Trang chủNewsThế giớiNền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng...

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách


Cuộc khủng hoảng ngân sách ngày càng gia tăng ở Đức đang tấn công nền kinh tế hàng đầu châu Âu, vào nơi bị tổn thương nặng nề nhất: Danh tiếng của Đức với tư cách là đối tác đáng tin cậy cho ngành công nghiệp.

Một số doanh nghiệp hiện lo ngại rằng Berlin có thể không thực hiện cam kết tài trợ cho các dự án xanh và các dự án khác.

Phán quyết “gây chấn động”

Tòa Hiến pháp Liên bang Đức hôm 15/11 đã ra phán quyết rằng việc Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz tái phân bổ khoản tín dụng thời đại dịch Covid-19 trị giá 60 tỷ Euro chưa sử dụng vào năm 2021 là vi hiến. Do đó, ngân sách hành động về khí hậu của Chính phủ Đức hiện đang thiếu khoản tiền này.

Cùng với việc chỉ ra lỗ hổng tài chính 60 tỷ Euro trong kế hoạch chi tiêu năm 2024 của Chính phủ, phán quyết “gây chấn động” của Tòa Hiến pháp ở Karlsruhe cũng đặt ra những câu hỏi rộng hơn về tài trợ cho các dự án công nghiệp lớn lẽ ra phải được hỗ trợ bằng công quỹ.

Trong số các dự án này có các kế hoạch của Tập đoàn thép đa quốc gia ArcelorMittal, có trụ sở chính ở thành phố Luxembourg, chi 2,5 tỷ Euro để khử cacbon cho các nhà máy thép ở Đức. Giờ đây những phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ trở nên không chắc chắn.

“Chúng tôi thất vọng và trên hết là lo ngại vì chúng tôi vẫn thiếu các quyết định tài trợ và do đó thiếu triển vọng cho hoạt động sản xuất công nghiệp của chúng tôi ở Đức”, ông Reiner Blaschek, người đứng đầu chi nhánh ở Đức của ArcelorMittal – Nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, cho biết.

Ông Blaschek gọi việc Chính phủ Đức không thể đưa ra giải pháp nhanh chóng cho tình trạng bế tắc ngân sách là “cực kỳ tắc trách”, nhấn mạnh những hậu quả tiềm ẩn đối với quốc gia Tây Âu đang trong bối cảnh phải vật lộn để giữ vị trí là một địa điểm công nghiệp hàng đầu.

Thế giới - Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner buộc phải đình chỉ biện pháp “phanh nợ” sau phán quyết gây chấn động của Tòa Hiến pháp Liên bang về ngân sách. Ông Lindner sẽ trình bày về ngân sách sửa đổi vào ngày 1/12/2023 tới. Ảnh: Bloomberg

Đối thủ của ArcelorMittal là Tập đoàn SHS Stahl-Holding-Saar của Đức cũng chưa nhận được cam kết chính thức từ Berlin về việc hỗ trợ dự án đầu tư 3,5 tỷ Euro nhằm cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2 tại các lò nung của mình.

Ông Stefan Rauber, CEO của SHS Stahl-Holding-Saar, cho biết giải pháp phải được tìm ra trong vòng vài ngày chứ không phải vài tuần và ông cần ra quyết định vào cuối năm để kịp thực hiện dự án.

“Những gì chúng ta đang thấy ở đây đang tàn phá nước Đức với tư cách là một địa điểm kinh doanh trên toàn cầu. Và điều này càng kéo dài thì tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn”, ông Rauber nói.

Ngoài 2 khoản đầu tư tổng trị giá 6 tỷ Euro vào ngành thép, các lĩnh vực khác có khả năng bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa Hiến pháp bao gồm 4 tỷ Euro trong lĩnh vực vi điện tử và 20 tỷ Euro để sản xuất pin, theo một văn bản của Bộ Kinh tế Đức mà Reuters được tiếp cận.

Nó cũng bao gồm thỏa thuận bảo vệ khí hậu nhằm giúp ngành công nghiệp tự bảo vệ mình trước sự biến động giá điện, văn bản cho biết. Những khoản này trước đây được ước tính là 68 tỷ Euro.

Sau phán quyết của tòa án, nghị sĩ Katja Mast thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cho biết kế hoạch ngân sách của chính phủ cho năm 2024 sẽ vẫn đi tiếp.

“Chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi tình huống”, bà nói. “Như hiện tại, chúng tôi vẫn sẽ thông qua ngân sách vào ngày 1/12. Quyết định của Tòa Hiến pháp sẽ không ảnh hưởng đến các mục tiêu về khí hậu của liên minh cầm quyền”.

Bà cho biết chính phủ hiện sẽ xem xét cẩn thận phán quyết của tòa và bà sẽ sẵn sàng tranh luận về “phanh nợ” liên bang.

Thủ tướng Scholz trong một tin nhắn video hôm 24/11 cho biết, chính phủ đang nhanh chóng xử lý lại ngân sách năm 2024 và tất cả các quyết định cần thiết sẽ được đưa ra trong năm nay.

Không có khả năng cạnh tranh

Đức từ lâu đã bị chỉ trích vì đầu tư không đủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng. Đầu năm nay, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lặp lại lời kêu gọi Berlin tạo thêm dư địa tài chính để đầu tư vào tương lai của đất nước.

Các nhà phê bình cho rằng các quy định hạn chế về nợ công – hay còn được biết đến là “phanh nợ” (debt brake), đặt ra những giới hạn rất nghiêm ngặt về số nợ mới có thể gánh – là một công cụ chính trị có phần độc đoán nhằm hạn chế không gian cho những khoản đầu tư đó.

Phán quyết của Tòa Hiến pháp ngăn chặn việc tái sử dụng số tiền chưa sử dụng từ đại dịch để đầu tư xanh đã làm dấy lên nghi ngờ về số phận của các phương tiện tài trợ ngoài ngân sách khác và “phủ bóng đen” lên kế hoạch chi tiêu trong tương lai vào năm 2024 và hơn thế nữa.

Các nhận xét từ ngành phản ánh mối lo ngại rộng rãi rằng nó sẽ hạn chế khả năng của Đức trong việc thực hiện các cam kết tài trợ cho các dự án lớn, bao gồm liên doanh sản xuất chip mới bên ngoài thành phố Dresden giữa nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) và các công ty chip châu Âu là NXP (Hà Lan) và Infineon và Bosch (Đức). Tổng chi phí cho liên doanh này dự kiến là 10 tỷ Euro, với các khoản trợ cấp chiếm khoảng một nửa số tiền đó.

Thế giới - Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách (Hình 2).

Liên doanh sản xuất chip mới bên ngoài thành phố Dresden giữa nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) và các công ty chip châu Âu là NXP (Hà Lan) và Infineon và Bosch (Đức), có nguy cơ mất tài trợ sau khi ngân sách của Chính phủ Đức xuất hiện “lỗ hổng” 60 tỷ Euro. Ảnh: Techspot

Tệ hơn, tình trạng bất ổn về ngân sách tạo ra một lớp vấn đề mới khi Đức đang vật lộn để giành được đầu tư tại các địa điểm ở châu Á và Mỹ, đồng thời đối mặt với nguy cơ các công ty công nghiệp lớn chuyển địa điểm ra nước ngoài.

Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ đã cung cấp cho các công ty các khuôn khổ pháp lý rõ ràng, bao gồm cả lĩnh vực hydro còn non trẻ. Trong khi đó, đây vốn là chìa khóa cho những nỗ lực của Đức nhằm làm cho ngành công nghiệp của quốc gia Tây Âu trung hòa carbon.

“Nếu có ấn tượng… rằng không an toàn khi đi theo con đường này với các công ty Đức… thì các nhà sản xuất sẽ tìm đến IRA và các dự án khác ở Mỹ, đơn giản vì ở đó có sự an toàn đầu tư”, ông Bernhard Osburg, CEO của Thyssenkrupp Steel Europe, cho biết.

Trong khi có những lo ngại về ý nghĩa của lỗ hổng ngân sách đối với các dự án trong ngắn hạn, thì ngày càng có nhiều lo ngại rằng nó có thể làm suy yếu khả năng đồng tài trợ của Đức cho quá trình chuyển đổi dài hạn các ngành công nghiệp của nước này.

Một số lo ngại rằng kế hoạch giảm giá điện cho ngành công nghiệp, nỗ lực quan trọng nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của các công ty hóa chất lớn như BASF và Wacker Chemie, cũng có thể bị trật bánh.

“Các ngành công nghiệp quan trọng ở Đức, như sản xuất hóa chất hoặc thép, cần mức giá cạnh tranh đối với năng lượng tiêu thụ”, ông Oliver Blume, CEO của hãng sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu Volkswagen, nói với báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung. “Chúng tôi hiện không có khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu”.

Minh Đức (Theo Reuters, DW)





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Đức-Nga điện đàm lần đầu tiên sau gần 2 năm

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 2 năm vào ngày 15.11, theo đại diện chính phủ Đức và Nga. ...

Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang ngày 13/11, Thủ tướng Olaf Scholz kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp Đức tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.

Chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm Ấn Độ từ ngày 24-26/10 đồng chủ trì Tham vấn liên Chính phủ (IGC) - cơ chế quan trọng hàng đầu được tổ chức hai năm một lần - cùng Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi.

Đức phá âm mưu tấn công Đại sứ quán Israel, thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về khủng hoảng Trung Đông

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến Istanbul, gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong ngày 19/10 để thảo luận về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang và vấn đề di cư.

Bài toán hóc búa | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Theo Báo The Guardian, kết quả sơ bộ cuộc bầu cử địa phương tại hai bang miền Đông nước Đức là Thuringia và Saxony cho thấy sự bất bình của cử tri đối với các đảng chính trị chính thống của Đức. Theo đó, đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) giành chiến thắng ở bang Thuringia với tỷ lệ ủng hộ 32,8%, còn Liên minh Dân chủ Cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường

Các tác phẩm tham dự cuộc thi góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người, truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Hơn 10.300 tác phẩm tham dự Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đây là năm...

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại...

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ. ...

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới. ...

Mới nhất

Nhiều chương trình, phóng sự ý nghĩa về chân dung người lính

Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu loạt chương trình, phóng sự ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiều 16/12, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức buổi họp báo giới thiệu các chương trình trọng điểm Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội...

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là...

Ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”

(ĐCSVN) - Nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà. Tác giả Nguyễn Mạnh Hà là người phụ trách Tổ xác minh thông tin 34 đội viên...

Gạo các loại giảm, lúa tươi cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhiều. Thị trường lượng ít, giá gạo nguyên liệu biến động mạnh, lúa tươi neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động với gạo, lúa tươi vững giá...

Sắc màu dân tộc tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX

TPO - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, có sự tham gia của 980 đại biểu đến từ 54 dân tộc anh em, đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Trang phục truyền thống của các đại...

Mới nhất