Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực.

Cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, bên cạnh những kết quả, ưu điểm nổi bật của công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, trong những năm qua vẫn tồn tại dai dẳng bất cập về động lực, năng lực và cơ cấu của đội ngũ trước yêu cầu đổi mới, đặc biệt là tình trạng thiếu giáo viên, bao gồm cả thiếu tổng thể và thừa, thiếu cục bộ.

Một tiết học của cô và trò Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình) đầu năm học 2024-2025.
Một tiết học của cô và trò Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình) đầu năm học 2024-2025.

“Bài toán nhà giáo dù được nhận ra từ 20 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Có hai nguyên nhân cơ bản. Một là chế độ, chính sách về nhà giáo chưa có sự vận động phù hợp với yêu cầu ngày càng cao đối với nhà giáo khiến nghề dạy học thiếu sự thu hút cần thiết. Hai là quản lý Nhà nước về nhà giáo cũng chưa có sự đổi mới để phù hợp với nhận thức mới về nhà giáo và nghề dạy học”, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến nhận định.

Nhìn nhận về mô hình quản lý giáo viên tại Việt Nam, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho biết, thực tế hiện nay, trong sự thống nhất quản lý Nhà nước về giáo dục đó, Bộ GDĐT chỉ có quyền trong thống nhất quản lý về chuyên môn của giáo dục; Bộ Nội vụ thống nhất quản lý về nhân sự của giáo dục; Bộ Tài chính thống nhất quản lý về tài chính của giáo dục.

Tức là tuy Bộ GDĐT có trọng trách trước Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục nhưng lại không có quyền gì trong những quyết định liên quan đến hai nguồn lực quan trọng nhất để tổ chức thực hiện là tiền và người.

Sự phân công trách nhiệm như vậy giữa Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ trong quản lý Nhà nước về nhà giáo là đặc trưng của mô hình quản lý nhân sự, phù hợp với mô hình quản lý Nhà nước truyền thống về giáo dục khi Nhà nước giữ vai trò vừa là người cầm lái vừa là người chèo thuyền.

Tuy nhiên, theo ông Tiến từ hơn 20 năm nay, trong bối cảnh hình thành và phát triển thị trường giáo dục, khi mô hình quản lý Nhà nước về giáo dục ở nước ta đã từng bước chuyển sang mô hình quản lý công mới, nhà giáo phải được coi là nguồn lực quan trọng cần được điều chỉnh trong một khung pháp lý kiến tạo, thì mô hình quản lý nhân sự như trên không còn phù hợp.

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng, mô hình quản lý này là một trong những nguyên nhân chính khiến bài toán xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về quy mô đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng; đồng thời đề xuất cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực.

“Trong đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng và giao chỉ tiêu biên chế cho ngành Giáo dục, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện. Bộ GDĐT, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao”, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất.

Giao quyền điều tiết đội ngũ nhà giáo cho ngành GDĐT

Qua thực tế về quản lý giáo dục tại địa phương, ông Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo còn một số hạn chế, bất cập.

Trong đó, việc quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay được thực hiện bởi nhiều Luật (Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Lao động…) dẫn đến khó khăn trong quá trình nghiên cứu, triển khai và tổ chức thực hiện ở cơ sở. Một số văn bản không quy định rõ khái niệm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh.

Việc quản lý biên chế còn chồng chéo giữa cơ quan Nội vụ và Giáo dục. Ngành Giáo dục được giao tổng biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc cơ quan Nội vụ. Việc tinh giản biên chế không gắn với các chỉ tiêu…

Từ những bất cập, hạn chế đặt ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đề xuất, xem xét việc phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo từ trung ương đến địa phương.

Trong đó, giao thẩm quyền cho Sở GDĐT chủ trì quản lý nhà giáo trên địa bàn cấp tỉnh, cơ cấu lại tổ chức, tăng số lượng biên chế quản lý nhà nước cho phòng GD&ĐT cấp huyện; trường hợp cần thiết phải điều tiết nhà giáo trên phạm vị toàn quốc thuộc thẩm quyền của Bộ GDĐT.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã trình bày và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo trước Quốc hội.

So với quy định pháp luật hiện hành, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới, trong đó có đề xuất giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.



Nguồn: https://daidoanket.vn/nha-giao-can-duoc-quan-ly-bang-mo-hinh-quan-ly-nguon-nhan-luc-10294177.html

Cùng chủ đề

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động. ...

Để nhà giáo yên tâm với nghề

Trong số những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu, vấn đề tăng đãi ngộ đối với nhà giáo để các thầy cô yên tâm gắn bó với nghề đang được quan tâm và kỳ vọng. ...

Lý do đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định tổ chức, cá nhân không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Dự thảo Luật Nhà...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Nhà giáo

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã rà soát, xác định rõ đối tượng áp dụng của luật và điều chỉnh tại Dự thảo Luật. Trong đó, về đánh giá nhà giáo, Dự thảo Luật quy định những nội dung riêng về đánh giá định kỳ đối với nhà giáo (thời điểm đánh giá theo năm học, không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tưng bừng Ngày hội ở Vân Sơn

'Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cán bộ, nhân dân cần tiếp tục xây dựng Vân Sơn thành vùng quê đáng sống, là nơi để cho ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại...', Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mong muốn. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Hơn 7.000 người đi bộ ủng hộ người nghèo

Ngày 10/11, UBND - UBMTTQ Việt Nam TP Thủ Đức tổ chức Chương trình đi bộ đồng hành “Chung tay xây dựng thành phố Thủ Đức văn minh, hiện đại, nghĩa tình” lần thứ 3 năm 2024. Ban tổ chức...

Gần 3.000 người tham gia chương trình ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được ngành GDĐT Thủ đô tổ chức thu hút sự tham gia của gần 3.000 người, đại diện học sinh, giáo viên các trường học ở 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế. ...

Đường hơn 400 tỷ vừa làm xong đã sạt lở, vì sao?

Đường liên xã hơn 400 tỷ đồng có chiều dài 43,27 km vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện ít nhất 58 điểm sạt lở. Câu hỏi về trách nhiệm dường như còn bỏ ngỏ. Phát sinh kinh phí...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Mới nhất

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139...

Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào phát triển đến năm 2030?

Ngày 10/11/2024, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu...

Tưng bừng Ngày hội ở Vân Sơn

'Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cán bộ, nhân dân cần tiếp tục xây dựng Vân Sơn thành vùng quê đáng sống, là nơi để cho ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại...', Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mong muốn. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Mới nhất