Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghị lực của cô gái Khmer đỗ thủ khoa thạc sĩ Luật

Nghị lực của cô gái Khmer đỗ thủ khoa thạc sĩ Luật


Ngày tốt nghiệp cử nhân Luật hành chính năm ấy, cả lớp được ra trường nhưng Lệ bị treo bằng đại học do chưa đủ điểm môn tiếng Anh…

Quên hết mệt mỏi khi được hòa mình vào những điệu múa Khmer

Nếu có dịp tham dự lễ hội văn hoá các dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn dễ bắt gặp hình ảnh cô gái Khmer Trịnh Thị Mỹ Lệ (SN 1992) đầy tự tin, uyển chuyển, duyên dáng nổi bật trong đội múa về văn hoá dân tộc Khmer. 

“Vào mỗi dịp sinh hoạt lễ, Tết, người Khmer chúng tôi không thể thiếu các điệu múa. Tôi vừa là diễn viên múa, vừa là biên đạo múa cho chương trình nên phải thể hiện được thần thái và từng nét độc đáo của văn hoá người Khmer trong mỗi điệu múa. Cứ khi giai điệu âm nhạc mang đậm nét văn hoá Khmer vang lên, tôi dường như đã hoà mình trong đó, chỉ biết say mê cống hiến hết mình để ghi dấu ấn đặc sắc nhất đến người xem” – chị Lệ tự hào nói.

Cô gái Khmer giúp ba thực hiện ước mơ: Mong con có quần áo đẹp ngày Tết - Ảnh 1.

Chị Trịnh Thị Mỹ Lệ (bìa phải) – Chi hội phó Chi hội Văn học nghệ thuật Khmer, Hội Văn học nghệ thuật TPHCM

Những ngày cuối năm, lịch làm việc, sinh hoạt cộng đồng của chị dường như đan kín. Chị bảo: “Tôi thường về đến nhà trọ lúc 22 giờ đêm. Vệ sinh cá nhân xong, tôi chỉ muốn ngủ 1 giấc thật ngon để ngày mai có đủ năng lượng đón ngày mới bận rộn nhưng đầy ý nghĩa”.

Với vai trò là Phó Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, Chi hội phó Chi hội Văn học nghệ thuật Khmer, ngoài giờ làm việc hành chính, chị nhận phiên dịch, biên dịch tiếng Khmer và là giáo viên dạy tiếng Khmer. 

“Sau giờ làm hành chính, tôi dạy tiếng Khmer ở Trung tâm ngoại ngữ (do Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia thành lập) vào các buổi tối, từ năm 2018 đến nay. Còn thời gian rảnh rỗi, tôi nhận dạy kèm tiếng Khmer tại nhà cho con em người Khmer đang sinh sống và làm việc tại thành phố” – chị Lệ kể.

Cô gái Khmer giúp ba thực hiện ước mơ: Mong con có quần áo đẹp ngày Tết - Ảnh 2.

Nghĩ đến không khí lớp học có cả người lớn, trẻ em muốn học tiếng dân tộc Khmer, chị Lệ lại quên hết mệt mỏi

“Cũng có ngày tôi thấy mệt, muốn được nghỉ ngơi. Nhưng nghĩ đến không khí lớp học có cả người lớn, trẻ em, thậm chí cả người nước bạn Campuchia muốn học tiếng dân tộc Khmer đang chờ mình, tôi lại cố gắng. Hay khi được hoà mình vào tiếng nhạc rộn ràng, những giai điệu thân quen trong những điệu múa Khmer để chuẩn bị cho các đợt biểu diễn văn hoá sắp diễn ra, tôi lại như được tiếp thêm sức mạnh, tinh thần phấn chấn, quên hết mệt mỏi” – chị Lệ hào hứng chia sẻ.

Làm nhiều công việc để kiếm tiền đi học

Trịnh Thị Mỹ Lệ sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân 3 đời đều mù chữ. Ba mẹ chị chạy chợ, làm thuê đủ thứ nghề để nuôi 3 chị em Lệ khôn lớn. Lệ chia sẻ: “Ba mẹ tôi làm thuê tối ngày nhưng cả nhà chỉ đủ ăn. Nhiều năm liền, nhà tôi không có tiện nghi gì đáng giá. Là chị cả, sau tôi còn 2 em (1 trai và 1 gái), tôi chỉ biết nỗ lực học hành làm gương cho 2 em, động viên các em vào đại học để sau này có việc làm ổn định, mong thoát khỏi cuộc sống khổ cực như ba mẹ”.

Cô gái Khmer giúp ba thực hiện ước mơ: Mong con có quần áo đẹp ngày Tết - Ảnh 3.

Là chị cả, chị Mỹ Lệ nỗ lực học hành làm gương cho 2 em để mong thoát khỏi cuộc sống khổ cực như ba mẹ

Năm ấy, Lệ đang học năm nhất, ngành văn hoá ở Đại học Trà Vinh, chị được gọi vào Đại học Luật ở thành phố Hồ Chí Minh. Thấy con gái quyết định đi học xa nhà, ba mẹ chỉ dặn dò: “Con muốn lên Sài Gòn học, ba mẹ không cản, nhưng con cần nhớ “đói cho sạch, rách cho thơm”, không làm điều gì sai trái, sa ngã để hại bản thân và tương lai của chính mình. Nếu khó khăn quá, cứ quay về với ba mẹ là được”.

Tạm biệt quê nhà lên Sài Gòn nhộn nhịp, xa lạ, những ngày đầu, Lệ không tránh khỏi bỡ ngỡ, khó khăn để hoà nhập ở thành phố đắt đỏ, sôi động. Vì muốn phụ giúp ba mẹ nuôi 2 em đang học ở quê nhà, Lệ đi làm thêm để tự trang trải chi phí ăn học ở mảnh đất Sài thành. “Ngoài giờ đi học, tôi đi làm thêm phục vụ nhà hàng, rửa chén bát thuê, đi bán đồ thuê… Cũng có lúc tôi đi làm công quả ở nhà chùa. Ở đó không có chi phí nhưng ít nhất cũng có cái ăn qua ngày” – Lệ nghẹn ngào nhớ lại.

“Song, khó khăn nhất của tôi là vấn đề học ngoại ngữ. Tôi có thể cố gắng học tốt tất cả các môn khác nhưng môn tiếng Anh vẫn là thách thức quá lớn với người dân tộc thiểu số Khmer như tôi” – chị Lệ kể.

Cô gái Khmer giúp ba thực hiện ước mơ: Mong con có quần áo đẹp ngày Tết - Ảnh 4.

Trịnh Thị Mỹ Lệ tham gia giới thiệu văn hoá dân tộc Khmer đến người dân

Ngày tốt nghiệp cử nhân Luật hành chính năm ấy, cả lớp được ra trường nhưng Lệ bị treo bằng đại học do chưa đủ điểm môn tiếng Anh. Trong sự tiếc nuối còn có cả bất lực, tủi phận ùa về, chị bảo: “Tôi tự thấy không thể dừng lại, phải tiếp tục học văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh để trả nợ trường, đồng thời học thêm cao học ngành luật”.

Có điều, trước đây học đại học, chị đã khó khăn về kinh tế. Nếu học cả 2 bằng thì khó khăn càng nhân lên. “Có thời điểm, tôi làm thêm đủ việc vẫn không đủ tiền đóng học. Tôi nhớ ba mẹ, định quay về tìm lại bình yên ở quê nhà, từ bỏ ước mơ. Rất may, có chị trong lớp biết chuyện đã cho tôi vay tiền đóng học…” – Lệ nghẹn ngào nhớ lại chặng đường khó khăn, nặng nề nhất.

Cô gái Khmer lúc ấy vừa bé nhỏ nhất lớp, vừa không có kinh nghiệm chuyên môn như các anh chị học chung lớp cao học. Nhưng bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, năm 2020, chị trở thành thủ khoa đầu ra của chương trình thạc sĩ – ngành Luật hành chính. Cùng lúc, chị cũng tốt nghiệp loại giỏi ngành ngôn ngữ Anh trong sự tự hào, nể phục của thầy cô, bạn bè.

Cô gái Khmer giúp ba thực hiện ước mơ: Mong con có quần áo đẹp ngày Tết - Ảnh 5.

Người thân, gia đình chúc mừng chị là thủ khoa của chương trình thạc sĩ ngành Luật hành chính và tốt nghiệp loại giỏi ngành ngôn ngữ tiếng Anh

“Hành trình để thực hiện ước mơ của ba, với tôi đúng như một giấc mơ, nhưng đó là giấc mơ có thật. Ngày tôi nhận tấm bằng thạc sĩ, ba mẹ tôi lần đầu đến thành phố Hồ Chí Minh với niềm tự hào vô bờ về con gái. Lúc này, ông bà mới biết mấy năm qua, tôi làm thuê các công việc để có thành công hôm nay. Họ cứ ôm chặt tôi rơi nước mắt và bảo: “Sao lúc khó khăn không nói với ba mẹ?” – Lệ rưng rưng kể.

Từ đam mê văn hoá, nghệ thuật của quê hương mình, Mỹ Lệ từng bước khẳng định tên tuổi và sự nghiệp chị đang theo đuổi ở thành phố mang tên Bác. Hàng năm, chị tích cực tham gia tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn phường, quận nơi chị sinh sống; tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy, tệ nạn xã hội cho đồng bào dân tộc Khmer… Nhờ đó, giai đoạn 2021 – 2023, chị là 1 trong số 16 cá nhân được Hội LHPN thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương điển hình tiên tiến. 

Trong các hoạt động văn hoá dân tộc, chị được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh và các cấp quận, phường nhiều lần ghi nhận, khen thưởng.

Cô gái Khmer giúp ba thực hiện ước mơ: Mong con có quần áo đẹp ngày Tết - Ảnh 6.

Chị Trịnh Thị Mỹ Lệ (bên phải) là 1 trong số 16 cá nhân được Hội LHPN thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương điển hình tiên tiến, giai đoạn 2021-2023

“Bây giờ tôi có thể mua quà Tết về biếu ba mẹ, 2 em và người thân ở quê, không phải lo lắng đến ngày trả tiền thuê trọ như trước. Nhiều bạn bè cùng tuổi ở quê tôi đều có gia đình riêng nhưng tôi thấy mình may mắn khi vẫn còn son rỗi. Tôi có thể dành toàn bộ sức trẻ và thời gian cống hiến cho công việc, góp phần truyền tải kiến thức văn hoá đã học được ngày càng rộng rãi hơn đến mọi người yêu văn hoá dân tộc Khmer” – gương mặt hiền, nụ cười trong sáng của người con gái Khmer chợt ánh lên khi nói đến đam mê còn dài ở phía trước.



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/co-gai-khmer-giup-ba-thuc-hien-uoc-mo-mong-con-co-quan-ao-dep-ngay-tet-20250110171741219.htm

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak thăm và làm việc tại TP HCM

(NLĐO) - Chiều 10-1, lãnh đạo TP HCM đã có buổi tiếp đoàn công tác tỉnh Champasak (Lào) đến thăm và làm việc tại thành phố. ...

Chương trình Lễ Hội đặc sắc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(Tổ Quốc) - Du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động Lễ Hội đặc sắc như: Lễ Dâng cúng bánh Tét, Lễ đón giao thừa, Lễ vía Tản viên Sơn Thánh, Hội thi "Gói...

TPHCM chốt môn thi thứ 3

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kỳ thi lớp 10 công lập của Thành phố sẽ gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và môn thi thứ ba là...

SANOFI cập nhật thông tin về hoạt động phân phối mới cho sản phẩm ALPHACHYMOTRYPSINE CHOAY®

Sau thông báo của Lotus về việc mua lại sản phẩm Alphachymotrypsine Choay® tại Việt Nam và Campuchia từ Sanofi, hai công ty đưa ra thông báo tiếp theo cập nhật thông tin về hoạt động phân phối...

Những vòng xoay quyến rũ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những vòng xoay ở TP. HCM có từ lâu đời, nó giúp việc giao thông nơi đây được trật tự và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nó còn mang hình tượng văn hóa lịch sử gắn liền với người dân Thành phố nghĩa tình. Ban đầu hình thành thì các vòng xoay rất nhỏ và đơn giản, nhưng sau khi trải qua biết bao thăng trầm thời cuộc cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ bác sĩ làm Chủ tịch AmCham Việt Nam

Bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan, Giám đốc Đối ngoại MSD Vietnam, vừa được bầu làm chủ tịch mới của AmCham Việt Nam. ...

Lý do Bộ GD&ĐT quy định tuyển sinh THCS bằng xét tuyển

Tuyển sinh lớp 6 bằng xét tuyển nhưng vẫn có tiêu chí riêng với trường sau xét tuyển theo tiêu chí chung chưa đáp ứng được mục tiêu tuyển sinh. ...

Gen Z và trạng thái “VUCA”

Việc thấu hiểu Gen Z ngày càng trở thành một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ với các nhà khoa học, nhà xã hội học, nhà quản lý mà cả với các nhà hoạch định chính sách. Theo...

Tặng 50 xe đạp cho học sinh huyện Quốc Oai có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 9/1/2025, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quốc Oai phối hợp cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó...

Bỏ thi tuyển lớp 6, phụ huynh lo ngại học bạ sẽ được “phù phép”

Theo Quy chế tuyển sinh cấp THCS và THPT vừa được ban hành, từ năm 2025, tuyển sinh THCS chỉ theo phương thức xét tuyển. Quy định này khiến công sức đầu tư cho con của nhiều phụ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Hàng ngàn học sinh lớp 7 phải làm lại bài kiểm tra toán kỳ I nghi do sai sót trong đề thi

Hàng ngàn học sinh lớp 7 đang học tại các trường THCS trên địa bàn TP Thái Bình được thông báo hoãn kiểm tra môn toán học kỳ I, sẽ kiểm tra lại vào ngày 10-1 nghi do sai sót trong đề thi. Theo...

Phụ huynh bức xúc vì nhà trường chậm mua BHYT cho học sinh

Một số phụ huynh có con theo học tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển (H.Năm Căn, Cà Mau) bức xúc vì nhà trường chậm trễ trong việc mua BHYT, dù họ đã nộp tiền từ đầu năm học. ...

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai

(NLĐO) - Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. ...

TP.HCM quy định thời gian hoàn trả học phí cho gần 500.000 học sinh THCS

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu phòng GD-ĐT các địa phương và các trường THCS trong và ngoài công lập thực hiện việc hoàn trả học phí theo Nghị quyết số 37 về chính sách hỗ trợ học phí THCS của HĐND TP.HCM ...

Cùng chuyên mục

Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là gì?

Câu hỏi này là chủ đề đối với các học sinh THCS, THPT tại TP.HCM trong cuộc thi hùng biện tiếng Nhật, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 10-1. Ông Phạm Quang Tâm - phó phòng giáo dục trung...

Quy định chặt chẽ hơn về đối tượng tuyển thẳng và cộng điểm ưu tiên vào lớp 10

Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định rõ 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT gồm: Học sinh trường THPT dân tộc nội trú, học sinh người dân tộc thiểu số ít người, học sinh khuyết tật, học sinh đạt giải cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ,...

Bộ GD-ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí xét tuyển lớp 6

(NLĐO)- Sở GD-ĐT hướng dẫn các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành ...

Bộ GDĐT đề nghị sớm công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba kỳ thi vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi. ...

Mới nhất

Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là gì?

Câu hỏi này là chủ đề đối với các học sinh THCS, THPT tại TP.HCM trong cuộc thi hùng biện tiếng Nhật, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 10-1. ...

Phẫu thuật bóc khối bướu giáp to hiếm gặp chèn ép khí quản người bệnh

Cụ ông 70 tuổi thường xuyên bị nghẹn và khó thở dữ dội do bướu giáp to thòng xuống trung thất, chèn ép khí quản... Bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật 'giải cứu' kịp thời. ...

Sớm công bố môn thi thứ 3 và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS, THPT

Ngày 10/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có văn bản số 114/BGDĐT-GDTrH gửi các sở GDĐT về việc lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển...

CEO Ngân hàng MB nói gì về các món nợ của Novaland, Trung Nam?

CEO MB Phạm Như Ánh và các thành viên Ban điều hành đã có những chia sẻ với các nhà đầu tư về kết quả kinh doanh năm 2024 của doanh nghiệp trong đó có tình hình các khoản nợ của Novaland và Trung Nam. Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến với các nhà đầu tư chiều 10/1, Tổng...

Xây dựng Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Khoa học-Công nghệ quốc tế

NDO - Mục tiêu đến năm 2030, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Khoa học-Công nghệ và Đổi mới sáng tạo quốc tế. Ngày 10/1, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ...

Mới nhất