Trang chủNewsThế giớiNhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông Donald Trump của đảng Cộng hoà.

Nhà Trắng - biểu tượng quyền lực của nước Mỹ
Nhà Trắng – nơi ở và làm việc của các Tổng thống Mỹ. (Nguồn: AFP)

Biểu tượng quyền lực

Năm 1791, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đã chọn nơi xây Nhà Trắng trên đại lộ Pennsylvania. Kiến trúc sư người Ireland là James Hoban được chọn làm tổng công trình sư. Sau 8 năm xây dựng, Tổng thống John Adams và gia đình vào xông đất dù toà nhà vẫn chưa hoàn chỉnh.

Vào năm 1812, lính Anh đã đốt rụi cả ngôi nhà này, cướp phá toàn bộ của cải bên trong. Nhưng cuối cùng của thiên trả địa, những gì lính Anh lấy được, chở trên chiếc tầu lại bị bão đánh chìm ở Halifax trong đêm 24/11/1814. Kiến trúc sư James Hoban lại tiếp tục được chỉ định xây dựng lại tòa nhà này.

Tổng thống James Monroe vào ở năm 1817 và cơi nới thêm phần phía Bắc và Nam cho nhà được rộng hơn. Trong thế kỷ thứ XIX, rất nhiều đồ án đưa lên nhằm thiết kết lại cho rộng hơn và mới hơn nhưng cuối cùng Nhà Trắng vẫn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc đến ngày hôm nay.

Người ta bảo do lính Anh đốt phá nên sau tòa nhà phải sơn lại mầu trắng nên gọi là Nhà Trắng, nhưng thuyết này không đứng vững vì trước đó đã sơn mầu trắng. Năm 1902, Tổng thống Theodore Roosevelt quyết định sửa sang lại tòa nhà bao gồm chuyển cả văn phòng Tổng thống sang cánh gà phía Tây.

Sau này có thêm phòng Bầu dục. Gần nửa thế kỷ sau, tòa nhà có vẻ xuống cấp, Tổng thống Harry Truman lại tiếp tục sửa sang, đập phá toàn bộ bên trong, chỉ giữ bức tường phía ngoài. Năm 1952, gia đình Tổng thống Truman tiếp tục vào ở.

Nhà Trắng là nơi làm việc của Tổng thống và cũng là nơi ở của gia đình số 1 nước Mỹ. Ai làm Tổng thống thì được chuyển vào trong Nhà Trắng ở, hết nhiệm kỳ lại ra khỏi đó, trả lại cho người kế nhiệm. Đồ đạc, tranh ảnh trang trí đều thuộc về Nhà nước quản lý, cho dù phu nhân Tổng thống có quyền sắm đồ đạc theo ý muốn. Quà tặng cho Tổng thống cũng đưa vào danh mục tài sản quốc gia. Tổng thống hết nhiệm kỳ thích món quà nào có thể mua lại theo định giá của ban quản lý.

Nhà Trắng có 132 phòng, 35 nhà vệ sinh, có 6 tầng, 412 cửa ra vào, 147 cửa sổ, 28 lò sưởi, 8 cầu thang lên xuống và 3 thang máy. Bếp trong Nhà Trắng có thể phục vụ ăn tối cho 140 người và nếu tiệc đứng thì có thể lên tới 1000 khách. Để sơn Nhà Trắng cần 570 gallons (khoảng 2000 lít) sơn để sơn phía ngoài.

Trong lịch sử của mình, tòa nhà này có nhiều tên, nhà Tổng thống, Biệt thự cao cấp, và cuối cùng thì Tổng thống Theodore Roosevelt gọi chính thức là Nhà Trắng – White House.

Tổng thống Mỹ và những điều đặc biệt

Tổng thống đầu tiên chụp ảnh trong Nhà Trắng là ông James Polk (1845-1949). Ông Theodore Roosevelt (1901-1909) là Tổng thống đi xe hơi đầu tiên đến Nhà Trắng và cũng là Tổng thống đầu tiên công du nước ngoài. Franklin Roosevelt (1933-1945) là Tổng thống Mỹ đầu tiên được đi máy bay.

Nếu xem báo, nghe đài, coi tivi, có lẽ cả tỷ người trên hành tinh mong được làm Tổng thống Mỹ, siêu cường số 1 thế giới, dù chỉ là một ngày, một giờ để thay đổi thế giới. Nào là lên xe xuống ngựa, đi chuyên cơ Air Force One, đoàn hộ tống toàn xe hơi bọc thép, có vali và chìa khóa bấm nút nguyên tử, ra lệnh chiến tranh hay ngừng cuộc chiến, quyền lực tưởng như vô hạn.

Ngồi vào ghế nóng mới hiểu nội tình bên trong. Nếu ngồi trong phòng Bầu dục ở phía Tây của Nhà Trắng, trên bàn là quyết định có mở cuộc chiến chống nước này để bảo vệ quyền lợi của nước kia, liệu ai đó dám cầm bút ký?

Tổng thống Mỹ rất đa dạng, mỗi người một số phận, sướng khổ tùy người nhưng nói chung là vất vả. Tôi làm ở World Bank cách Nhà Trắng một phố nên không lạ gì khu này. Hồi mới sang Mỹ năm 1995 đi học việc thì ra vào Nhà Trắng còn dễ. Tôi đi chơi trong đó vài tiếng và nếu gặp Tổng thống còn được bắt tay và chụp ảnh. Nhưng sau vụ khủng bố 11/9 an ninh chặt hơn, tôi chỉ được chụp với hình tổng thống làm bằng bìa cát tông trên phố với phí 5 USD.

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ
Phòng Bầu dục, nơi làm việc của Tổng thống Mỹ. (Nguồn: whitehouse)

Khi tôi viết bài này thì Joe Biden đã 81 tuổi. Đây là vị Tổng thống già nhất trong 46 vị kể từ thời George Washington nhậm chức lần đầu tiên vào tháng 4/1789 tại New York. George Washington là Tổng thống duy nhất được bầu với 100% phiếu của tất cả các bang. Còn Teddy Roosevelt là Tổng thống trẻ nhất mọi thời đại vào ngày nhậm chức, ngày mà ông mới chỉ 42 tuổi, 10 tháng và 18 ngày.

James Madison là Tổng thống thấp nhất với chiều cao 1m 64. Abraham Lincoln cao nhất với chiều cao 1m93 ngang với Lyndon B. Johnson. Vào ngày bị bắn, Lincoln nói với vệ sĩ của mình rằng ông đã mơ thấy mình sẽ bị ám sát. Tổng thống Kennedy cũng rất trẻ khi bị ám sát. Đất nước đầy súng ống nên kẻ xấu muốn nổi tiếng thì bắn Tổng thống sẽ được ghi tên vào lịch sử.

Tổng thống bị luận tội bao gồm Andrew Johnson (1868), Bill Clinton (1998) và Donald Trump (tận 2 lần vào 2019 và 2021) nhưng đều thoát do lưỡng đảng kiểm soát quyền lực và Hiến pháp rất chặt. Duy chỉ có Nixon dính líu đến chiến tranh Việt Nam trong vụ nghe lén ở khách sạn Watergate nhưng ông nhanh chân, chưa bị đưa ra luận tội đã tranh thủ… từ chức.

Tổng thống Andrew Jackson đã bị bắn vào ngực trong một cuộc đấu súng vì tình, nhưng đã cố gắng đứng vững và bắn chết đối thủ của mình. Viên đạn nằm trong ngực ông tận 40 năm sau. William Henry Harrison là Tổng thống thứ 9. Cháu trai của ông, Benjamin Harrison, là Tổng thống thứ 23. William Henry Harrison bị cảm lạnh khi đứng dưới mưa để phát biểu nhậm chức và qua đời 32 ngày sau đó, thời gian làm Tổng thống ngắn nhất.

Tổng thống George W. Bush là Tổng thống Mỹ duy nhất có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). George W. Bush là Tổng thống thứ 43 của Mỹ tại nhiệm từ năm 2001-2009. Cha ông là George Herbert Walker Bush là Tổng thống thứ 41 của Mỹ, nhiệm kỳ 1989-1993.

Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh cùng các lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng ngày 12/5.
Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh cùng các lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng, ngày 12/5/2022. (Nguồn: Reuters)

Lương thấp và luôn bị “soi mói”

Lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm, Phó Tổng thống, chủ tịch Hạ viện, Thượng viện khoảng 200.000 USD. Từ thời lập nước, George Washington hưởng lương 25.000 USD/năm, sau tăng dần lên 200.000 USD vào thế kỷ trước và hiện được tăng gấp đôi.

Nhớ có lần (2014) còn hai ngày nữa là đến 4/7, ngày Độc lập của Mỹ, trường đại học Quinnipiac làm một cuộc thăm dò dư luận về uy tín của Tổng thống trong những vấn đề chủ chốt như đối ngoại, kinh tế, bảo hiểm y tế, và cuộc chiến chống khủng bố.

Trong thăm dò, có một câu hỏi “Tổng thống nào tồi tệ nhất”, kết quả cho hay, “Barack Obama là Tổng thống Mỹ tồi tệ nhất từ Thế chiến thứ II”. Năm 2006, người ta đã tưởng ông George W. Bush là Tổng thống Mỹ kém nhất, nhưng năm 2014, dư luận Mỹ lại thấy rằng, Obama còn kém hơn cả Bush. Nhưng rồi Donald Trump xuất hiện và lại được coi là người đứng thứ 4 về yếu kém trong mọi thời tổng thống. Nhưng rồi Tổng thống Biden lại được đánh giá là “soán ngôi” của Donald Trump.

Các bài báo liên quan đến xếp hạng tổng thống nào kém nhất nước Mỹ luôn có số người đọc rất cao. Theo các cuộc thăm dò, trong 12 đời tổng thống kể từ 1945 đến 2020, dân chúng cho rằng, ông Ronald Reagan lãnh đạo tốt nhất, ông Obama và ông Bush đứng đầu bảng các tổng thống…tệ. Tuy nhiên xét hết tất cả các Tổng thống qua mọi thời đại thì danh sách 5 vị kém nhất là: (1) James Buchanan, (2) Andrew Johnson, (3) Franklin Pierce, (4) Donald J. Trump, (5) William Henry Harrison (chết sau 32 ngày nhậm chức).

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng khi còn tại nhiệm năm 2020. (Nguồn: Reuters)

Từ thời lập nước, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã nói rõ, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Bình đẳng ở đây là cơ hội, được mưu cầu hạnh phúc và bình đẳng trước pháp luật. Dựa trên nguyên tắc đó, chính quyền liên bang Mỹ được thiết lập theo mô hình tam quyền phân lập. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp, tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Ba nhánh quyền lực này khống chế lẫn nhau và không cho phép ai có quyền tối thượng, kể cả Tổng thống hay chủ tịch Quốc hội. Tháng 3/2023, cựu Tổng thống Trump bị triệu tới tòa ở New York để lấy vân tay trong một vụ án hình sự. Giữa năm nay, bồi thẩm đoàn gồm 12 thành viên ở New York đã kết luận ông Trump 34 tội danh trong một vụ liên quan đến làm giả tài liệu kinh doanh khiến ông Donald Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội.

Lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân, đó chính là quốc hội. Hành pháp thuộc về chính phủ chịu trách nhiệm điều hành đất nước dựa trên luật pháp đã được thiết lập do quốc hội thông qua. Tư pháp là tòa án nhằm trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân, các tổ chức. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật mà không bị bất kỳ thế lực nào thao túng.

Những người lập nước Mỹ cũng nghĩ đến chuyện ba nhánh quyền lực kia thông đồng với nhau để thao túng quốc gia nên đã để báo chí tự do, và đây được gọi là quyền lực thứ tư thuộc về nhân dân. Thời internet lên ngôi thì mạng xã hội là quyền lực thứ 5.

Ngày 5/11 tới nước Mỹ sẽ có vị chủ mới của Nhà Trắng. Nếu bà Harris thắng thì nước Mỹ có tổng thống đầu tiên là nữ và da mầu. Nếu ông Trump trúng cử thì nước Mỹ có thêm một tổng thống tỷ phú 78 tuổi với hai lần là chủ Nhà Trắng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nha-trang-va-nhung-dieu-dac-biet-ve-cac-tong-thong-my-292487.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

Elon Musk – người đầu tiên có 450 tỷ USD: Triển vọng Tesla, SpaceX, xAI ra sao?

Đang có những lo ngại bong bóng ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, tài sản của ông trùm công nghệ Elon Musk vẫn bay cao cùng Tesla, SpaceX, xAI. Tương lai của người đầu tiên có 450 tỷ USD ra sao? Tài sản của tỷ phú Elon Musk vượt 450 tỷ USD Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk vừa ghi một kỷ lục mới khi trở thành người đầu tiên trong lịch...

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa “cây nhà lá vườn” để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Áp lực đổ nhiều tiền hơn cho quốc phòng, NATO muốn châu Âu phải làm một điều lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh

Các nước thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện nay đang thảo luận kế hoạch tăng dần chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP trước năm 2030.

Cùng chuyên mục

Khu vực Trung Đông cần một giải pháp chính trị toàn diện vì một nền hòa bình bền vững và lâu dài

Tình hình khu vực Trung Đông đang được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm khi khu vực này trải qua một năm bị khói lửa bao trùm bởi bạo lực không ngừng leo thang ở Dải Gaza, Liban và Syria, trong khi tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.     Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tình hình khu vực Trung Đông vẫn rất phức tạp và biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố...

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Anh chính thức gia nhập CPTPP: Cùng thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu

Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu). Với việc gia nhập CPTPP, Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của khối thương mại này. Anh ký hiệp ước gia nhập CPTPP từ tháng 7 năm ngoái....

Ấn Độ siết chặt các biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chính quyền New Delhi và các khu vực lân cận đã tăng cường các biện pháp đối phó với tình trạng ô nhiễm sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt ngưỡng nguy hiểm. Một gia đình du khách nước ngoài đeo khẩu trang đi bộ giữa lớp sương mù dày đặc khi ô nhiễm không khí tăng cao ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 18/11/2024. (Ảnh: AP) Ngày 17/12, Ấn Độ đã ban hành các khuyến cáo mới...

Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ

Cuba nhấn mạnh mong muốn đối thoại với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi ông trở lại Nhà Trắng vào tháng 1-2025, bất chấp việc ông đã tái áp đặt các hạn chế lên Cuba trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.   Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Carlos Fernandez de Cossio - Ảnh: AFP "Cuba sẽ không phải là bên đề xuất hoặc chủ động ngừng các cuộc đối thoại hay hợp tác hiện có, ngay cả những trao đổi...

Mới nhất

Trường đại học thưởng Tết Nguyên đán lên tới 50 triệu đồng/người

Một số trường đại học đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động. Mức thưởng Tết lên tới hơn 50 triệu đồng/người, nhưng có trường sẽ lên tới 70-80 triệu đồng/người. Chia sẻ với PV VietNamNet, Phó hiệu trưởng một trường đại học ngoài công lập ở TPHCM...

Đường qua đèo Khánh Lê tê liệt, đề nghị công bố tình huống khẩn cấp sạt lở

Cơ quan chức năng đề nghị công bố tình huống khẩn cấp khi quốc lộ 27C qua Khánh Hòa sạt lở, nhiều khối đá chắn trên đèo Khánh Lê khiến giao thông tê liệt. Sạt lở trên đèo Khánh Lê qua tỉnh Khánh Hòa khiến giao thông bị tê liệt. Video: Xuân Ngọc   Hôm nay (18/12), Khu Quản lý đường bộ...

Các gia đình Palestine kiện chính phủ Mỹ vì viện trợ Israel

(CLO) Năm gia đình Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 17/12, yêu cầu Chính phủ Mỹ tuân thủ luật pháp liên bang nhằm hạn...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Mới nhất