Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhóm sinh viên quốc tế vô địch cuộc thi hùng biện tiếng...

Nhóm sinh viên quốc tế vô địch cuộc thi hùng biện tiếng Việt


Mặc áo dài, áo bà ba hát quan họ và ví giặm, nhóm ba sinh viên người Nhật, Australia giành chiến thắng cuộc thi hùng biện tiếng Việt toàn quốc.

Ba sinh viên là Mizuguchi Sayo, Okabe Chikara, quốc tịch Nhật Bản và Bennett Arabella, người Australia, hiện theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Màn hùng biện của nhóm có chủ đề “Tiếng Việt chạm vào trái tim thế giới”, giành giải nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Việt dành cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023 tại TP HCM, hôm 1/12.

Ba thí sinh gây ấn tượng khi mặc áo dài, áo bà ba, thể hiện các làn điệu quan họ, ví giặm và hát ru Nam Bộ. Hơn chục sinh viên nước ngoài khác múa phụ họa trong phần biểu diễn với nhiều hoạt cảnh.

“Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ nên vui mừng khi giành được giải nhất toàn quốc”, Mizuguchi Sayo chia sẻ.

Lưu học sinh hát dân ca quan họ

Lưu học sinh hát dân ca quan họ trong chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Việt dành cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023 tại TP HCM hôm 1/12. Video: USSH

Mizuguchi trước đó rất lo lắng. Khi lên sân khấu, cô dần bình tĩnh và cố gắng tập trung vào phần thi. Với cô, hát quan họ vui, hát ví giặm khó hơn, hát ru Nam Bộ cũng rất thử thách vì phải phát âm tiếng miền Nam.

“Tôi ngạc nhiên khi phần hát được thầy cô khen, có thể giọng của tôi phù hợp với dân ca Việt Nam. Tuy nhiên, tôi chưa ưng ý lắm vì lúc tập tốt hơn”, Mizuguchi, 23 tuổi, chia sẻ.

Okabe Chikara, 27 tuổi, thì run tới mức cầm micro thật chặt. Okabe không tự tin nhất với phần hát vì cảm thấy khó lấy nhịp.

“Tôi chưa từng hát trước đông người. May là trên sân khấu tôi không quên lời”, Okabe nói, cho biết phụ trách nói phần đầu và cuối bài hùng biện.

Trong khi đó, Arabella Bennett hơi căng thẳng vì sợ phát âm sai, khiến khán giả không hiểu. Arabella được giao nói về các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.

“Phần này rất hay, cho tôi cơ hội để học thêm về những tác phẩm quan trọng của các tác giả như Hồ Xuân Hương”, Arabella, 28 tuổi, kể.





Arabella Bennett (bìa trái), Okabe Chikara (giữa) và Mizuguchi Sayo nhận chứng nhận giải nhất vòng chung kết toàn quốc cuộc thi hùng biện tiếng Việt dành cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023 tại TP HCM hôm 1/12. Ảnh: USSH

Arabella Bennett (bìa trái), Okabe Chikara (giữa) và Mizuguchi Sayo nhận chứng nhận giải nhất vòng chung kết toàn quốc cuộc thi hùng biện tiếng Việt dành cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023 tại TP HCM hôm 1/12. Ảnh: USSH

Theo tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm, trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, mỗi đội được chọn 2-3 thí sinh hùng biện chính. Trong 7 phút, các đội được phép sáng tạo tối đa để thể hiện tiếng Việt một cách giỏi nhất. Bài thi cần có chủ đề, lập luận để thuyết phục ban giám khảo và khán giả.

Để gây ấn tượng, đội trường Nhân văn đưa ra ba lập luận chính, đó là tiếng Việt sinh ra cùng lúc với sự sinh thành của dân tộc; đất nước này là đất nước của nhân dân, của ca dao, thần thoại và tiếng Việt là tiếng lòng của dân tộc; tiếng lòng của dân tộc cũng là tiếng mẹ, là văn hóa mẫu tính của người Việt.

“Tôi vui không phải đội mình đã chiến thắng đội khác mà vui khi tiếng Việt đã được du học sinh nước ngoài yêu và tôn vinh đến mức như thế”, tiến sĩ Tâm cho biết.





Các sinh viên quốc tế mặc trang phục truyền thống của Việt Nam biểu diễn trong một phân đoạn của phần hùng biện hôm 1/12. Ảnh: USSH

Một đội sinh viên quốc tế trong phần thi hùng biện, hôm 1/12. Ảnh: USSH

Cô Tâm chia sẻ thành quả này bù đắp xứng đáng cho những tháng ngày cả đội vất vả tập luyện. Trong quá trình chuẩn bị, đạo diễn, người hùng biện chính và múa chính đều bị ốm, đi công tác hoặc có người thân qua đời, phải về nước. Nhưng hai tuần trước hôm chung kết, cả đội đã cùng tập hợp và quyết tâm đi thi.

Đầu tiên, cả nhóm tập phát âm, sau đó luyện tốc độ nói, cuối cùng là học để nói một cách biểu cảm. Vì học tiếng Việt ở Hà Nội nên các du học sinh đều nói giọng miền Bắc. Tuy nhiên, trong bài thi có phần hát ru bằng giọng miền Nam.

Cô Tâm kể trong câu hát: “Ầu ơ/Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi…”, sinh viên lúc đầu hát thành “rí rầu”. Là người miền Nam, cô Tâm đã trực tiếp hướng dẫn học sinh hát đúng từng từ.

“Các em chỉ có 7 phút trên sân khấu, trung bình mỗi bạn 2,5 phút mà phải tập trong 1,5 tháng. Mỗi buổi, các bạn ấy tập cả 100 lần phần nội dung của mình”, cô Tâm cho hay.

Khó khăn nhất với ba người hùng biện chính là phát âm. Mizuguchi không phát âm được từ “con” do trong tiếng Nhật không có các chữ như ô, ơ, o. Cô cũng không nói được từ “vĩnh cửu” nên đạo diễn buộc phải thay bằng từ vĩnh hằng.

Mỗi lần tập, Mizuguchi phải ghi âm phần hướng dẫn của thầy cô để về nhà nghe và nhắc lại. Cô cũng nghe một số video của ca sĩ trên Youtube để hát theo đúng giai điệu.

Okabe cũng thường tranh thủ đọc to hay hát dân ca trên đường từ nhà trọ đến trường hay ở chỗ làm để cải thiện phát âm.

“Tôi hay bắt chước những tiếng rao gặp trên đường như ‘ép plastic lấy ngay’ và nói thử khi đang lái xe. ‘Năng nhặt chặt bị’, những bài luyện tập nhỏ này giúp tôi nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt”, Okabe nói.

Theo các sinh viên, tình yêu với tiếng Việt đã giúp họ kiên trì luyện tập. Mizuguchi và Okabe lựa chọn tiếng Việt vì nhận thấy cơ hội việc làm rộng mở. Trước khi sang Việt Nam, Mizuguchi đã có hai năm học tiếng Việt ở trường cao đẳng. Cô cũng đam mê ẩm thực Việt và cảm thấy phù hợp khi du học ở đây.

Okabe từng là sinh viên đại học ở Nhật. Khi đi làm thêm để chi trả tiền học và sinh hoạt, Okabe kết thân với nhiều du học sinh Việt Nam và được nghe kể nhiều về văn hóa và tiếng Việt.

“Tôi trở nên quan tâm đến Việt Nam và muốn đến đó nên quyết định du học”, Okabe cho hay. Hiện Okabe là cộng tác viên nhiều chương trình cho người nước ngoài của Đài Truyền hình Việt Nam.

Còn Arabella đã học tiếng Việt được một năm và đang làm việc cho một cơ quan ngoại giao ở Hà Nội, trước khi đăng ký theo học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

“Chiến thắng rất vui nhưng quan trọng nhất đây là cơ hội để tôi cải thiện sự tự tin khi nói tiếng Việt”, Arabella nói, cho biết đang cố gắng đọc, xem nhiều để mở rộng vốn từ.





Thành viên tham gia đội thi của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm các hệ đào tạo, đến từ 8 quốc gia khác nhau. Ảnh: USSH

Đội thi của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm sinh viên đến từ 8 quốc gia. Ảnh: USSH

Đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài với quy mô cả nước, nhằm tạo sân chơi, đồng thời góp phần quảng bá giáo dục, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Sau vòng thi đầu ở ba miền, 12 đội lọt vào vòng chung kết toàn quốc.

Khoảng 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam. Bộ cho biết trung bình hàng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh mới được tiếp nhận.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, lập nghiệp và khởi nghiệp trong sinh viên

NDO - Ngày 16/11, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đánh giá và triển khai Dự án Lập nghiệp và Khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam theo mô hình của Cộng hòa Liên bang Đức". Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 80 đại biểu là các giảng viên, nhà khoa học, nhà quản...

Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh

NDO - Ngày 25/10, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh - vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu, Trung...

Hàng chục trường đại học đã có phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành như Y học cổ truyền, tăng 20 %; Điều dưỡng, tăng 10%; Dược học, tăng 30% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024. Nhà trường thực hiện 6 phương thức xét tuyển bao gồm: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá...

8 trường đại học lớn ở phía Nam chỉ sử dụng 3 phương thức xét tuyển năm 2025

Tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025, tại Trường Đại học An Giang mới đây, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, năm 2025 đại học này thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học...

Hiệu trưởng gửi thư tới sinh viên khi hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Không tổ chức lễ khai giảng năm học mới, ông Hoàng Anh Tuấn - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa gửi thư chúc mừng năm học mới tới các cán bộ, giảng viên và sinh viên.Trong thư, ông Tuấn cho biết cơn bão Yagi đã làm đảo lộn kế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Mới nhất

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện,...

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về...

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? ...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. ...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính