Ông Đoàn Mạnh Tấn bên “Tủ sách cộng đồng”
Đến thăm ông Đoàn Mạnh Tấn, tại nhà số 9, ngách 3, ngõ 95 đường Chiến Thắng, Tổ dân phố 10, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội tôi không khỏi ngạc nhiên với những “việc nhỏ” đêm văn hóa đọc đến cho các em thiếu nhi. Nhưng với việc ngày ngày ông làm để cố gắng lan tỏa ngày một rộng văn hóa đọc tại công đồng lại không nhỏ chút nào… “Vì cuộc sống mỗi cá nhân đều bắt đầu từ những việc nhỏ, cũng như viêc học phải bắt đầu từ chữ cái đầu tiên o, a, ba, mẹ… Đó là lan tỏa văn hóa đọc cho thanh thiếu nhi, một việc làm rất có ý nghĩa với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng sống cho lớp trẻ, những chủ nhân tương lại của mỗi gia đình. Gia đình chính là tế bào xã hội, gia đình tốt,và cộng đồng tốt chính là động lực thúc đẩy và xã hội phát triển nhanh và bền vững”, ông Tấn tâm sự.
Ngồi vui trò chuyện nhớp chén trà tại phòng khách, cũng là nơi đặt Tủ sách cộng đồng, ông Tấn tâm sự, ông sinh ra tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp phổ thông, ông theo học Trường trung cấp địa chất tại (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc xưa kia) nay là Mê Linh Hà Nội, do có thành tích trong học tập, rèn luyện ông đã vinh dự được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam từ khi còn là học sinh. Tốt nghiệp trung cấp ông về nhận công tác tại Liên đoàn Vật lý – Địa chất (thuộc Tổng cục địa chất). Trong suốt những năm tháng công tác tại đây, ông Tấn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Kết quả của nỗ lực học tập là ông đã tốt nghiệp Cao cấp Công đoàn tại trường Cao cấp Công đoàn tiền thân của tường Đại học Công đoàn hiện nay và tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế lao động tại Trương đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Năm 1993, ông Tấn được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty công nghệ địa Vật lý thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và đến năm 2006 được nghỉ hưu theo chế độ.
Bén duyên với… “tủ sách cộng đồng”
Nhâm nhi chén trà bên tủ sách cộng đồng ông Tấn chia sẻ: “Tôi có được gia đình và các con, cháu như hôm nay, đều là quá trình học tâp, rèn luyện và nỗ lực lao động của cả gia đình trong nhiều năm qua. Trong đó có vai trò tích cực của sách, báo và các phương tiện truyền thông. Bằng những trải nghiệm trong cuộc sống, tôi thấy, sách chính là “người bạn” luôn đồng hành nhiều nhất và có giá trị nhất với mọi cá nhân, gia đình.
Ông Đoàn Mạnh Tấn giới thiệu “Tủ sách cộng đồng” được đặt tại chính gia đình mình.
Thật vậy, sách là nguồn tài nguyên vô cùng rộng lớn phục vụ cho nhu cầu học tập, làm viêc và bồi dưỡng nhân cách con người…Hiện nay hệ thống kiến thức thay đổi liên tục và được truyền tải với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, dễ tiếp cận, đặc biệt là trên môi trường Internet. Trên không gian mạng, có nhiều kiến thức về tự nhiện, xã hội văn học, nghệ thuật… rất bổ ích và lý thú. Nhưng bên cạnh đó, Internet cũng tiềm ẩn những nguy xấu với thế hệ trẻ. Vì vậy để góp thêm một phần vào việc phát triển văn hóa đọc cho thanh thiếu nhi ngay tại khu dân cư, nơi ông Tấn đang sinh sống, ông đã vận động thầy giáo Nguyễn Quốc Thịnh, giảng viên trường đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học quốc gia Hà Nội, bà Lại Tuyết Minh, ông Trần Đức Nhiễm và một số thành viên khác trong khu dân cư ủng hộ sách, ngày công, vật tư …để tạo dựng lên Tủ sách cộng đồng hôm nay.
Đến nay, tủ sách đã có đươc trên 1.300 cuốn, trong đó trên 60% là sách dành cho thanh thiếu nhi. Khi mới đi vào hoạt động, ông Tấn thấy số trẻ em đến mượn sách số lượng còn “khiêm tốn”, mới chỉ là các cháu tại Khu Vật lý- Địa chất. Để góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, tháng 7 năm 2023, ông Đoàn Mạnh Tấn đã đề nghị Chi bộ và Ban công tác Mặt trận Tổ dân phố 10 là chuyển tủ sách hiện có thành Tủ sách cộng đồng Tổ dân phố 10 để có nhiều thanh thiếu nhi trong tổ dân phố được đọc sách miễn phí, đây cũng là tâm huyết của các thành viên trong gia đình ôngTấn. Ghi nhận tấm lòng của gia đình ông Tấn, Chi bộ,Tổ dân phố, và Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 10 đã nhất trí lấy tên gọi là: “Tủ sách cộng đồng” tại Tổ dân phố 10, phường Văn Quán, Hà Đông. Tủ sách hoạt động phi lợi nhuận, luôn tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ dân phố và người dân có nhu cầu đoc sách đều được mượn sách mang về nhà đọc.
“Để tủ sách phát triển, đáp ứng nhu cầu của người đọc rất cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, doanh nghiêp và những người đam mê văn hóa đọc cùng đồng hành, để tủ sách được bổ sung những ấn phẩm mới. Gia đình ông luôn sàng đóng góp thời gian, công sức để tủ sách được duy trì và phát triển sâu, rộng trong cộng đồng. Tôi mong muốn là khi các cá nhân, gia đình muốn đưa con, cháu đến mượn sách cần liên hệ trước qua số điện thoại 0913222758 để việc phục vụ được thuận tiện và chu đáo”, ông Tấn chia sẻ nguyện vọng của mình.
Nhìn những nét mặt hồn nhiên, hồ hởi của các cháu thiếu nhi khi đến đây mượn và trả sách, tôi càng nhận thấy việc làm của gia đình ông Tấn thật có ý nghĩa và rất cần được lạn tỏa trong cộng đồng.
Là một người dân cùng sống tại Tổ dân phố 10, tôi được biết hiện các con ông Tấn đều đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Và bản thân con, cháu ông rất tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện tại cộng đồng như tặng quà cho các cá nhân, gia đình có công với cách mạng hay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ tính từ khi xuất hiện đại dịch Covid 19 đến nay, gia đình ông Tấn đã dành hàng chục triệu đồng cho các hoạt động trợ giúp xã hội. Dường như việc tham gia các hoạt động thiện nguyện đã trở thành một hoạt động thường niên của gia đình ông.
Ông Tấn còn tâm sự với tôi, qua sách, báo và các cơ quan truyền thông, ông đã nhận thức việc đốt vàng, mã là không tốt, là lãng phí tiền, thậm trí còn có nguy cơ gây cháy, nổ… Thực tế là có trường hợp đốt vàng, mã gây cháy và thảm họa của “ giặc lửa” thì rất thương tâm.Từ đó gia đình ông không đốt vàng mã trong các ngày lễ, tết, hay giỗ chạp… Gia đình ông sẽ dùng số tiền này để dành tặng cho những hoạt động thiện nguyện tại cộng đồng.
Con gái, con dâu ông Đoàn Mạnh Tấn cũng tích cực hoạt động xã hội tại cộng đồng – tặng quà cho người có công tại Tổ dân phố 10, phường Văn Quán, Hà Đông vào tháng 7/2023
Tôi chợt nhẩm tính, đây có lẽ sẽ là nguồn lực rất lớn để tổ chức các hoạt động thiện nguyện vì theo truyền thống người Việt Nam, hàng tháng vào ngày 01 và 15 và ngày Lễ, Tết…rất nhiều gia đình đốt vàng mã, thậm chí đốt rất nhiều. “Nếu mỗi gia đình không đốt vàng mã trong một năm trên quy mô cả nước, số tiền tiết kiệm rất nhiều tiền, số tiền ấy có thể xây thêm được nhiều trường học, bệnh viện… tại các vùng còn khó khăn, ủng hộ cho các bữa ăn của trẻ em vùng sâu, vùng xa có thêm thịt, cá…góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em”, ông Tấn bày tỏ.
Từ những việc làm nhỏ, hữu ích của ông Tấn tại cộng đồng đã và ngày càng lan tỏa và được người dân trân trọng hưởng ứng. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông Tấn vẫn không ngừng cống hiến cho cộng đồng. Xin kính chúc ông cùng gia đình luôn mạnh khỏe, vui vẻ, bình an để tiếp tục có nhiều hoạt động thiện nguyện có ích cho cộng đồng.