62.000 - 66.000 đồng/kg.

Mới nhất

Công an Bình Dương ra quân cao điểm phòng chống tội phạm dịp Tết Ất Tỵ

Từ ngày 15/12/2024, Công an các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh Bình Dương đồng loạt triển khai ra quân cao điểm phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trước, trong và sau Tết Ất Tỵ năm 2025. Sáng 15/12, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ra quân cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội...

Chuỗi hoạt động chào mừng đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương

Ngày 7 /12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức Liên hoan Văn hóa - Thể thao chào mừng Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Bình Bương lần thứ IV năm 2024. Sự kiện là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số có dịp gặp gỡ, giao lưu...

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 ...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và...

Mới nhất