Nhật Bản lo ngại lỗ hổng trong bảo vệ dữ liệu cá nhân trước sự xuất hiện của DeepSeek

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế15/02/2025

Các chuyên gia Nhật Bản lo ngại, các dữ liệu do mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek thu thập có thể được sử dụng sai mục đích.


Nhật Bản lo ngại lỗ hổng trong bảo vệ dữ liệu cá nhân trước sự xuất hiện của DeepSeek
Sự xuất hiện của DeepSeek khiến nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, lo ngại vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. (Nguồn: Bloomberg)

Tuy mới ra mắt, mô hình trí tuệ nhân tạo DeepSeek đã tạo tiếng vang toàn cầu nhưng cũng gây lo ngại trong việc việc thiếu biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu khi bị sử dụng sai mục đích.

Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo các cơ quan về việc sử dụng ứng dụng này cho mục đích công vụ.

Trước đó, ngày 3/2, Ủy ban Bảo vệ thông tin cá nhân Nhật Bản (PPC) đã ban hành thông báo liên quan đến việc ứng dụng DeepSeek tại nước này. Cơ quan này nhấn mạnh, dữ liệu do DeepSeek thu thập được lưu trữ trên máy chủ tại Trung Quốc và tuân theo luật pháp Trung Quốc. Tokyo lo lắng thông qua DeepSeek Bắc Kinh rất có thể sẽ thu thập thông tin vì mục đích an ninh hoặc các mục đích khác.

Tại châu Âu, Italy và Ireland đã yêu cầu DeepSeek cung cấp thông tin về cách xử lý dữ liệu cá nhân của công ty. Mô hình này sau đó cũng đã bị xóa khỏi các kho ứng dụng điện thoại ở Italy.

Mặc dù DeepSeek đang hỗ trợ hiệu quả người dùng Nhật Bản nhưng đến nay vẫn chưa rõ liệu ứng dụng này có tuân theo Đạo luật Bảo vệ thông tin cá nhân của quốc gia này hay không.

Hiện tại, chính sách bảo mật của DeepSeek chỉ mới cung cấp hai thứ tiếng là tiếng Trung và tiếng Anh nên các thành viên cấp cao của PPC cho rằng, ứng dụng này không phải tuân theo nguyên tắc Đạo luật Bảo vệ thông tin cá nhân áp dụng cho các dịch vụ hướng tới người dùng Nhật Bản.

Ryoji Mori, một luật sư am hiểu về các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Nhật Bản cho biết: “Châu Âu và Nhật Bản định nghĩa thông tin cá nhân khác nhau. Tùy thuộc vào cách DeepSeek xử lý dữ liệu, luật có thể không có hiệu lực”.

Quy định về bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (EU) cũng phân loại các mã định danh gián tiếp như địa chỉ IP là thông tin cá nhân. Các yêu cầu của Italy và các quốc gia khác cũng dựa trên quy định này.

Trong khi đó, quy định bảo vệ dữ liệu ở Nhật Bản có quy mô hẹp hơn, bao gồm thông tin nhận dạng trực tiếp như tên và ngày sinh. Nếu DeepSeek không thu thập dữ liệu này, hành động đó sẽ nằm ngoài phạm vi của luật.

Bộ Truyền thông Nhật Bản đã soạn thảo các hướng dẫn dựa trên các luật liên quan khác để đảm bảo tính minh bạch của các nhà cung cấp ứng dụng điện thoại thông minh, nhưng các hướng dẫn này được soạn thảo dành riêng cho người dùng Nhật Bản và cũng không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Mới đây, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đệ trình một dự luật lên quốc hội, đề nghị trao cho chính phủ nước này quyền điều tra việc sử dụng các mô hình AI có mục đích xấu. Nhiều người cho rằng, điều này có thể cho phép tiến hành một cuộc điều tra sau khi dự luật được thông qua.

Tuy nhiên, luật này có thể yêu cầu phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định trước khi có thể tiến hành điều tra, chẳng hạn như vi phạm quyền của công dân Nhật Bản.

Bên cạnh đó, theo luật sư Ryoji Mori, dự luật này có thể sẽ không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào đối với các doanh nghiệp, do đó, không rõ chính phủ có thể tiến hành điều tra hiệu quả đến mức nào.

Giáo sư tại Đại học Chuo và là chuyên gia về luật và quy định liên quan đến Internet Kaori Ishii nhận định, chính phủ sẽ khó có thể hành động nếu phạm vi đầy đủ các dịch vụ của DeepSeek không được làm rõ.

“Khi các ứng dụng dịch vụ từ Trung Quốc ngày càng phổ biến, người tiêu dùng Nhật Bản nên hiểu về những rủi ro liên quan đến thông tin cá nhân của họ”, ông nhấn mạnh.



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available