Trang chủChính trịChủ quyềnNhiều bất cập trong quy hoạch, quản lý rừng

Nhiều bất cập trong quy hoạch, quản lý rừng


7 huyện, thị xã có rừng tại HN là Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất và TX Sơn Tây do thiếu cơ sở dữ liệu về đất đai, chưa được cắm mốc, lập bản đồ số hóa nhiều năm nay dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân.

Sai phạm quy hoạch rừng ảnh hưởng cuộc sống của người dân

Huyện Sóc Sơn là một trong 7 huyện, thị xã đang có diện tích rừng chưa được cắm mốc và bị chồng lấn với các loại đất khác. Năm 2019, Thanh tra TP.Hà Nội đã thanh tra quá trình sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn và đã ban hành kết luận, trong đó chỉ rõ sai sót việc lập quy hoạch rừng năm 2008 chồng lấn lên đất ở của người dân và đề nghị TP Hà Nội phải bóc tách đất của người dân ra khỏi quy hoạch.

Ghi nhận thực tế của PV tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy: Thôn được thành lập năm 1985, có đầy đủ chi bộ Đảng, có Trưởng thôn và các ban nghành đoàn thể. Điều đặc biệt, thôn Minh Tân là 1 trong 2 thôn duy nhất của TP.Hà Nội còn chưa có bản đồ địa chính.

Ông Nguyễn Văn Hòa – Trưởng thôn Minh Tân cho biết: Từ năm 1983, TP. Hà Nội có quyết định đưa dân lên đây để khai hoang, phát triển kinh tế đồi rừng. Thôn Minh Tân có tổng diện tích khoảng 1.000 ha, trong đó có gần 300ha là đất ở đất vườn sản xuất do người dân khai hoang vỡ hoá từ năm 1985, sinh sống ổn định, không tranh chấp. Diện tích hơn 600 ha đất trồng rừng nằm ngoài diện tích đất ở, đất vườn, đất sản xuất của người dân, nay đang được bà con nhận giao khoán bảo vệ xanh tốt.

soc-son-1.jpg
Nhiều diện tích đất ở, đất nông nghiệp của người dân tại Sóc Sơn đang bị chồng lấn đất rừng.

Tuy nhiên, từ năm 1993, cán bộ thống kê đất đai đã bỏ quên không dẫn đạc vào thôn Minh Tân. Vì vậy, toàn bộ diện tích đất của thôn Minh Tân đều chưa có bản đồ địa chính. Năm 1998, TP. Hà Nội có chủ trương quy hoạch rừng. Các đơn vị thực hiện đã để xảy ra sai phạm không đo đạc, không điều tra thực trạng, không công bố đầy đủ các thông tin quy hoạch dẫn đến đưa toàn bộ thôn Minh Tân vào quy hoạch rừng. Mãi đến 2016, khi có đoàn thanh tra đến thì người dân mới phát hiện ra toàn bộ đất ở, đất vườn của người dân đã bị nằm trong diện tích  đất rừng.

Thậm chí, qua tìm hiểu từ các cơ quan chức năng, người dân thôn Minh Tân đã phát hiện tấm bản đồ quy hoạch rừng số 2100/2008 của UBND TP. Hà Nội được lập và phê duyệt không đúng quy định của pháp luật. Đơn cử, chủ đầu tư dự án này là BQL rừng đặc dụng huyện trong khi đây là đơn vị sự nghiệp, không có thẩm quyền quản lý Nhà nước, không có chức năng lập quy hoạch. Dự án làm trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã chỉ thị phải rà soát quy hoạch 2 loai rừng thành 3 loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, vì phù hợp với lịch sử rừng ở Sóc Sơn chủ yếu do dân tự trồng. Dự án điều chỉnh quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn đã quy hoạch toàn bộ rừng sản xuất của nhân dân thành 1 loại rừng phòng hộ, không có phương án đền bù trả lâm lộc cho dân…

Hơn nữa, dự án đã đưa toàn bộ thôn Minh Tân vào quy hoạch rừng, trái với Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là đối với đất thổ cư, ruộng vườn và nương rẫy trong rừng không được quy hoạch vào khu rừng phòng hộ và được quản lý theo quyết định của pháp luật về đất đai.

“Sau khi phát hiện ra sai phạm của bản quy hoạch rừng 2008 này, chúng tôi đã làm đơn kiến nghị và Thanh tra Thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã lập nhiều đoàn kiểm tra và kiến nghị TP HN phải sớm bóc tách đất của người dân ra khỏi quy hoạch rừng năm 2008. Tuy nhiên, nhiều năm nay vẫn chưa thực hiện xong, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con hơn 30 năm qua như đất đai không được cấp giấy chứng nhận, không được đầu tư hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm…”– ông Nguyễn Văn Hòa, Trưởng thôn Minh Tân nhấn mạnh.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, qua rà soát diện tích đất rừng, phát hiện có 1.300 ha đất/4.557 ha đất rừng bị trồng lấn lên các loại đất khác, không đúng với thực tế đang sử dụng. Trong đó, có nhiều diện tích là đất quốc phòng, cơ sở tôn giáo, trường học, làng xóm hiện vẫn nằm trong rừng, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai tại địa phương cũng như ảnh hưởng cuộc sống người dân.

“Trong gần 1.300 ha còn lại có khoảng 3.000 thửa đất của các thôn, xóm, làng nằm trong rừng, ngoài ra có cả công trình phúc lợi, di tích văn hoá lịch sử và cả công trình của quân đội. Hiện nay, huyện đang rà soát để đề xuất thành phố điều chỉnh quy hoạch rừng năm 2008 theo đúng thực tế, dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2023” – ông Ngọc nói.

Ông Lê Minh Tuyên – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thông tin, hiện nay diện tích rừng và đất lâm nghiệp Hà Nội chưa được đo đạc cắm mốc ngoài thực địa , chưa được giao đất, giao rừng theo Luật Lâm nghiệp. Các chủ rừng phải được giao đất và giao rừng để có phương án quản lý bảo vệ phát triển rừng. Việc chưa cắm mốc 3 loại rừng, và ranh giới đất lâm nghiệp với các loại đất khác đã dẫn đến tranh chấp giữa đất lâm nghiệp với các loại đất khác của người dân, tổ chức kinh tế xã hội khác. Huyện Sóc Sơn chỉ là một trong 7 huyện, thị xã của TP. Hà Nội có diện tích đất bị chồng lấn. Nhiều nhất còn phải kể đến là Ba Vì với 3.000 ha đất….

Sớm bóc tách đất chồng lấn trả lại quyền lợi hợp pháp cho người dân

Thừa nhận những sai sót trong việc thiếu cơ sở dữ liệu đất đai khi lập quy hoạch rừng, tháng 2/2023, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch 57, trong đó yêu cầu cụ thể các địa phương có rừng thực hiện số liệu thống kê những bất cập, tồn tại trong quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường 2008 làm cơ sở đề xuất cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch rừng phù hợp với tình hình thực tế.

Phó Giám đốc Sở NN và PTNN Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, Hà Nội có khoảng 28.000ha rừng trên địa bàn 7 huyện, thị  chưa được cắm mốc ranh giới, chưa có bản đồ số hóa. Đất rừng đang bị chồng lấn với nhiều loại đất khác như đất tôn giáo, đất quốc phòng, trường học, làng xóm của người dân gây nhiều bất cập như người dân không được thực hiện các quyền của mình trên đất theo đúng Luật Đất đai. Chính vì vậy, đầu năm 2022, Sở đã tham mưu cho thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch chỉ đạo địa bàn có rừng rà soát, cắm mốc, số hoá toàn bộ diện tích và giao ngành nông nghiệp quản lý.

Tuy nhiên, đã hơn một năm, việc rà soát chưa hoàn thành do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải quyết tồn tại chồng lấn giữa đất rừng và đất khu dân cư ở một số địa bàn.

Rõ ràng, việc lập quy hoạch rừng phòng hộ của TP. Hà Nội để xảy ra chồng lấn với các diện tích đất khác, đặc biệt là đất ở của người dân là lỗi của chính quyền. Những tồn tại này cần sớm được tháo gỡ để ổn định cuộc sống cho người dân. 

Theo các chuyên gia quy hoạch, Luật Quy hoạch đã quy định rất rõ thời hạn thực hiện quy hoạch là 3 năm. Sau 3 năm, Nhà nước không thực hiện nội dung quy hoạch thì phải điều chỉnh lại hoặc hủy bỏ quy hoạch, phục hồi quyền lợi hợp pháp của người dân nằm trong diện bị quy hoạch. Tuy nhiên, điều này chưa được các cơ quan quản lý thực thi đúng quy định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu gồm: điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó...

Điều chỉnh đất lúa, đất rừng để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị định số 37/2019 thì Quy hoạch sử dụng đất quốc gia có 28 chỉ tiêu sử...

Một cán bộ Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình bị cáo buộc lừa đảo 8 tỷ đồng

Lợi dụng nhu cầu tìm mua đất tại tỉnh Hòa Bình của một số người dân để đầu tư dự án trồng rừng, trồng cây dược liệu, Lưu đã lừa đảo, chiếm đoạt 8 tỷ đồng. https://www.youtube.com/watch?v=owRqCfje-X8 Ngày 5-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình thông tin, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (sinh...

Nhiều dự án trọng điểm ở Kon Tum vướng đất rừng

Đối với dự án này, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá tài sản là gỗ rừng tự nhiên tận dụng (đấu giá tài sản trong tình trạng cây đứng tại rừng). Khối lượng dự kiến khai thác từ 13,85 ha đất rừng đạt gần 725 m3 gỗ. Giá khởi điểm đấu giá số gỗ là 850 triệu đồng.Đối với dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 676 đã được được Thủ...

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên vùng biển Việt Nam

Khoảng 12h ngày 29/10, tàu 267, Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc thì nhận được thông báo đề nghị cấp cứu ngư dân bị thương trên tàu cá BĐ30948 TS. Tàu cá BĐ30948 TS do ông Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1977, quê ở xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 thuyền viên. ...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc lá

Ngày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục khẳng định quan điểm của ngành cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới. Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới...

Giải vô địch xe đạp địa hình IRCtire Cup: Cuộc so tài hấp dẫn trên cung đường đua tràn đầy tính thử thách

Cuộc so tài hấp dẫn trong khuôn khổ Giải vô địch xe đạp địa hình phong trào toàn quốc 2024 - IRCtire Cup do Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam tổ chức, chính thức diễn ra vào ngày 10/11 với điểm xuất phát bắt đầu từ Quảng trường Hòa Bình. Với sự đồng hành...

Bão số 7 gần vùng biển Hoàng Sa, biển động dữ dội

(ĐCSVN) - Bão số 7 (Yinxing) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ...

Hà Nam bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Hà Nam đã bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với ông Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Hà Nam tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại...

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống...

Mới nhất