Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn thực phẩm tái sống

Nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn thực phẩm tái sống


Dễ nhiễm giun sán vì món ăn quen thuộc

Thời gian qua, nhiều bệnh viện tiếp nhận các ca bệnh nhiễm sán lá gan, ký sinh trùng do tập quán sinh hoạt, ăn thực phẩm tái sống không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mấy năm nay, anh N.H.M. (43 tuổi, huyện Đan Phượng, Hà Nội) xuất hiện sẩn ngứa kèm theo ban đỏ rải rác toàn thân. Dù ạnh M. đã điều trị nhiều đợt bằng thuốc kháng sinh nhưng không đỡ. Gần đây, tình trạng sẩn ngứa của anh ngày càng tăng nặng, ăn uống kém. Lo lắng trước dấu hiệu bất thường đó, anh đã đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư) khám.

Anh M. cho biết, anh không có thói quen ăn các loại thịt sống, gỏi nhưng thường xuyên ăn rau sống. Sau khi được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm công thức máu, kháng thể IgG kháng giun đũa chó, mèo, kết quả cho thấy, anh M. được chẩn đoán mắc bệnh giun đũa chó, thể nội tạng.

Bác sĩ bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám cho bệnh nhân.

Mặc dù điều kiện sống, vệ sinh của người dân ngày càng cải thiện, tuy nhiên, việc nhiễm các loại ký sinh trùng vẫn là một gánh nặng bệnh tật. Là cơ sở y tế chuyên ngành ký sinh trùng, các bác sĩ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm cùng lúc nhiều loại giun sán như: sán lá gan, giun đũa chó mèo, giun lươn, sán dây… Phần lớn bệnh nhân nhiễm giun sán thông qua con đường ăn uống. 

Trong đó, có bệnh nhân P.T.D. (27 tuổi, Lạng Sơn) được bác sĩ ở địa phương chẩn đoán tổn thương gan nghi do ký sinh trùng. Bác sĩ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ kết luận, bệnh nhân mắc sán lá gan lớn.

Nữ bệnh nhân chia, chị sẻ có thói quen thích ăn rau sống, đặc biệt yêu thích lá diếp cá và xà lách. Khi làm rau sống, chị thường xuyên rửa sạch rau rồi ngâm với nước muối. Vì thế, chị bất ngờ vì mình đã rửa rau rất sạch nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng.

Hay như trường hợp của chị N.T.H. L, 38 tuổi, sinh sống ở Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chị bất ngờ phát hiện mắc ký sinh trùng, nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen vô tình thường ngày.

Chị H. cho biết, chị có thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo. Qua xét nghiệm tìm giun sán cho kết quả dương tính với giun đũa, giun tròn, giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương gan, lách, phổi, theo dõi do ký sinh trùng. Sau đó, bệnh nhân được tư vấn, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Ăn chín, uống sôi, phòng tránh các bệnh do giun sán

TS Trần Huy Thọ – Phó Giám đốc Thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ gây áp xe gan khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều người đang vô tình đưa sán lá gan vào người chỉ vì những món khoái khẩu. Người nhiễm bệnh sán lá gan do ăn uống dính phải trứng hoặc ấu trùng nang có trong nước lã, gỏi cá, tôm sống chấm mù tạt, rau mọc dưới nước chưa rửa sạch…

Khi ấu trùng xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành, đẻ trứng trong ống dẫn mật. Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước ngọt ở sông suối, ao hồ… sinh trưởng theo chu kỳ mới.

Đoàn liên ngành của TP Hà Nội kiểm tra cơ sở  kinh doanh, sản xuất rau an toàn tại huyện Thanh Trì.
Đoàn liên ngành của TP Hà Nội kiểm tra cơ sở  kinh doanh, sản xuất rau an toàn tại huyện Thanh Trì.

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu máu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và suy kiệt dần.

TS Trần Huy Thọ cũng cho hay, thói quen ăn rau sống và uống nước có nguồn từ ao, hồ là một trong những nguyên nhân của tình trạng nhiễm giun, sán. Thực tế, nhiều người có thói quen ngâm rau sống trong nước muối để tiêu diệt giun, sán. Nhưng đây là cách hiểu chưa đúng. Ngâm nước muối không phải để sát khuẩn rau, mục đích chính là tạo môi trường để trứng giun, sán nổi lên.

Chuyên gia khuyến cáo, người dân hạn chế ăn rau sống; cần ăn chín uống sôi. Đặc biệt, mỗi gia đình tránh ăn sống các loại rau trồng dưới nước như cần, ngổ, muống, cải xoong, ngó sen…

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo, khi mua rau, người dân nên lựa chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, dập nát hay héo úa; chọn các sản phẩm có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng… 

Để phòng tránh các bệnh lý do giun sán gây nên, các chuyên gia y tế cũng lưu ý, người dân không nên ăn các loại cá, ốc chưa được nấu chín kỹ dưới mọi hình thức. Đồng thời rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải…

Ngoài ra, các gia đình nên giữ môi trường sống sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh; hạn chế thả rông lợn, nếu nuôi lợn phải tuân thủ những quy trình xử lý phân, hay ngăn cách địa điểm nuôi với môi trường sống; tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh phải đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Việc ăn những món tái, sống là nguyên nhân đưa các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể. Sau đó, chúng có thể di chuyển theo đường máu tới não, cơ và gây bệnh.

Nếu sán cư trú trong não (thường gặp ở 60 – 96% trường hợp), có thể dẫn đến các nhóm bệnh thần kinh như nhức đầu (48,4%), động kinh (6,2%), rối loạn tâm thần (5,2%), rối loạn thị giác (15,6%), suy nhược cơ thể – giảm trí nhớ (28,1%), co giật cơ (34,3%). Ngoài ra, thể ấu trùng dưới da và trong cơ chiếm 18,57%, chủ yếu ở cơ hoành, cơ lưỡi, cơ delta, vùng thân, vùng chi và cổ, dưới da đầu.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu – Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nhiem-ky-sinh-trung-do-thoi-quen-an-thuc-pham-tai-song.html

Cùng chủ đề

Triển khai đồng bộ các biện pháp hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm

Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạt động...

Điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Vũng Tàu

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" tại ngã tư Bến Đình, Phường 7, TP Vũng Tàu. Đến thời điểm hiện tại có 135 người mắc với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và phải nhập viện để điều trị. Trước tình hình trên, Cục An toàn...

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025

Kế hoạch nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025. Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo quản lý...

Những loại thực phẩm nào cần phải bảo quản trong tủ lạnh?

Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có các điều kiện bảo quản khác nhau. Để giữ thực phẩm tươi ngon được lâu, bạn cần phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Thực phẩm tươi sống như cá, thịt và hải sản Sau khi mua thực phẩm tươi sống, bạn hãy rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, lau khô thực...

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Tiện lợi gắn liền với hiểm họa về ATTP Hàng quán vỉa hè trước cổng trường học từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống học đường. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi ấy là những hiểm họa về ATTP mà phụ huynh, học sinh và nhà trường cần phải cảnh giác. Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Tối ưu hóa giá trị đất nông nghiệp

Thúc đẩy phát triển bền vững Khoản 1, Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định, có nhiều loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích, trong đó đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị đất đai, tạo đà phát triển cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp đa...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận...

Ra mắt tem bưu chính kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân

Kinhtedothi - Bộ tem bưu chính kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân vừa được phát hành, gồm 4 mẫu: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu; Quyết chiến, quyết thắng; Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; Quân với dân một ý chí. Ngày 18/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Quốc phòng phối hợp với Tổng công ty Bưu điện...

Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự thành thương hiệu trong khu vực, thế giới

Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện Kỹ thuật quân sự. Theo báo cáo, thành lập năm 1966, đến nay, Học viện Kỹ...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Ăn trứng, thịt vào bữa nào là tốt nhất?

Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó cũng hỗ trợ trong việc hình thành nhiều kháng thể và hoóc môn quan trọng. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh là ly chanh nóng mật ong'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...

Bộ Y tế cam kết cắt giảm thủ tục cấp phép dược phẩm

Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết tiếp tục cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính, dứt khoát không được thêm quy trình con, giấy phép con trong quản lý cấp phép dược phẩm. ...

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải thưởng “Giọt hồng” là sự kiện để Viện và những người bệnh được nhận máu tri ân các nhà lãnh...

70% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, ai có nguy cơ?

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai sau ung thư gan, ước tính mỗi năm có khoảng 23.000 ca mới, gần 21.000 trường hợp tử vong. Đáng nói hiện nay chỉ khoảng 30% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, 70% đến viện khi đã ở giai đoạn cuối. ...

Mới nhất

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Mới nhất