Người Nùng biết chế tác trang sức bạc có hàng nghìn, nhưng người biết chế tác các hoa văn cổ chỉ còn lác đác vài người. Song, người biết chế tác 12 món trang sức bạc theo phong cách truyền thống của người Nùng thì chỉ còn mỗi ông già Cháng Thanh Tờ sinh sống trên đỉnh núi Pờ Ly Ngài ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Quý vị hãy cùng Vietnam.vn tìm hiểu về nghề chạm bạc và gặp gỡ nghệ nhân cuối cùng của nghề này trên đỉnh Tây Côn Lĩnh qua bộ ảnh ” Người chạm bạc cuối cùng trên núi Tây Côn Lĩnh” của tác Trịnh Thông Thiện để thấy rằng đồng bào Nùng biết chế tác trang sức bạc có hàng nghìn, nhưng người biết chế tác các hoa văn cổ chỉ còn lác đác vài người. Song, người biết chế tác 12 món trang sức bạc theo phong cách truyền thống của người Nùng thì chỉ còn mỗi ông già Cháng Thanh Tờ sinh sống trên đỉnh núi Pờ Ly Ngài ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Ông Cháng Thanh Tờ cũng không nhớ rõ mình đã bén duyên với nghề truyền thống của gia đình từ khi nào. Chỉ biết, năm lên 20 tuổi, ông đã có thể chế tác thành thạo các trang sức bạc truyền thống của người Nùng. Và có lẽ, lời trăn chối của người cha trước khi qua đời rằng: “Trang sức bạc là hồn cốt, là tập tục, không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên nên con không thể để thất truyền được” đã là động lực để ông cần mẫn cả đời người làm nên những bộ trang sức tinh xảo chứa đựng lớp lang văn hóa của người Nùng ở dãy núi Tây Côn Lĩnh.
Giơ đôi tay chai sần, đen nhẻm cả đời đục đẽo hoa văn trên những mảng bạc.
Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Nùng là khi đi lấy chồng, ngoài những sính lễ quan trọng khác thì người con dâu được nhà trai sắm lễ một bộ trang sức bạc.
Đời sống người Nùng ở Hoàng Su Phì khấm khá lên, người ta mới thấy được những giá trị truyền thống trong mỗi món trang sức bạc cần được gìn giữ. Nhiều vòng cổ có khắc hình các loại hoa lá, cá, chim thú, chụm đầu, vòng tay, cúc áo… trị giá trên 40 triệu đồng/bộ được nhiều người tìm đến ông Cháng Thanh Tờ đặt hàng. Nhưng âm thanh chạm bạc lại rộn rã khắp bản, ông nói vui:“Những giá trị của ông bà, tổ tiên để lại đã hồi sinh trong cuộc sống của người Nùng chúng tôi rồi.
Tuy nhiên, ông Tờ cho biết, đi khắp các dãy núi ở Hoàng Su Phì cũng không tìm được người thứ 2 còn biết các bí quyết chế tác các đồ trang sức dành cho người phụ nữ Nùng trong ngày cưới. Con ông, cháu ông không một ai có hứng thú với nghề này nên ông sợ rằng, mai kia về với tổ tiên, cái nghề chạm bạc của người Nùng có nguy cơ không có người kế nghiệp.
Năm 2024, Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trên trang webhttps://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.
Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.
Vietnam.vn