Trang chủDestinationsĐắk LắkNhững dấu chân nơi cửa khẩu… (kỳ 4)

Những dấu chân nơi cửa khẩu… (kỳ 4)


06:11, 12/08/2023

Kỳ 4: Thêm xanh vườn cây tình hữu nghị

Tiếp nối dấu chân hào hùng của cha anh trong lịch sử, góp sức dựng xây đời sống đồng bào thêm no ấm, lớp lớp thế hệ người lính quân hàm xanh nơi cửa khẩu biên giới ở khu vực Tây Nguyên còn bền bỉ vun đắp mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Công tác đối ngoại biên phòng được người lính nơi tuyến đầu biên cương hiện thực hóa qua những hoạt động, chương trình quy mô, ý nghĩa thiết thực, giúp ta hiểu bạn, bạn hiểu ta để cùng chung sức quản lý, bảo vệ đường biên mốc giới. Tình hữu nghị còn được thắt chặt bằng tất cả tấm lòng, sự nhiệt thành, sẵn sàng tương trợ nhau, bằng nhiều cử chỉ, việc làm như những người thân trong đại gia đình Đông Dương. 





Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y thực hiện nghi thức chào cột mốc khu vực ngã ba biên giới.

Nghĩa tình bên dòng Đắk Ruê

Theo kế hoạch đã định của tháng 7, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) và Đồn Cảnh sát Ô Rô (Vương quốc Campuchia) tổ chức gặp gỡ, thông tin tình hình thường xuyên ngay tại cột mốc biên giới số 42. Khép lại những trao đổi về kiểm tra đường biên mốc giới, không khí thật gần gũi, vui vẻ khi cán bộ, chiến sĩ của hai đồn lúc cùng nói tiếng Việt Nam, lúc cùng nói tiếng Khmer. Các anh thân tình thăm hỏi nhau chuyện sức khỏe, công việc và học hành của vợ con ở quê nhà. Cán bộ, chiến sĩ đồn bạn, anh thì hạnh phúc kể về người vợ dịu dàng với nghề làm giáo viên, anh thì tự hào khoe vợ mình buôn bán rất giỏi.

Thiếu tá Trịnh Văn Cường, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê tặng bạn những gói cà phê mang đậm hương vị bazan và một ít thuốc điều trị đau bụng. Nắm tay chiến sĩ đồn bạn, giọng anh thật ấm và tình cảm: “Mùa này mưa nắng thất thường, rất dễ ốm đau nên các anh cầm ít thuốc đề phòng. Còn đây là cà phê đặc sản của Tây Nguyên, chúng tôi rất vui bởi các bạn cũng yêu thích nó!”.





Thiếu tá Trịnh Văn Cường (đứng giữa), Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê tặng cán bộ, chiến sĩ đồn bạn cà phê và thuốc.

Dấu chân hữu nghị được bộ đội Đắk Ruê bắt đầu bằng những cử chỉ, việc làm bình dị như thế. Thiếu tá Nguyễn Quý Sang, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê cho biết, nơi đơn vị đóng quân chỉ cách Đồn Cảnh sát Ô Rô khoảng 1 km. Trong khi đó, đơn vị bạn cách khu dân cư cả 50 km đường rừng, nên chỉ cần hỗ trợ, giúp đỡ được điều gì, bộ đội biên phòng Đắk Lắk đều không nề hà gian khó.

Biết bạn không có giếng, phải dùng nước suối bất kể mưa lũ đục ngầu, đơn vị đã phối hợp giúp bạn khoan giếng. 4 năm gần đây, Đồn Cảnh sát Ô Rô và Tiểu đội 2 (Tỉnh đội Mondulkiri, Vương quốc Campuchia) đã có điện thắp sáng bởi mạng lưới điện của Việt Nam. Các bạn gọi đó là ánh sáng của tình hữu nghị. Khi bạn cần hỗ trợ lương thực, thực phẩm, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê luôn sẵn lòng sẻ chia, giúp đỡ.

Quan trọng nhất là việc cứu người như cứu hỏa, Đồn đã không biết bao lần cử cán bộ quân y thăm khám, rẽ muôn chặng xa ngái để giúp bạn vượt qua cơn nguy kịch của bạo bệnh.

Một đêm cuối năm 2022, phía Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê nhận được tin Đại úy Chum Sóc Nin, Đồn trưởng Đồn Cảnh sát Ô Rô lâm bệnh nặng. Nhận lệnh, quân y đơn vị lập tức băng rừng có mặt, khi ấy, Đại úy Chum Sóc Nin đã bị cứng quai hàm, khó nói chuyện, chân tay yếu ớt, mất lực. Phát hiện bạn có dấu hiệu tai biến mạch máu não, đơn vị thông báo cấp trên, nhanh chóng sơ cứu, chở bệnh nhân đến điều trị ở Trạm Quân dân y của Đoàn Kinh tế quốc phòng 737.

Bên bạn những ngày bệnh nặng cho đến khi phục hồi, chiến sĩ quân y của Đồn chu đáo hỗ trợ ăn uống, sinh hoạt, tận tâm chăm sóc như người thân gia đình. Ân nghĩa ấy không phải chỉ duy nhất lần này, bởi ít năm trước, Đại úy Chum Sóc Nin cũng từng bị viêm phổi nặng, được người lính quân hàm xanh túc trực, chăm sóc tại bệnh viện ở tỉnh Đắk Lắk cả tháng liền.

Nơi ấy, cột mốc ba biên…

Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài trên 292 km với 96 cột mốc, trong đó ở khu vực Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y quản lý và bảo vệ có một cột mốc rất đặc biệt – mốc ngã ba biên giới. Nơi thiêng liêng này nằm ở độ cao 1.086 m, tiếp giáp các tỉnh Kon Tum (Việt Nam), Attapư (Lào), Ratanakiri (Campuchia) và vẫn thường được ví là một con gà gáy cả ba nước cùng nghe.

Và cũng tại nơi đây, dấu ấn tình hữu nghị của ba nước Đông Dương được khắc đậm, nhất là khi cột mốc ngã ba biên được khánh thành vào tháng 1/2008. Lãnh đạo bộ ngoại giao của ba nước khi đó đã cùng lãnh đạo và nhân dân ba tỉnh có chung đường biên giới đến tham dự trong niềm hân hoan, vui mừng. Đến tháng 8 cùng năm, Chính phủ Việt Nam – Lào – Campuchia đã thống nhất ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước.





Vườn cây hữu nghị khu vực cột mốc ba biên.

Rất nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra ở địa điểm thiêng liêng này, trong đó thường niên là trao đổi, làm việc, chào cột mốc và tuần tra chung giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước. Tháng 11/2018, vị trí cột mốc ngã ba biên giới rộn ràng bởi chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Trong chuỗi hoạt động thắm nghĩa tình, đại diện ba nước đã vun trồng vườn cây hữu nghị với khoảng 700 cây xanh, gồm: giáng hương, sao xanh, bằng lăng, xà cừ, ngọc lan, chăm pa…

Riêng năm này, ba bên đã và đang thảo luận, thống nhất phương án, nội dung tổ chức, đồng thời tiến hành công tác chuẩn bị về mọi mặt để tổ chức chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia trong thời gian đến. Tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị, chương trình sẽ càng làm khăng khít, gắn bó thêm mối quan hệ giữa quân đội, chính quyền địa phương và nhân dân ba nước Đông Dương.

Thượng tá Hoàng Xuân Hân, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y khẳng định, mốc ngã ba biên giới là biểu tượng rõ nét của tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam – Lào – Campuchia, thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân ba nước về xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài. Đây không những có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh và đối ngoại, mà còn là điểm tham quan du lịch với ý nghĩa giáo dục về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân trong tham gia bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ biên giới Tổ quốc.





Cột mốc ba biên là điểm tham quan với ý nghĩa giáo dục về lòng yêu nước.

Vun đắp cho mãi mai sau

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) một ngày tháng 7, những cơn mưa rả rích của đất trời cao nguyên cũng không làm giảm nhiệt sôi động của hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và qua lại giữa hai bên biên giới. Đây là cửa ngõ quan trọng kết nối các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Nam Lào.

Cùng các ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu, các cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đảm trách nhiều nhiệm vụ như kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự khu vực.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, tại cửa khẩu này có 19.261 lượt người nhập cảnh, 19.442 lượt người xuất cảnh; 4.384 phương tiện nhập cảnh, 4.421 phương tiện xuất cảnh; có 35.914,108 tấn hàng hóa nhập khẩu và 30.619,225 tấn hàng hóa xuất khẩu…

Đang xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, chị Srey Neang (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia) cho biết: Chị và gia đình vẫn thường đăng ký làm các thủ tục để sang bệnh viện của tỉnh Gia Lai khám chữa bệnh. Thăm khám ở Việt Nam, chị cũng như người thân luôn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, điều trị nhiệt tình, bởi vậy rất nhiều năm nay gia đình chị luôn yên tâm chọn bệnh viện ở tỉnh Gia Lai làm địa chỉ để chăm sóc sức khỏe.

Vun đắp thêm tình hữu nghị bền chặt, những năm gần đây, Bộ đội Biên phòng Việt Nam còn nhận nuôi, đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nước bạn. Ở Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, trong 7 học sinh được đơn vị “Nâng bước em đến trường” có trường hợp của Kpuih Kênh (SN 2009), ở huyện Ô Gia Đao (tỉnh Ratanakiri, Campuchia). Kpuih Kênh mồ côi cả cha lẫn mẹ nên điều kiện sống hết sức khó khăn. Động viên em, bền bỉ 6 năm qua, đơn vị thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ kinh phí, trao quà, đồng hành với cô học trò nhỏ này vượt khó khăn, chăm ngoan học tốt.





Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê và đồn bạn kiểm tra mốc giới.

Hoàn thành chuyến đò chở một học sinh khó khăn của nước bạn học hết lớp 12, mới đây, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Bộ đội Biên phòng Kon Tum) tiếp tục nhận đỡ đầu một em khác. Đó là In Kẹo Leng Xay (SN 2011), ở huyện Xản Xay (tỉnh Attapư, Lào). Thương quý In Kẹo Leng Xay như con cháu trong gia đình, ngay từ khi nhận đỡ đầu, đơn vị đã gặp mặt, trao đổi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng từ gia đình. Không chỉ hỗ trợ tiền mặt, chuẩn bị vào năm mới 2023 – 2024, các chú bộ đội cũng có thêm những món quà động viên, tiếp thêm nghị lực cho em đến lớp.

Nơi ấy, bên dòng Đắk Ruê, cột mốc ba biên, cửa khẩu Lệ Thanh, Bờ Y…, những mầm xanh của tình hữu nghị tiếp tục nảy nở, không ngừng phát triển và lớn mạnh như minh chứng cho tình đoàn kết, gắn bó giữa ba nước Đông Dương luôn vững bền.

(Còn nữa)

Kỳ cuối: Bình yên biên giới gọi tên anh!

Đàm Thuần – Quỳnh Anh – Đỗ Lan





Source link

Cùng chủ đề

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương".

Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới

Cùng nhân dân lập làng mới Với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh khu vực biên giới, ngày 1/4/2019, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại Bình Phước, Tây Ninh và Long An nhằm hiện thực hóa quan điểm: Mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững...

Thiêng liêng màu cờ Tổ Quốc trên vùng biên cương

Dù là trên đỉnh núi cao vời vợi hay giữa đại ngàn xanh thẳm, lá cờ vẫn hiên ngang phấp phới, như lời khẳng định về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Giữa đất trời bao la, lá cờ đỏ sao vàng tung bay như ngọn lửa bất diệt, thiêu đốt mọi gian nan thử thách. Từng đường kim mũi chỉ trên lá cờ như kết tinh ý chí kiên cường, bất khuất của cha ông ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Sáng một lối về (kỳ 1)

08:12, 04/08/2023 Bị lừa phỉnh, dụ dỗ “di cư ra nước ngoài sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng, nhàn hạ”, nhiều người dân tộc thiểu số đã rời bỏ buôn làng, thôn xóm, vượt biên trái phép, để rồi “vỡ mộng”, chịu cảnh khổ cực nơi xứ người. Quê mẹ bao dung đã đón họ về, tạo điều kiện cho họ gây dựng lại cuộc sống. Sau những lầm lỗi, nhiều người đã nhận ra rằng: Không đâu...

Nông dân “sầu” với sầu riêng

08:19, 23/05/2023 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang là mùa sầu riêng đậu trái. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn không khỏi lo lắng khi những trái sầu riêng non rụng hàng loạt, dự đoán một năm mất mùa. Nhiều ngày nay, gia đình bà Đinh Hồng Vị (xã Ea Dăh, huyện Krông Năng) như ngồi trên đống lửa khi phải thường xuyên đi nhặt quả sầu riêng non rụng hàng loạt dưới gốc. Bà Vị cho biết,...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Hoàn thiện pháp luật về Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong...

22:01, 27/05/2023 Chiều 27/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Thảo luận tại tổ, đa...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục đổi mới, giám sát đúng và trúng, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá...

18:25, 08/06/2023 Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 8/6 dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội xem xét Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Báo cáo trước Quốc hội về nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sáng 27/5/2023 Quốc hội...

Nỗ lực giữ rừng ở Krông Bông

08:43, 22/06/2023 Huyện Krông Bông có hơn 92.680 ha rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 68.740 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa có rừng là hơn 23.939 ha, độ che phủ rừng gần 55%. Công tác quản lý, bảo vệ (QLBV), phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng trên địa bàn huyện được tăng cường với việc triển khai đồng bộ các biện...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. ...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Mới nhất