Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục...

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý

Gần 30 năm miệt mài cống hiến cho ngành giáo dục Địa lý, PGS.TS Nguyễn Phương Liên vinh dự được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho PGS.TS Nguyễn Phương Liên


Nhiều công trình nghiên cứu giá trị

Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc năm 1995; bảo vệ Thạc sĩ năm 1998, bảo vệ Tiến sĩ năm 2009 và được phong chức danh PGS năm 2016, PGS.TS Nguyễn Phương Liên – Trưởng Khoa Địa lý (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên) đã có hành trình dài nghiên cứu về khoa học Địa lý và phương pháp dạy học Địa lý.

Trong gần 30 năm công tác, bà là tác giả của hàng trăm công trình, bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước. Có thể kể đến các bài: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11; Cần tăng cường sử dụng các phương tiện – thiết bị dạy học trong việc dạy học địa lý ở trường THPT;

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Địa lý lớp 11- Lấy ví dụ qua bài “Trung Quốc”; Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trong dạy học địa lý ở trường phổ thông; Các phương pháp giáo dục kiến thức biến đổi khí hậu toàn cầu trong dạy học địa lý ở trường phổ thông…

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý- Ảnh 2.

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Phương Liên (thừ 3 bên phải) tại đợt tập huấn cho giáo viên phổ thông ở Đà Nẵng.

Trong công tác nghiên cứu khoa học, lĩnh vực nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Phương Liên theo đuổi là lý luận và phương pháp dạy học địa lý. Các đề tài, công trình, sản phẩm nghiên cứu của bà hướng đến 3 đối tượng là sinh viên, giáo viên và học sinh phổ thông.

Bà chủ trì nhiều công trình nghiên cứu khoa học các cấp, tiêu biểu như: Nghiên cứu và vận dụng phương pháp tự học của sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên THPT miền núi; Hiện trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lý kinh tế xã hội ở trường THPT thuộc các tỉnh Trung du phía Bắc;

Vận dụng quan điểm hệ thống để thiết kế bài giảng Địa lý lớp 11 bằng chương trình phần mềm tin học; Xây dựng hệ thống tư liệu địa lý phục vụ soạn bài cho sinh viên khoa Địa lý trong quá trình tập giảng và thực tập sư phạm…

Các đề tài của bà được giới chuyên môn đánh giá cao; cùng với đó, những giáo trình, sách, tài liệu về môn địa lý của bà được sinh viên, học sinh, giáo viên nhiệt tình đón nhận.

Ngoài biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo dùng trong đào tạo đại học, sau đại học; sách bài tập địa lý, sách tham khảo cho giáo viên Địa lý ở trường phổ thông, PGS.TS Nguyễn Phương Liên còn là chủ biên, đồng chủ biên, tác giả tài liệu Giáo dục địa phương cho nhiều tỉnh, thành phố như: Thái Nguyên, Lai Châu, Thái Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái, Quảng Bình

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý- Ảnh 3.

PGS.TS Nguyễn Phương có nhiều đóng góp cho ngành khoa học Địa lý.


Đóng góp quan trọng cho khoa học Địa lý

Chia sẻ về môn địa lý, PGS.TS Nguyễn Phương Liên cho biết: Địa lý là môn học mang tính tổng hợp, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, vì vậy, để học tốt môn Địa lý, người học cần phải có tư duy logic, tường minh, mạch lạc chứ không chỉ học thuộc lòng.

Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, ngoài những nội dung cốt lõi, bắt buộc thì các địa phương, các nhà trường được chủ động trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; hầu hết các giờ học địa lý được thiết kế dưới dạng hoạt động cả trong và ngoài không gian lớp học. Đây là cơ hội để giáo viên thoả sức sáng tạo với từng nội dung bài học.

PGS.TS Nguyễn Phương Liên phấn khởi khi thấy rằng, ở cấp THPT, môn Địa lý đã được nhiều học sinh lựa chọn; đa số các em đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn Địa lý trong nhà trường và đối với việc định hướng nghề nghiệp. Các nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý đã được triển khai tập huấn đầy đủ, giúp giáo viên chủ động trong việc thực hiện chương trình.

“Trong quá trình công tác, tôi từng dự nhiều giờ dạy của giáo viên phổ thông và thấy rằng, hầu hết thầy cô, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ có kiến thức và kỹ năng sư phạm rất tốt. Các thầy cô tâm huyết, sáng tạo, say mê với từng tiết học; thiết kế nhiều hoạt động bổ ích, lý thú, tạo sức hấp dẫn cho môn học và lôi cuốn học sinh tích cực tham gia”, bà Liên chia sẻ.

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý- Ảnh 4.

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Phương Liên (giữa) tham gia hội đồng thẩm định sách giáo khoa môn Địa lý.

Từ thực tế đó, PGS.TS Nguyễn Phương Liên cho rằng, làm nhà giáo, chỉ tâm huyết là chưa đủ mà cần có kiến thức chuyên môn vững chắc, chuyên sâu; như vậy mới có thể thiết kế các hoạt động dạy học hấp dẫn.

PGS.TS Nguyễn Phương Liên lạc quan cho rằng, đa số sinh viên hiện nay có định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên khi quyết định xét tuyển/thi tuyển vào khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên), phần lớn các em đều học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức, kỹ năng, kiến thức, cho kết quả đào tạo rất tốt.

Cũng có số ít sinh viên đến với ngành Sư phạm Địa lý, ban đầu là do trúng tuyển nguyện vọng 2 nhưng chỉ sau khoảng nửa kì học, các em đã bắt nhịp và yêu thích chương trình.

Tại lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự ghi nhận, đánh giá rất cao đối với đóng góp của các thầy cô, trong đó có PGS.TS.NGƯT Nguyễn Phương Liên cho ngành giáo dục, cũng như cho sự nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo của đất nước trong suốt thời gian qua.





Nguồn: https://danviet.vn/nha-giao-uu-tu-gan-30-nam-cong-hien-cho-giao-duc-dia-ly-20241122063746119.htm

Cùng chủ đề

‘Vẽ’ bản đồ nổi cho môn lịch sử, địa lý

Hai sinh viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM đã dành nhiều tháng xây dựng bản đồ nổi trong môn lịch sử và địa lý lớp 8 dành cho học sinh khiếm thị. Bản đồ lịch sử và địa lý chủ yếu là hình...

Lãnh đạo TPHCM thăm nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Mới đây, đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM làm Trưởng đoàn, đã đến thăm nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Đây là chuyến thăm nhân sĩ trí thức đầu tiên của đồng chí Nguyễn Phước Lộc khi đảm nhận thêm nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM. Năm 2005, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu được...

Bộ Giáo dục công bố đáp án chính thức môn địa lý thi tốt nghiệp năm 2024

Xem file PDF đáp án chính thức môn địa lý TẠI ĐÂY.Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được tổ chức trong các ngày 26, 27, 28/6. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi được diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế, rất chu đáo và an toàn. Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến được công bố vào 8h ngày 17/7. Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/bo-giao-duc-cong-bo-dap-an-chinh-thuc-mon-dia-ly-thi-tot-nghiep-nam-2024-20240628083822868.htm

Giáo viên dự báo học sinh dễ đạt điểm trên 7 các môn Lịch sử, Địa lý

Sáng nay (28/6), thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 vừa hoàn thành bài thi tổ hợp. Đánh giá về các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp KHXH, Thầy Hồ Như Hiển, giáo viên môn Lịch sử tại Hà Nội cho rằng, đề thi Tốt nghiệp THPT môn Sử năm 2024 gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung vào kiến thức lịch sử lớp 12. Trong đó, có...

Đề thi môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân tốt nghiệp THPT 2024 nóng nhất

Ngày hôm nay 28/6, hơn 1 triệu thí sinh bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với bài thi môn Tổ hợp và môn Ngoại ngữ.Đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2024...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Mới nhất

Những người gánh sông trăng: Tập thơ của 6 nữ tác giả kỳ cựu trên văn đàn Việt

6 tác giả đều là những nhà thơ, nhà văn đã có hàng chục năm sáng tác, mỗi người một vẻ, góp những "chất giọng" nghệ thuật riêng, đưa tác phẩm thành một dấu ấn trên diễn đàn văn chương Việt. Một tác giả khác là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thu Yến,...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Mới nhất