Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng

Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng


“MÂM CỖ BÀY TRÊN BÀN PARA

Luân phiên tái hiện lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn H.A Lưới, lần đầu tiên tại Ngày hội VH-TT-DL các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế diễn ra giữa tháng 5.2024, lễ hội Tấk ka coong của người Cơ Tu được tổ chức với những phần nghi thức đặc sắc. Tham gia lễ hội với vai trò chủ lễ, già làng Hồ Văn Sáp (83 tuổi, trú tại xã Lâm Đớt, H.A Lưới) cho hay lễ Tấk ka coong được phục dựng theo đúng tập quán truyền thống từ xa xưa. “Ngày trước, cứ 3 – 4 năm, lễ hội lại được tổ chức một lần cùng ka coong, cùng xứ mường. Lễ hội là dịp để tạ ơn các vị thần đã ban cho con cháu, bản làng người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ… đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục che chở cho bản làng”, già Sáp nói.

Những lễ hội độc đáo: Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng- Ảnh 1.

Nam thanh, nữ tú người Cơ Tu say mê với “vũ điệu dâng trời” tâng tung za zã

Dõi theo các nghi thức, tôi chứng kiến cộng đồng người Cơ Tu chia lễ hội thành 4 phần chính. Ngày cử lễ, già làng cùng các trưởng tộc, trưởng họ sẽ tiến hành lễ đầu tiên là chôn cây nêu (Choh cọ) được trang trí rất đẹp mắt. Đây là nghi thức đặc biệt quan trọng bởi người Cơ Tu quan niệm cây nêu như một lời mời, dấu hiệu nhận biết để Yàng (trời) và các vị thần về với lễ hội. Già Sáp bảo cây nêu phải vững chãi khi buộc trâu cũng là nghi lễ thứ 2 (Tong ti rỉ), bởi nó biểu thị cho sự trường tồn của bản làng, sự đoàn kết của cộng đồng.

Ngày trước, khi người Cơ Tu còn tiến hành lễ đâm trâu (Chươt ti rỉ), cột nêu phải được chôn kiên cố và có thể chịu được sự giằng kéo của con trâu. Nay không còn cảnh đổ máu từ lễ đâm trâu nên cột nêu cũng được thiết kế nhẹ nhàng hơn. Dẫu vậy, người Cơ Tu khi tái hiện lễ đâm trâu đều có các hoạt động văn hóa đặc sắc, nhất là cảnh nam thanh nữ tú trong trang phục truyền thống, say sưa nhảy múa theo điệu tâng tung za zã. Sau phần này, nghi thức cuối cùng là lễ Tấk ka coong với phần dâng mâm cỗ lên các vị thần bởi những chàng trai, cô gái Cơ Tu đẹp người, đẹp nết. Tôi đứng sát bên và nghe rõ lời khấn nguyện của già làng Hồ Văn Sáp: “Ơi Yàng! Mâm cỗ lễ hội Tấk ka coong bày trên bàn Para cao ráo sạch sẽ. Kính mời thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối đến thưởng thức…”.

Những lễ hội độc đáo: Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng- Ảnh 2.

Lễ vật cúng thần núi được đặt trên bàn Para

Bàn Para được thiết kế độc đáo với 3 tầng. Trong đó, tầng cao nhất nằm chính giữa, 2 tầng 2 bên ngang bằng nhau. Bên trên bàn Para được che bằng một tấm thổ cẩm dài. Chân bàn được buộc những thân mía tươi còn nguyên lá và các tua rua trang trí vót từ cây nứa. Những món ăn dâng lên các vị thần được chế biến từ vật tế, như: trâu, bò, dê, heo, gà… cùng các món bánh a koat, a zưh, âng coh… được làm từ những hạt nếp than dẻo thơm. Ngoài ra còn có các hiện vật, như thổ cẩm, cồng, chiêng, chum, ché, chiếu…

ĐỘC ĐÁO NÉT VĂN HÓA GIỮ RỪNG

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng VH-TT H.A Lưới, cho biết mới đây qua nghiên cứu, sưu tầm các lễ hội tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn, Phòng đã chọn 6 lễ hội tiêu biểu đại diện cho 3 dân tộc (Cơ Tu, Pa Kôh, Tà Ôi). Theo đó, lễ hội nào có quy mô lớn hơn sẽ được tổ chức trước. “Hai năm trước, chúng tôi tổ chức tái hiện 2 lễ hội của dân tộc Pa Kôh và Tà Ôi. Năm nay, chúng tôi tiếp tục tái hiện lễ hội Tấk ka coong của đồng bào Cơ Tu. Từ những nghi thức của lễ hội có thể thấy từ xa xưa, đồng bào đã hình thành nét văn hóa tôn thờ mẹ thiên nhiên, núi rừng hết sức độc đáo. Bởi vậy, lễ hội tạ ơn thần núi, thần rừng sẽ khơi dậy ý thức giữ rừng không chỉ riêng với người Cơ Tu mà còn cả với cộng đồng”, bà Thêm nói.

Những lễ hội độc đáo: Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng- Ảnh 3.

Các già làng tiến hành lễ cúng thần linh tại lễ hội Tấk ka coong

Trong khi Tấk ka coong được người Cơ Tu ở A Lưới thực hiện vào những ngày nông nhàn của các tháng mùa hè hằng năm thì với người Cơ Tu vùng cao (Cơ Tu đ’riu) như ở Tây Giang (Quảng Nam) thì lễ hội khai năm tạ ơn rừng thường được tổ chức vào tháng giêng mỗi năm, trong 3 ngày 2 đêm. Năm 2024 là năm thứ 7, H.Tây Giang tổ chức lễ hội và dần trở thành “thương hiệu” của địa phương, thu hút du khách mỗi dịp đầu năm mới.

“Đây là dịp con cháu tập trung về làng và thể hiện lòng biết ơn mẹ của đại ngàn năm qua phù hộ, độ trì, dân làng khỏe mạnh, được mùa, được việc… Rừng còn dân phát triển, rừng mất dân suy vong. Đó là mục đích, ý nghĩa đích thực xưa nay ông bà người Cơ Tu làm lễ khai năm tạ ơn rừng”, nhà nghiên cứu Bh’riu Liếc (nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang) cho biết.

Ông Liếc phân tích thêm lễ hội khai năm tạ ơn rừng tạo thành nền nếp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ định kỳ, thể hiện lòng biết ơn chân thành với trời đất – rừng núi, ông bà – tổ tiên. Khi gần kết thúc lễ hội, điều không thể thiếu đó là già làng nói chuyện, động viên mọi người có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Tại H.Tây Giang, nhân dịp này, chính quyền kết hợp gặp gỡ, động viên khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng để khích lệ tinh thần “giữ rừng như giữ làng”. Có lẽ nhờ thế mà H.Tây Giang đang gìn giữ nhiều rừng cổ thụ, như rừng lim, rừng đỗ quyên…, nhất là rừng pơ mu với quần thể 725 cây đã được công nhận là Cây Di sản VN. (còn tiếp)

Phát triển lễ hội thành sản phẩm du lịch

Phó chủ tịch UBND H.A Lưới Nguyễn Văn Hải cho biết để tổ chức lễ hội Tấk ka coong, huyện đã mời các già làng, người có uy tín để tìm hiểu các nghi lễ, lễ vật… đảm bảo lễ hội được tái hiện đầy đủ, trang trọng nhưng cũng phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay. Thời gian tới, huyện sẽ nghiên cứu đưa các lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có lễ hội Tấk ka coong, vào khai thác tại các địa điểm nhằm bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch…




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-le-hoi-doc-dao-nguoi-co-tu-mo-hoi-ta-on-nui-rung-185241129230427095.htm

Cùng chủ đề

Trang phục mùa lễ hội với những tone màu thời thượng

Trang phục mùa lễ hội luôn là dịp để thể hiện sự sáng tạo và phong cách cá...

Chương trình văn nghệ tri ân “Điện Biên Phủ

(NLĐO) - Một chương trình nghệ thuật và giao lưu đầy ý nghĩa, thắt chặt tình cảm của văn nghệ sĩ TP HCM với đồng bào, chiến sĩ Điện Biên vừa diễn ra đêm 27-11 ...

Đón mùa lễ hội cuối năm rực rỡ sắc màu ở Thái Lan

Thái Lan sẵn sàng chào đón du khách từ khắp nơi trên thế giới đến trải nghiệm một mùa lễ hội đầy sắc màu và cảm xúc tại hầu hết các tỉnh thành trong thời điểm cuối năm. Tới với Thái Lan vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới sẽ là cơ hội để bạn hòa mình vào không khí lễ hội sôi động và khám phá vẻ đẹp bất tận của xứ sở chùa vàng. Không chỉ được...

Yêu cầu tác giả chỉnh sửa

Sau quá trình kiểm tra, xác minh vụ một cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn luận án tiến sĩ, chiều 22.11, ĐH Huế đã ban hành kết luận vụ việc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chất chiến binh của Doãn Ngọc Tân

Đội tuyển VN đã có những tiền vệ chơi mềm mại như Hoàng Đức, Quang Hải nên rất cần mẫu cầu thủ chơi máu lửa như một chiến binh để mang lại sự cân bằng. Và Doãn Ngọc Tân có thể là người được chọn. Chất "chiến binh" của Ngọc Tân được thể hiện rõ ràng trong hành trình khẳng định bản thân tại V-League. Mùa 2021, anh rời CLB Hải Phòng, chuyển sang khoác áo CLB Thanh Hóa để tìm...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Ban nhạc Bức Tường đại diện Việt Nam tham gia Liên hoan Âm nhạc ASEAN-Ấn Độ 2024

Liên hoan Âm nhạc ASEAN-Ấn Độ (Asian-India Music Festival) 2024 lần thứ 3 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 10 năm quốc gia Nam Á này thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông”.

Cùng chuyên mục

5 vở diễn đoạt Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu TP HCM

(CLO) Liên hoan Sân khấu TP HCM lần thứ nhất để lại trong lòng khán giả những cảm xúc sâu đậm và thể hiện sức sống bền bỉ của nghệ thuật kịch nói trong đời sống văn hóa của Thành phố. ...

Trải rộng 65.000 km2, tiềm năng cung cấp năng lượng vô hạn

Khi toàn thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường, nguồn năng lượng này xuất hiện như một triển vọng mang tính bước ngoặt. ...

Doanh nghiệp Trung Quốc thách thức Starlink, Musk phủ nhận sản xuất smartphone

Internet vệ tinh Trung Quốc thách thức Starlink; Elon Musk phủ nhận tin đồn Tesla sản xuất smartphone... là những thông tin nổi bật trong bản tin công nghệ thứ 7 tuần này. Internet vệ tinh Trung Quốc thách thức Starlink Theo Financial Times (FT), trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang chuẩn bị ra mắt dịch vụ Internet vệ tinh cạnh tranh trực tiếp với Starlink của...

Cụ bà 93 tuổi tập yoga hút 21 triệu lượt xem, bật mí bí quyết sống thọ

(Dân trí) - Mỗi ngày, cụ Trưng đều đặn tập thể dục 3-4 lần, duy trì ăn chay trường suốt 9 năm qua để nâng cao sức khỏe, giữ tinh thần minh mẫn. Cuối tháng 10, tranh thủ được về quê một tuần, Xuân Thảo (24 tuổi, Quảng Ngãi) quay đoạn video gia đình quây quần, bà nội tập thể dục trước khi đi ngủ. Cô đăng video lên tài khoản cá nhân làm kỷ niệm, không ngờ thu hút...

Mới nhất

3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh

Thời tiết trở lạnh khiến mọi người dễ bị cảm lạnh. Ngoài việc nghỉ ngơi, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh bằng một số món ăn, đồ uống đơn giản. ...

Thủ tướng Canada đến tận Mar-a-Lago để gặp ông Trump sau khi bị dọa áp thuế 25%

Chuyến đi của ông Trudeau diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Canada và Mexico. ...

Một tổ chức liên quan hạt nhân dừng hợp tác với Nga và Belarus

Thỏa thuận hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) với Nga và Belarus sẽ kết thúc vào ngày 30/11. Đây là động thái được đưa ra nhằm phản ứng lại việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào?

Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa phát đi văn bản khẩn, thông báo tình hình 9 ca bệnh rải rác mắc cúm A/H1pdm, trong đó có 4 ca tử vong. Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa phát đi văn bản khẩn, thông báo tình hình 9 ca bệnh rải rác mắc cúm A/H1pdm, trong đó có 4 ca...

Bản tin Mặt trận sáng 30/11

Bản tin Mặt trận sáng 30/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Thêm nguồn lực giúp người dân vùng lũ tái thiết cuộc sống; Khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số; Phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu; Điện Biên: Xã...

Mới nhất