Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNgười ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm...

Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều “kiêng kỵ”


Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, tại cuộc họp báo chung với Đại diện cấp cao EU Josep Borrell (ngày 2/10).

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, nội bộ EU lại lục đục,. (Nguồn: https:apa.az)
Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, EC quyết bỏ qua điều ‘kiêng kỵ’, nội bộ EU lại lục đục. (Nguồn: apa.az)

“Đã qua một mùa Hè, một kỳ nghỉ dài, có thể nhìn lại điều gì hiệu quả, điều gì không… Nhưng không thể giải thích vì sao gói trừng phạt thứ 12 vẫn chưa được thông qua. Chúng tôi kêu gọi EU bàn bạc về gói trừng phạt thứ 12 này, nghiên cứu cụ thể về các lệch trừng phạt nhằm vào Nga”, Ngoại trưởng Ukraine tỏ vẻ sốt ruột.

Theo đó, người đứng đầu ngành Ngoại giao Ukraine đã vạch ra cho EU hai trọng tâm chính cần phải có trong gói trừng phạt mới này, một là các biện pháp chống lẩn tránh các biện pháp trừng phạt đang được áp dụng và các biện pháp trừng phạt mới.

Trước hết, theo ông Kuleba, gói trừng phạt mới phải ảnh hưởng đến ngành công nghiệp quốc phòng Nga – nơi sản xuất ra tên lửa và máy bay không người lái. Đồng thời, có đầy đủ lý do để xem xét nghiêm túc các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, trong khi các lệnh trừng phạt đối với các đơn vị truyền thông Nga nên được mở rộng.

Hối thúc EU sớm triển khai gói trừng phạt mới, Ngoại trưởng Kuleba nói: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc mang tính xây dựng và hiệu quả với EU theo hướng này”.

Tuy nhiên, trong chính nội bộ các nước thành viên EU lại đang có sự chia rẽ về kế hoạch gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, với những gì nên đưa thêm vào gói, dù có thông tin rằng, các biện pháp ngăn chặn mới nhất dự kiến được triển khai ngay vào đầu tháng 10 này.

Theo các nguồn tin, gói trừng phạt mới có thể bao gồm hai vấn đề lớn, vốn là điều “kiêng kỵ” trong 11 gói trừng phạt trước đây – là lệnh cấm mua kim cương từ Moscow và đề xuất sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản của Ngân hàng trung ương Nga đang bị đóng băng ở nước ngoài để hỗ trợ tái thiết Ukraine.

Trong khi, các quốc gia, bao gồm Ba Lan và các nước vùng Baltic còn muốn tiến xa hơn nữa trong đề xuất trừng phạt bổ sung đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dịch vụ công nghệ thông tin.

Một nhóm khác kêu gọi hạn chế đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga. Nhưng những nỗ lực trừng phạt Moscow về lĩnh vực này đã bị quá nhiều quốc gia thành viên EU phản đối nhiều lần trước đây.

Một số thành viên lại cho rằng, còn rất ít lĩnh vực có thể tiếp tục triển khai trừng phạt Nga, trong khi có nhiều lời kêu gọi chỉ cần đảm bảo các hạn chế hiện có được thực thi.

Theo một tài liệu mà Bloomberg News có được, Ba Lan muốn tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với một số mặt hàng được áp dụng trong các gói trước đó. Các đề xuất của họ bao gồm, giảm hạn ngạch nhập khẩu cao su tổng hợp, thực hiện các hạn chế về thép hiệu quả hơn và thêm lệnh cấm chất xút rắn. Ngoài ra, Warsaw cũng đang tìm kiếm một gói trừng phạt mới chống lại Belarus.

Những nỗ lực trước đây nhằm trừng phạt đá quý của Nga ở châu Âu đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia nhập khẩu hàng đầu như Bỉ – nơi có trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới ở Antwerp, vốn lập luận rằng, một lệnh cấm đơn giản mà không có thỏa thuận toàn cầu sẽ chỉ có tác động chuyển hoạt động buôn bán đá quý sinh lợi sang nơi khác, mà không mang lại lợi ích gì.

Trước đó, vào ngày 15/9, một quan chức Bỉ cho biết, nhóm G7 dự định “ra đòn” mới nhất đối với kim cương Nga. Lệnh cấm nhập khẩu kim cương Nga của nhóm này dự định sẽ ra trong vòng 2 đến 3 tuần tới, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2024. Một khi có hiệu lực, việc mua kim cương Nga sẽ chịu ảnh hưởng của lệnh cấm trực tiếp trong khi lệnh cấm vấn gián tiếp sẽ được tiến hành sau đó. Cơ chế gián tiếp sẽ đưa ra một hệ thống theo dõi, bao gồm kiểm tra thực tế các gói hàng chứa đá quý và dữ liệu truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với các nhà sản xuất và kinh doanh kim cương.

Hiện người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành của EU không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về các vấn đề trên. Nhưng được biết, gói trừng phạt thứ 12 có thể được tung ra vào nửa đầu tháng 10 hoặc được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ tại Nhà Trắng vào ngày 20/10 tới.

Tuy nhiên, bất kỳ gói trừng phạt mới nào cũng có thể bao gồm các động thái tiếp theo nhằm ngăn chặn khả năng của Nga trong việc lách các lệnh trừng phạt của EU thông qua các nước thứ ba, như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.

Là một phần của các cuộc thảo luận, EC sẽ đưa ra các đề xuất mới nhằm đánh một loại thuế bất ngờ đối với khoản lợi nhuận mà tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng đang tạo ra, tại các trung tâm thanh toán bù trừ, bất chấp sự phản đối của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo đó, loại thuế đang được xem xét để áp dụng là thuế lợi tức phụ thu (windfall tax – loại thuế đánh trên số lợi nhuận lớn và bất ngờ).

Tranh cãi đã nổ ra giữa các nhà lãnh đạo EU và ECB, khi hai bên không thể đồng thuận về kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ hơn 200 tỷ Euro (217 tỷ USD) tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đề xuất triển khai đánh thuế lên khối tài sản khổng lồ này, nhưng một số quốc gia thành viên bày tỏ lo ngại về sự ổn định tài chính và tính hợp pháp. Các quan chức EC cũng đã phản đối Chủ tịch ECB Christine Lagarde về cảnh báo của ngân hàng này rằng – các động thái liên quan các tài sản của Nga đang bị đóng băng tại EU có thể đe dọa sự ổn định tài chính của khu vực đồng Euro và tính thanh khoản của đồng tiền chung.

Nga cũng đã nhiều lần mô tả bất kỳ hành vi tịch thu tài sản nào của chính phủ các nước phương Tây đều là hành vi trộm cắp và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Được biết, EU đã đóng băng số tài sản Nga trị giá 207 tỉ Euro (226 tỉ USD) kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, trong đó có tiền mặt, các khoản tiền gửi, chứng khoán. Ước tính ước tính số tài sản Nga bị đóng băng tại châu Âu có thể sinh lời khoảng 3 tỉ Euro/năm.

Trước đó, EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 11 vào ngày 23/6.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

LNG 2 ở Bắc Cực – dự án thúc đẩy tham vọng khí đốt của Nga

Mới đây, Công ty Novatek của Nga đã tạm dừng hoạt động tại dự án LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại dự án này vào mùa Đông năm nay.

Lương lao động tay chân cao bất ngờ, “băng băng” vượt trừng phạt, kinh tế tăng trưởng nóng

Ở Siberia, không có đủ tài xế lái xe buýt và tại các trang trại ở Nga, người vắt sữa có mức lương tương đương với nhân viên công nghệ thông tin. Sau gần ba năm chiến dịch quân sự bắt đầu (từ tháng 2/2022), phải đối mặt với "cơn mưa" trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga thực tế đang thế nào?

Năm nay, GDP của Nga sẽ vượt Nhật Bản

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước trên thế giới. Theo báo cáo, GDP của Nga năm nay sẽ chiếm 3,55% GDP của thế giới tính theo sức mua tương đương.

Nga và Iran có bước tiến trong thương mại song phương, gần “xa lánh” hoàn toàn ngoại tệ

Ngày 22/10, Tehran Times dẫn thông báo của Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, Iran và Nga đã sử dụng đồng tiền quốc gia để thanh toán hơn 96% giao dịch thương mại giữa hai nước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào vào gần nửa đêm hôm 3/11, tạo ra những luồng dung nham dữ dội và buộc chính quyền phải sơ tán một số ngôi làng gần đó, các quan chức nước này cho biết.

Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Lý do các ngân hàng trung ương, nhóm BRICS và giới tỷ phú thi nhau mua vào. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.

Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel “đoạn tuyệt” với một cơ quan LHQ, các ứng viên “trắng đêm” trước ngày bầu cử...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Vàng nhẫn bám trụ đỉnh cao, thế giới giảm

Giá vàng hôm nay 26/10/2024 trên thị trường thế giới giảm. Giá vàng nhẫn mất mốc 89 triệu đồng/lượng nhưng vẫn bám trụ trên vùng đỉnh lịch sử, còn giá vàng miếng SJC đứng im. Giá vàng thế giới đầu phiên giao dịch tại Mỹ giảm nhẹ. Một số nhà giao dịch tương lai ngắn hạn chốt lời sau những đợt tăng giá gần đây. Theo các chuyên gia, không có thị trường nào tăng giá thẳng đứng và điều...

Trinity Forum 2024 đem cơ hội hút vốn quốc tế vào hàng không, bán lẻ du lịch

Diễn đàn Trinity Forum 2024, sự kiện quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và bán lẻ du lịch, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 5 đến 6-11, quy tụ hàng loạt thương hiệu lớn L'Oréal, Qatar Airways, Mondelēz, Diageo, Dubai Duty Free, China Duty Free... ...

SCG tạm ngừng vận hành thương mại tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn tạm dừng hoạt động thương mại và sẽ tái khởi động sản xuất khi thị trường phục hồi. Tổ hợp này cũng sẽ được đầu tư 700 triệu USD để nâng cấp, dùng được nguyên liệu có giá thành cạnh tranh hơn. ...

Tạm dừng vận hành tổ hợp hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD, cả ngàn lao động sẽ ra sao?

Sau một thời gian vận hành thương mại, tổ hợp hóa dầu 5 tỉ USD Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu của Tập đoàn SCG đã tạm ngưng vận hành, người lao động của tổ hợp này sẽ ra sao? Một nhà...

Cùng chuyên mục

190 doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia, doanh thu 2,4 triệu tỉ đồng

Tối 4-11, Hội đồng Thương hiệu quốc gia tổ chức lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh'. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên...

Asia Group với biến động cổ đông lớn trước thềm niêm yết

Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, bởi đơn vị là đối tác của hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, bởi đơn vị là đối tác của hàng loạt...

Tập đoàn TH mang câu chuyện phát triển bền vững đến Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại TP.HCM, Tập đoàn TH sẽ mang đến một không gian xanh để kể câu chuyện phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng là cách đồng hành với Chính phủ trong hành trình hướng đến hướng đến Net Zero. ...

Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm hơn 10 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận biến động tiêu cực trong phiên giao dịch ngày 4/11 trước áp lực bán mạnh ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt là dòng ngân hàng. VN-Index không thể trụ vững ở mốc 1.250 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận biến động tiêu cực trong phiên giao dịch ngày 4/11 trước áp lực bán mạnh ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt là dòng ngân hàng. VN-Index không thể trụ vững...

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc về nâng hạng thị trường Việt Nam

Chiều nay 04/11/2024, đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã làm việc về với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng tại buổi làm việc, Đoàn công tác FTSE Rusell và UBCKNN đã cùng trao...

Mới nhất

4 loại trái cây có thể hạ cholesterol và huyết áp cùng lúc

Cholesterol cao và huyết áp cao là 2 trong số những nguy cơ lớn nhất với sức khỏe tim mạch. Một số loại...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt thương...

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối...

Tín hiệu thuận để đầu tư sớm đường cất hạ cánh số 3, Sân bay Long Thành

Việc đầu tư đường cất hạ cánh số 3 trị giá khoảng 3.455 tỷ đồng ngay trong giai đoạn I sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thuận lợi cho quá trình vận hành khai thác “siêu công trình” Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tín hiệu thuận để đầu tư sớm đường cất hạ cánh...

Xu thế TOD đang lên ngôi

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị dựa trên hệ thống giao thông công cộng, đã trở thành xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đang chú trọng phát triển theo mô hình này, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. TOD (Transit Oriented Development) là...

Mới nhất