Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.Ước mơ là điều mà bất cứ ai đều có, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được. Tựa như chiếc cây nhỏ, ước mơ cần đến ánh sáng của niềm tin và dòng nước của sự kết nối hỗ trợ từ cuộc sống xung quanh để đơm hoa kết trái.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng từ ngày 5 – 6/12, Bắc bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác, trời chuyển rét. Người dân cần đề phòng khả năng xuất hiện tình trạng sương muối, băng giá trong thời gian này.Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm. Uống đủ nước hằng ngày. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn… là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ I của học sinh cả nước là vấn đề được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Hàng trăm sản phẩm gắn mác OCOP 3 sao, 4 sao đang tô điểm thêm cho bức tranh kinh tế nông nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An thêm nhiều mảng sáng tiềm năng. Kết quả này có vai trò trợ lực quan trọng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng tâm nông sản vùng DTTS&MN xứ Nghệ.Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Người có uy tín, trong tháng 11 và tháng 12/2024, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2024.Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Việc dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát của Cảnh sát Giao thông được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát Giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình trong Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 – 2025 bám sát với tình hình thực tế ở cơ sở. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới.
Tăng cường hỗ trợ đầu tư
Tính đến hết tháng 10/2024, từ nguồn vốn đầu tư phát triển chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện 2 dự án, gồm: Dự án Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Nhà cụ Vi Văn Khang tại xã Môn Sơn (huyện Con Cuông) và Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu). Cả 2 dự án hiện trong quá trình thi công, dự kiến hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, toàn tỉnh đã hoàn thành việc mua sắm, bàn giao trang thiết bị cho 228 nhà văn hóa; xây dựng 1 mô hình văn hóa; xây dựng 10 tủ sách cộng đồng; hỗ trợ chống xuống cấp cho 3 di tích ở vùng đồng bào DTTS.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh chia sẻ: Thực tế cho thấy, Dự án 6 đã và đang có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các DTTS&MN. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao; hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao; xây dựng tủ sách phục vụ người dân… đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân. Đáng quan tâm, các hoạt động của Dự án 6, đang nhận được sự quan tâm tích cực của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh.
Từ thành công và hiệu quả bước đầu của Dự án 6, giai đoạn II của Chương trình MTQG 1719, Sở Văn hóa thể thao cũng đã mạnh dạn đề xuất: Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; hỗ trợ 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS; hỗ trợ duy trì 55 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN và vùng di dân tái định cư; hỗ trợ hoạt động cho 55 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; hỗ trợ xây dựng 50 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS; Hỗ trợ chống xuống cấp 495 nhà văn hóa hoặc khu thể thao cấp thôn, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN…
Còn nhiều khó khăn
Tuy nhiên, nhìn từ thực tế ở vùng đồng bào DTTS&MN, hiện nay vẫn còn 41 thôn, bản chưa có thiết chế văn hóa, thể thao. Bên cạnh đó, 418 nhà văn hóa thôn, bản đã xây dựng nhưng xuống cấp hoặc không đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn. Việc huy động nguồn lực còn hạn chế, chương trình MTQG 1719 chủ yếu phụ thuộc ngân sách; trong khi các huyện miền núi gặp khó khăn trong đối ứng vốn.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ phụ trách văn hóa ở địa phương thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện, triển khai chương trình MTQG 1719 cũng như triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.
Đáng chú ý, việc thực hiện Dự án 6 ở Nghệ An còn gặp một số vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đó là Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính không quy định cụ thể định mức chi đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống; Văn bản hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/4/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không quy định cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục để thực hiện hỗ trợ cho nghệ nhân.
Cùng với việc đề nghị các cấp, ngành có liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn, bất cập; Giám đốc sở Văn hóa thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh cũng đề xuất: Đối với nhiệm vụ Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống cho mỗi dân tộc có khó khăn đặc thù, thì cần điều chuyển từ nội dung sử dụng vốn sự nghiệp sang nội dung sử dụng vốn đầu tư do nhiệm vụ có nguồn vốn lớn, thời gian triển khai kéo dài.
Còn đối với nhiệm vụ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, thì cần tăng định mức số điểm trên mỗi nhà văn hóa do định mức hiện tại quá thấp, không đảm bảo kinh phí cho việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, đặc biệt là tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cac-dtts-gan-voi-phat-trien-du-lich-1733120939492.htm