Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhận định hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL, nguồn nước ngọt còn...

Nhận định hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL, nguồn nước ngọt còn xấu hơn nữa dựa trên cơ sở nào?


Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra căng thẳng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 

Những năm gần đây, ĐBSCL luôn phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn. Mùa khô 2023-2024 cũng đang diễn ra gay gắt, hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang phải công bố tình huống khẩn cấp. Báo cáo của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) cũng cho biết hơn 73.000 người dân đang thiếu nước sinh hoạt. Ông có đánh giá như thế nào về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm nay?

– Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng đến toàn thế giới, xu thế của thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn và diễn ra với mức độ nguy hiểm hơn như hạn mặn những năm 2015 – 2016, 2019 – 2020 và đến nay là 2023 – 2024, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Ở ĐBSCL, ngoài các tác động của thời tiết cực đoan (elnino) thì các tác động của phát triển thượng lưu một mặt nào đó cũng sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực này. 

Vận hành của các hồ chứa thượng lưu đã làm cho xu thế mặn ở ĐBSCL xuất hiện sớm hơn vào đầu mùa khô, đặc biệt giai đoạn này là thời điểm lấy nước cao của vụ lúa Đông – Xuân ngoài ra Elnino sẽ làm cho sử dụng nước và bốc hơi nhiều hơn.

Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Tương lai nguồn nước còn xấu hơn nữa, đòi hỏi có chiến lược hiệu quả hơn- Ảnh 1.

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.

Hạn mặn năm 2023 – 2024 đã được dự báo/cảnh báo sớm từ giữa mùa lũ năm 2023 và Chính phủ cũng như Bộ NNPTNT và các địa phương đã có những chỉ đạo và có những giải pháp ứng phó rất kịp thời như xuống giống vụ lúa Đông – Xuân sớm, tăng cường các giải pháp nhằm gia tăng lượng nước trữ, nhìn chung đến thời điểm này việc đảm bảo sản xuất là cơ bản hoàn thành, các thiệt hại về mặt sản xuất là không đáng kể.

Hạn mặn năm 2023 – 2024 về cơ bản không khắc nghiệt như các năm 2015 – 2016 và 2019 – 2020 điều này đến thời điểm này đã khẳng định công tác dự báo/cảnh báo sớm là khá tốt. Tuy nhiên, đối với những khu vực hoàn toàn sử dụng nước trữ từ mưa và khu vực ven biển không lấy được nước ngọt do mặn xâm nhập cao như: Dự án Gò Công, Long Phú – Tiệp Nhật, Trần Văn Thời, U Minh Hạ và U Minh Thượng đã xảy ra tình trạng sụt lún khá nghiêm trọng do kênh cạn nước.

Hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có liên quan chặt chẽ với điều kiện nguồn nước trên lưu vực, trong đó chi phối nguồn nước về ĐBSCL là dòng chảy đến Kratie (trên sông Mê Công) và lượng nước trữ trong Biển Hồ (Campuchia). 

Cụ thể: Lượng nước trong Biển Hồ đến cuối mùa mưa năm 2023 ước tính khoảng 35,14 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,11 tỷ m3. Đến hiện nay (11/4/2024), lượng nước trong Biển Hồ chỉ còn 1,53 tỷ m3 (thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,54 tỷ m3). Mực nước tại trạm Kratie, hiện nay, khoảng 6,96m, cũng thấp hơn trung bình nhiều năm 0,14m).

Từ đó có thể thấy, nguồn nước mùa khô 2023-2024 thuộc nhóm năm ít nước, xâm nhập mặn đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện tượng EL Nino sẽ duy trì từ tháng 12 đến tháng 3/2024, nhiệt độ ở mức cao hơn TBNN từ 0,5-1,00C, ít có khả năng mưa trái mùa hoặc lượng mưa không đáng kể, do vậy tình hình hạn hán, xâm nhập mặn càng nghiêm trọng hơn.

Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Tương lai nguồn nước còn xấu hơn nữa, đòi hỏi có chiến lược hiệu quả hơn- Ảnh 2.

Tình hình ngập mặn ở Tiền Giang diễn ra nghiêm trọng, các dòng kênh khô trơ đáy. Ảnh: Quang Sung

Hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL được vận hành ra sao trong việc điều tiết nước, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn, thưa ông?

– ĐBSCL hiện có 15 hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh (7 hệ thống liên tỉnh; 8 hệ thống nội tỉnh), với diện tích phục vụ khoảng 2,5 triệu (chiếm 64% diện tích của Đồng bằng). Hầu hết các hệ thống thủy lợi đã được Bộ NNPTNT hoặc các địa phương phê duyệt quy trình vận hành hệ thống giúp bảo đảm vận hành hợp lý, đúng mục tiêu khi xây dựng dự án đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Đối với các công trình kiểm soát mặn dọc sông chính, trên sông Hậu hiện đã có cống kiểm soát mặn được đến vị trí Rạch Vọp (Sóc Trăng) cách biển 50km, trên sông Tiền đã kiểm soát mặn được đến cống Cái Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) cách biển 72km, trên sông Vàm Cỏ Tây đã kiểm soát mặn được đến Tuyên Nhơn cách biển 135km. 

Các cống kiểm soát mặn dọc sông chính khi vận hành đã kiểm soát được mặn xâm nhập vào nội đồng, tuy nhiên các đợt mặn xâm nhập sâu vượt quá vị trí có công trình kiểm soát thì sẽ vẫn có ảnh hưởng đến sản xuất.

Đối với các dự án thủy lợi khép kín đã được đầu tư vùng ven biển như Gò Công, Nhật Tảo – Tân Trụ, Bảo Định, Long Phú – Tiếp Nhật…, mục tiêu kiểm soát mặn được đặt lên hàng đầu và đã thực hiện tốt. Song, do chưa chủ động được nguồn cấp nước ngọt, lượng nước trữ trong nội đồng có hạn nên khi mặn xâm nhập kéo dài thì vẫn gây ra hiện tượng thiếu nước, hạn hán.

Hạn hán năm nay còn xuất hiện ở những vùng chưa tiếp cận được với nguồn nước ngọt từ sông Hậu (đặc biệt là Cà Mau), do chưa có công trình dẫn nước ngọt về. Cà Mau có thể coi là ‘vùng lõm” về thủy lợi của Đồng bằng, cũng là một trong những vấn đề hạn chế của hệ thống thủy lợi của ĐBSCL hiện nay.

Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Tương lai nguồn nước còn xấu hơn nữa, đòi hỏi có chiến lược hiệu quả hơn- Ảnh 3.

Cảnh này trở nên quen thuộc với người dân huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) trong gần một tháng qua. Ảnh: Quang Sung

– Từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng ĐBSCL giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2050 trong điều kiện BĐKH-NBD (QH 1397) năm 2012 đến nay đã 12 năm. Tổng thể có thể thấy, các hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL đã dần hình thành trên quy mô lớn theo hướng kiểm soát và điều tiết hiệu quả hơn tất cả các nguồn nước, mà trọng tâm là nguồn nước ngọt từ thượng lưu sông Mê Kông đổ về và nước mặn từ biển Đông và biển Tây vào, phục vụ ngày càng tốt hơn cho các hoạt động kinh tế-xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cấp nước sinh hoạt.

Các hệ thống công trình thủy lợi với nhiệm vụ đảm bảo khai thác, kiểm soát/điều tiết tạo nguồn cấp nước đảm bảo số lượng, chất lượng cho sinh hoạt với quy mô dân số là 17,5 triệu người; cấp nước cho 26.450 ha diện tích đất công nghiệp (số liệu NGTK năm 2022); và cấp nước tưới cho 3,94 triệu ha đất lúa cả năm (lúa Đông Xuân 1,53 triệu ha, lúa Hè Thu 1,63 triệu ha và lúa Thu Đông/Mùa là 0,78 triệu ha). 

Bên cạnh đó, các công trình thuỷ lợi còn đảm bảo nguồn nước cho gần 400.000ha cây ăn trái; hơn 100.000 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và hơn 676.000 ha nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ.

Về cụ thể, có 2 nhóm công trình giải quyết 2 vấn đề trọng tâm của vùng ĐBSCL trong thời gian qua. 

Một là đối với vấn đề kiểm soát lũ: Qua 12 năm triển khai, tổng số công trình đã thực hiện được là 126/172 công trình/cụm công trình đạt 78,7% về số lượng công trình, giúp cơ bản ổn định sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng ngập lũ với diện tích tự nhiên vùng ngập lũ vào khoảng 2 triệu ha.

Đánh giá chung đối với nhóm này như sau: Các công trình được xây dựng cơ bản đáp ứng đúng theo tiến độ đề ra đến giai đoạn 2020. Triển khai quy hoạch, nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Đã hình thành được hệ thống đê bao kiểm soát lũ tương đối phù hợp với đặc điểm lũ của vùng, đảm bảo kiểm soát được tốt lũ đầu vụ cho vùng ngập sâu và cả năm đối với vùng ngập nông.

Hệ thống kênh thoát lũ đã được hình thành, mật độ tương đối đồng đều và đủ, giúp gia tăng hiệu ích thau chua, rửa phèn và tiêu thoát lũ.

Triển khai chương trình trạm bơm điện ở vùng thượng ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp khá đồng bộ và nhanh chóng từ năm 2015- 2021 giúp gia tăng số lượng trạm bơm điện và diện tích tưới tiêu bằng động lực, tăng cường khả năng chủ động thích ứng với lũ.

Đã hình thành cụm tuyến dân cư vượt lũ, giúp người dân được sống an toàn, ổn định và từng bước phát triển bền vững. Cụ thể, đã hoàn thành xây dựng được 863 cụm, tuyến dân cư và 119 bờ bao khu dân cư có sẵn, đã đảm bảo cho khoảng 191.000 hộ, với gần 1 triệu người dân vùng ngập lũ.

Hai là đối với vấn đề cấp nước, kiểm soát mặn: Tổng số công trình cấp nước, kiểm soát mặn đã thực hiện là 154/311 công trình, đạt 50% số công trình đề xuất, giúp chủ động cấp nước cho gần 2 triệu ha sản xuất. 

Dọc theo các sông chính, các công trình kiểm soát mặn được xây dựng theo ranh mặn thực tế, đã cơ bản bảo đảm kiểm soát mặn vào nội đồng đối với những năm trung bình nước (Sông Vàm Cỏ đã kiểm soát đến Tuyên Nhơn, sông Hậu kiểm soát mặn đến Rạch Vọp, sông Tiền đã kiểm soát mặn đến Cai Lậy, trên sông Cái Lớn-Cái Bé đã chủ động kiểm soát nguồn nước từ cửa sông).

Các hệ thống thủy lợi vùng ven biển đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện, phục vụ các mục tiêu kiểm soát mặn, cấp nước, trữ ngọt, tiêu biểu như: Hệ thống thuỷ lợi Nam Mang Thít, Nhật Tảo – Tân Trụ, Bảo Định, Gò Công, Long Phú – Tiếp Nhật, Quản Lộ – Phụng Hiệp và U Minh Hạ.

Hệ thống kênh trục cấp nước cũng được thường xuyên nạo vét, đối với những năm trung bình nước thì cơ bản đã bảo đảm được nhu cầu cho sản xuất, trừ trường hợp những năm hạn hán nặng, nguồn nước ít hơn trung bình thì một số khu vực còn bị thiếu nước.

Một số công trình chuyển nước đang được chuẩn bị đầu tư để phục vụ các khu vực khó khăn ven biển như: hệ thống chuyển nước cho vùng Nam QL1A tỉnh Bạc Liêu, dự án cống – âu Tắc Thủ và các cống ven biển Tây của Cà Mau.

Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Tương lai nguồn nước còn xấu hơn nữa, đòi hỏi có chiến lược hiệu quả hơn- Ảnh 5.

Những ruộng lúa khô cằn, nứt nẻ vì thiếu nước ở huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Quang Sun

– Để thực hiện được các mục tiêu về thủy lợi trong quy hoạch vùng đã đặt ra, đòi hỏi ĐBSCL phải xây dựng được hệ thống quản lý nguồn nước một cách hiệu quả, trong đó các vấn đề cần trọng tâm cần giải quyết gồm:

ĐBSCL phải phát triển nông nghiệp-thủy sản trên cơ sở sử dụng hợp lý và linh hoạt nguồn nước sông Mê Kông và tình trạng gia tăng xâm nhập mặn, phù hợp với điều kiện nguồn nước của các vùng sinh thái.

Vấn đề quản lý dòng chảy kiệt, đảm bảo “An ninh nguồn nước-An ninh dòng chảy kiệt” là yếu tố sống còn đối với sự phát triển, ổn định và bền vững của ĐBSCL trong tương lai. 

Cần đề xuất các giải pháp thích ứng và chủ động ứng phó khi gặp năm khô hạn và mặn lên cao, đặc biệt là trong tình hình nước biển dâng và dòng chảy thượng lưu suy giảm như hiện nay; Đánh giá cụ thể mối quan hệ giữa kiểm soát lũ và dòng chảy kiệt. 

Để phát triển bền vững, kiểm soát lũ được xem là hướng đi tất yếu ở vùng ngập lũ ĐBSCL. Tuy nhiên, cần lưu ý việc chuyển đổi sản xuất linh hoạt ở vùng không kiểm soát lũ để lợi dụng tối đa nguồn lợi từ lũ, tác động tương hỗ của kiểm soát lũ đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn (lũ 2015 và kiệt 2016 thể hiện rất rõ điều này), hiệu quả và hệ quả của phát triển lúa vụ 3 trong vùng ngập lũ, tác động của kiểm soát lũ đến các hệ sinh thái vùng lũ, tác động của kiểm soát lũ đến ổn định lòng sông, kênh, cửa sông và bờ biển, tận dụng nước lũ với thủy sản, vệ sinh đồng ruộng, chú ý tác động từ lũ nhỏ và cực nhỏ…;

Đề xuất danh mục công trình thủy lợi ưu tiên phù hợp với các mục tiêu đề ra, cho hiệu quả về đầu tư cao, hài hòa về lợi ích, phù hợp với định hướng lâu dài, đáp ứng cả với các kịch bản xấu nhất về BĐKH trong tương lai.

Đứng trước những rủi ro do thiên tai, phát triển thượng lưu và biến đổi khí hậu, vấn đề bài toán kinh tế nước phải được xem xét và giải quyết. Hiện nay, với các bất ổn thiên tai và biến đổi khí hậu, thế giới đang hình thành 2 xu thế xử lý bài toán kinh tế nước, với một bên là “đầu tư không hối tiếc” và một bên là “kịch bản biến đổi khí hậu không chắc chắn”. Bài toán kinh tế nước sẽ phải giải quyết sự đối nghịch này một cách hài hòa và dù có nghiêng về bên nào thì cũng phải đảm bảo sự đầu tư là hiệu quả.

Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Tương lai nguồn nước còn xấu hơn nữa, đòi hỏi có chiến lược hiệu quả hơn- Ảnh 6.

Người dân xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang lấy nước từ các xe trung chuyển. Ảnh: Quang Sung

Rõ ràng về lâu dài, không thể để hàng chục nghìn người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng như ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp mỗi khi bị hạn hán, xâm nhập mặn. Ông có đề xuất gì trong việc quy hoạch thủy lợi ở ĐBSCL trong thời gian tới?

– ĐBSCL đang đứng trước thách thức và nguy cơ về nguồn nước rất lớn, đó là do: (i) Tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (nắng nóng, nguồn nước suy giảm, phân bố nguồn nước thay đổi, nước biển dâng…); (ii) Tác động từ các quốc gia thượng nguồn gia tăng sử dụng nước (xây dựng thủy điện, tăng diện tích canh tác, các công trình chuyển nước…); (iii) Thay đổi sử dụng nước trong nội tại đồng bằng (gia tăng diện tích canh tác, chuyển đổi mô hình sản xuất, yêu cầu chất lượng nguồn nước tốt hơn,…). 

Trong tương lai, các điều kiện nguồn nước có thể sẽ càng xấu hơn nữa, đòi hỏi chúng ta có chiến lược ứng phó hiệu quả. Có 2 nhóm giải pháp được đề xuất trong quản lý nguồn nước ở vùng ĐBSCL. 

Một là nhóm giải pháp về đầu tư công trình: Hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống thủy lợi đã được đầu tư, bảo đảm phát huy hiệu quả cao nhất của các hệ thống. Đầu tư các công trình dẫn nước, chuyển nước cho các khu vực còn khó khăn về nguồn nước. Đầu tư một số hồ trữ nước phân tán quy mô nhỏ để phục vụ tạm thời trong thời gian bị thiếu nước, xâm nhập mặn.

Đối với khu vực thượng nguồn, cần tính toán đến các công trình đầu mối kiểm soát lũ, giảm bớt đầu tư các công trình kiểm soát lũ quy mô nhỏ (các ô bao, bờ bao quy mô nhỏ). Đầu tư các công trình kiểm soát mặn theo sông chính theo ranh mặn lớn nhất có thể xâm nhập lên. Hoàn thiện hệ thống đê biển, các khu rừng ngập mặn ven biển để phòng chống thiên tai từ phía biển.

Về dài hạn, tiếp tục nghiên cứu kiểm soát nguồn nước bằng các công trình lớn cửa sông, nhằm chủ động điều tiết nguồn nước, giảm xâm nhập mặn, ứng phó với các kịch bản nguồn nước cực đoan nhất.

Với cấp nước sinh hoạt: Bộ Xây dựng cần triển khai sớm các nhà máy cấp nước sinh hoạt từ sông Hậu theo Quy hoạch vùng ĐBSCL đã xác định (sông Hậu 3 nhà máy, sông Tiền 2 nhà máy). Khi đó nguồn nước cấp cho các khu vực đô thị sẽ cơ bản được đảm bảo. 

Với cấp nước nông thôn, do đặc thù người dân trong vùng sống phân tán nên các hệ thống đường ống lớn khó bao phủ hết, giải pháp đề xuất là phát triển các trạm cấp nước nhỏ với nguồn nước phù hợp với từng khu vực (nước trong hệ thống thủy lợi, nước ngầm, lọc nước mặn RO hoặc xây dựng các hồ trữ nước ngọt), kết hợp với giải pháp tự tích trữ nước của người dân.

Hai là nhóm giải pháp phi công trình như chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển đổi mùa vụ, thích ứng với điều kiện tự nhiên. Đối với vùng ngọt: Ngoài phạm vi đã được xác định trong Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL, cần nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ như tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến,… cho các vùng sản xuất cây ăn trái, hoa màu,… nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Vùng ven biển: Với những vùng chuyển tiếp chuyển đổi mạnh sang các mô hình luân canh theo mùa (mô hình tôm – lúa), những vùng chuyên nuôi trồng thủy sản có các giải pháp đảm bảo môi trường nước, phòng chống dịch bệnh lan truyền trong nguồn nước.

Tăng cường công tác dự báo/cảnh báo sớm để có những giải pháp ứng phó với các điều kiện ngày càng khắc nghiệt của tự nhiên.

Bố trí lịch thời vụ canh tác thích hợp để hạn chế bớt tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, né đỉnh lũ, từ đó có thể giảm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi.

Xin cảm ơn Viện trưởng! 





Nguồn

Cùng chủ đề

Lần đầu tiên trong lịch sử tuyết rơi trên sa mạc Al-Jawf ở Ả Rập Xê-út

Ngày 8/11, khu vực Al-Jawf của Ả Rập Xê-út, nơi nổi tiếng với cái nóng sa mạc khắc nghiệt, chứng kiến ​​tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện tượng bất thường này đã biến cảnh quan khô cằn thường thấy như thành xứ sở thần tiên phủ đầy tuyết, khiến cả người dân địa phương và các chuyên gia trên toàn thế giới ngạc nhiên.Video tuyết rơi ở khu vực Al-Jawf, Ả Rập Xê-út. (Nguồn: Instagram/navaskcalukkal)Các chuyên...

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa “mạnh nhất thế giới” của Triều Tiên có khiến Mỹ, Hàn Quốc e ngại?

Truyền hình Quốc gia Triều Tiên cho biết, nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo mới Hwasong-19. Bình Nhưỡng gọi đây là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới", có thể xuyên thủng mọi hàng phòng thủ của đối phương. ...

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Ngắm cung đường xuyên rừng “đẹp như tranh” 1.500 tỷ đồng tại TP.HCM

Đường Rừng Sác với tổng đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng được ví đẹp như tranh vẽ. Đây là địa điểm du lịch, khám phá không thể bỏ qua khi đến huyện Cần Giờ, TP.HCM. ...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ...

Show diễn đặc biệt tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

“Sắc màu di sản” là show diễn đặc biệt, nhằm tôn vinh, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua thời trang, sẽ diễn ra vào 19 giờ, ngày 16/11, tại không gian nhà cổ 22 Hàng Buồm. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/show-dien-dac-biet-ton-vinh-va-quang-ba-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-viet-nam-post992294.vnp

Nam hành khách doạ mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay chỉ bởi tiếp viên không đồng ý một yêu cầu này

Trên chuyến bay của Korean Air từ Bangkok (Thái Lan) đến Seoul (Hàn Quốc), một hành khách nước ngoài gây ồn ào khi đòi ngồi ghế gần cửa thoát hiểm của tiếp viên. ...

Báo Nghệ An ra mắt chuyên trang ‘Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh’

Chiều 9/11, Báo Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức ra mắt chuyên trang điện tử đặc biệt về 'Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh'. Theo tư liệu, những năm 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, trở thành biểu tượng anh hùng, kiên trung, bất khuất của...

Mới nhất

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình....

Mới nhất