Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững điều cần biết để phòng tránh bệnh da liễu sau mưa...

Những điều cần biết để phòng tránh bệnh da liễu sau mưa lũ


Những điều cần biết để phòng tránh bệnh da liễu sau mưa lũ - Ảnh 1.

Nấm da là bệnh da liễu thường gặp sau những đợt mưa lũ kéo dài – Ảnh: BSCC

Về hướng điều trị và phòng chống các bệnh về da cho người dân sau đợt bão lũ, TS.BS Vũ Thái Hà – trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu trung ương) – cho biết ngoài các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, tả, lỵ, thương hàn, thì các bệnh về da cũng gia tăng.

Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên. Mưa bão, ngập lụt, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc thăm khám, điều trị các bệnh lý da mạn tính. Ở thời điểm này, người dân cần chú ý tới các bệnh về da như sau:

Nhiễm nấm da: Vị trí thường nhiễm nấm là nấm bàn chân, nấm bẹn, nấm thân mình, nấm bàn tay. Nấm bàn chân thường hay gặp ở kẽ ngón, có thể lan cả bàn chân. Triệu chứng thường viêm đỏ, dày da vùng kẽ ngón chân hoặc toàn bộ lòng bàn chân hoặc xuất hiện mụn nước, bọng nước kèm ngứa nhiều do mưa lũ, ngập lụt, người dân thường xuyên ngâm chân trong nước, nước bẩn làm gia tăng tỉ lệ nhiễm nấm bàn chân.

Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn. Triệu chứng là xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần, bờ thương tổn đỏ hoặc có mụn nước và có hình đa cung. Nguyên nhân là mùa mưa, lũ, lụt thì quần áo dễ ẩm ướt nên vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.

Đối với bệnh về nấm da, người dân cần chú ý đảm bảo sự khô ráo trên người, chân, tay, vệ sinh da sạch khi có thể. Điều trị bằng các thuốc bạt sừng, chống nấm dưới sự hướng dẫn và thăm khám của bác sĩ da liễu.

Trong trường hợp ở lâu trong vùng lũ lụt, mưa bão thì sau khi thoát khỏi tình trạng này cần tắm sạch bằng xà phòng hoặc sữa tắm, lau khô, nhất là các nếp gấp như kẽ chân, bẹn, nách. Nếu có các triệu chứng nấm da thì liên hệ bác sĩ da liễu gần nhất để khám và điều trị.

Các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn da: Chốc, nhọt, viêm nang lông, viêm mô bào xuất hiện khi mưa lũ, ngập úng, điều kiện vệ sinh kém, da xây xát, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khi ngâm trong nước lâu, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng ngoài da. Biểu hiện là da có các sẩn, cục sưng nóng đỏ đau, có thể có ngòi mủ hoặc bọng mủ, đóng vảy tiết.

Để điều trị, cần dùng dung dịch sát khuẩn/kháng sinh tại chỗ, trường hợp nặng cần dùng kháng sinh toàn thân. Cần vệ sinh cơ thể ngay khi có thể và luôn giữ khô da nếu được.

Bệnh ghẻ, hiện tượng chấy rận: Do vệ sinh kém, môi trường sống chật chội làm gia tăng nguy cơ bệnh ghẻ, chấy rận và lây lan. Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ) gây ra. Bệnh ghẻ là các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục và ngứa rất nhiều về đêm.

Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày, có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, chốc hóa.

Chấy rận do ký sinh trùng chấy gây ra, thường xuất hiện ở da đầu, lông mày, lông mi và vùng lông trên cơ thể. Một số biểu hiện thường gặp như ngứa nhiều, vết cắn nhỏ, trứng chấy, chấy, rận trưởng thành. Điều trị bằng dầu gội/thuốc xịt diệt côn trùng, dùng lược chuyên dụng loại bỏ trứng chấy và chấy trưởng thành ở tóc.

Những điều cần biết để phòng tránh bệnh da liễu sau mưa lũ - Ảnh 2.

Viêm da tiếp xúc với biểu hiện là các vết sẩn đỏ, có thể có mụn nước, sưng nề gây ngứa, rát và khó chịu nhiều cho người bệnh – Ảnh: BSCC

Các bệnh viêm da tiếp xúc. Bởi nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình như chất thải, các kim loại nặng, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu.

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay với biểu hiện là các vết sẩn đỏ, có thể có mụn nước, sưng nề gây ngứa, rát và khó chịu nhiều cho người bệnh.

Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt mưa bão cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước. Do đó, phương pháp điều trị bệnh này là dùng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống chống ngứa.

Bệnh da sẵn có có thể nặng lên sau lũ

Sau bão lũ, người dân có các bệnh da có sẵn sẽ có diễn tiến nặng lên: Có hai vấn đề chính làm nặng thêm, do lũ lụt dẫn đến lo lắng, căng thẳng và thay đổi môi trường da cũng như tình trạng hàng rào bảo vệ da. Thứ hai là nguy cơ đơn thuốc sẽ không đầy đủ và đúng hướng dẫn do đi lại để thăm khám định kỳ sẽ khó khăn.

Một số bệnh nặng lên do tâm lý căng thẳng, lo lắng như: Vảy nến, viêm da dầu, rụng tóc từng mảng, viêm da cơ địa. Các bệnh không thực hiện đúng đơn thuốc hoặc tái khám được cũng như thiếu thuốc làm nặng lên như: Viêm da cơ địa, vảy nến. Nếu không quan tâm, duy trì bôi dưỡng ẩm thường xuyên cũng có thể bị nặng lên.

Các bệnh lý da mạn tính cần quản lý lâu dài như vảy nến, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm da cơ, bệnh da bọng nước tự miễn. Do đó, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh làm nặng bệnh, cần tham vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu qua online hay trực tiếp tùy tình hình phù hợp.

Phòng bệnh về da trong và sau mưa bão, người dân cần vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch; hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày; mang các dụng cụ bảo hộ nếu phải đi vùng nước ngập.

Sau khi tiếp xúc với nước mưa, lũ, rửa lại bằng nước sạch, lau thấm khô, chú ý các nếp kẽ như kẽ ngón, nách, bẹn.

Người dân cũng cần lưu ý tránh tiếp xúc với nước lũ nếu có vết thương hở; rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch; làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám hoặc tư vấn online hoặc tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bệnh; làm sạch vùng cơ thể và để khô ráo ngay khi có thể nhất.

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giữ gìn vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với nước ô nhiễm, chăm sóc vết thương kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe phòng tránh bệnh da liễu sau những đợt mưa lũ kéo dài.

Vì vậy, người dân cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về y tế, cần theo sát các thông tin về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế. Khi có phát sinh bệnh dịch, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nhung-dieu-can-biet-de-phong-tranh-benh-da-lieu-sau-mua-lu-20240916090539906.htm

Cùng chủ đề

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau mắt đỏ, điều này có đúng không? Xin bác sĩ cho biết thêm về công dụng của chanh trong đời...

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Chủ đầu tư lên tiếng về nghi vấn dùng rác, trạc thải đắp nền đường Vành đai 4

Trước phản ánh về quá trình thi công đường Vành đai 4 đoạn địa phận xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội đã sử dụng trạc thải, rác thải đắp nền đường, chủ đầu tư dự án đã lên tiếng. ...

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Thi thử cho biết’, trở thành quán quân Thủ lĩnh sinh viên TP.HCM

19 tuổi, Đỗ Hoài Nam hiện là phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành quán quân Thủ lĩnh sinh viên TP.HCM 2024. Hoàn thiện mỗi ngày qua từng việc nhỏCậu bạn ấy như...

Xôn xao chuyện thi đánh giá năng lực năm 2025 chỉ dành cho học sinh lớp 12

Nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng trước thông tin kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2025 chỉ dành cho học sinh lớp 12. Thực hư việc này ra sao? ...

Giảm mỡ cánh tay bằng cách nào?

Đôi khi được mặc những trang phục sát nách hoặc ngắn tay là niềm mơ ước của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên mỡ cánh tay luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em mất tự tin và muốn tìm cách giảm mỡ. ...

Xem ‘tất tần tật’ quy hoạch bất động sản Nha Trang – Khánh Hòa bằng lệnh nói

Người dân có thể kiểm tra quy hoạch bất động sản ở tỉnh Khánh Hòa bằng giọng nói thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động. Ngày 13-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Quang Hải - tổng thư ký...

Công binh Việt Nam – Ấn Độ phối hợp rà phá mìn đảm bảo cho lực lượng gìn giữ hòa bình

Lực lượng công binh Việt Nam và Ấn Độ đã phối hợp cùng nhau để thực hành rà phá mìn, vật liệu nổ, đảm bảo an toàn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

Bị biến chứng tiểu đường nặng vì sai lầm nhiều người mắc phải

Mắc tiểu đường 22 năm, người phụ nữ 72 tuổi, ở Quảng Ninh uống thuốc theo đơn của bệnh viện tuyến dưới nhưng không đều, không đi khám thường xuyên và tiêm nhầm các loại insulin.Gần đây, bà ốm mệt, run, tê mỏi chân tay, tiểu nhiều, không ăn uống và đi lại được nên đến bệnh viện tuyến trung ương thăm khám. Kết quả xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng chẩn đoán bà bị biến chứng...

Giảm mỡ cánh tay bằng cách nào?

Đôi khi được mặc những trang phục sát nách hoặc ngắn tay là niềm mơ ước của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên mỡ cánh tay luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em mất tự tin và muốn tìm cách giảm mỡ. ...

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?

Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lý, cân đối và đúng giờ là điều rất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. ...

Xét nghiệm ADN, chồng phát hiện bí mật động trời vợ giấu kín suốt một thập kỷ

Anh Nguyễn Văn Hà (40 tuổi, Hà Nội) đến trung tâm xét nghiệm ADN cùng Min - cậu con trai 10 tuổi và bố đẻ (ông nội của bé Min) để xét nghiệm giám định huyết thống giữa anh và con.Bố của anh Hà nghi ngờ con dâu qua lại với người đàn ông khác và sinh ra bé Min. Nhiều năm nay, không ít lần anh Hà phân trần nhưng bố anh vẫn không tin. Mỗi khi...

Cà phê – thức uống nhiều lợi ích tiềm năng

Cà phê là một trong những thức uống được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng cà phê chứa chất kích thích có thể ảnh hưởng chức năng tuyến giáp. Thực tế đây là thức uống nhiều lợi ích tiềm năng. ...

Mới nhất

Tả Lèng mùa vàng: Bức tranh thiên nhiên hòa quyện nét đẹp lao động người Mông

Tả Lèng, một xã thuộc huyện Tam Đường, nổi bật với những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, uốn lượn như một bức tranh thủy mặc khổng lồ, lưu giữ dấu ấn của thiên nhiên và vẻ đẹp trong lao động của đồng bào Mông.Khung cảnh mùa vàng hùng vĩ và mê hoặcTả Lèng từ lâu là...

Không hạ chuẩn, giáo viên dạy lái xe phải có bằng trung cấp

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó giữ nguyên tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp. Trong đó, dự thảo Nghị định giữ nguyên quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy...

Cảng Rạch Giá sẽ đưa vào khai thác từ ngày 31/12

Theo cam kết của nhà thầu đến ngày 31/12 Cảng Rạch Giá sẽ hoàn thành. Nếu không đúng, Sở GTVT tỉnh Kiên Giang sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có hướng xử lý theo hợp đồng đã ký kết. ...

Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận. Tác động đến an sinh xã hội Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), người lao động không được...

Mới nhất