Trang chủChính trịNgoại giaoNâng tầm đối ngoại Quốc hội tại ‘ngày hội’ lập pháp ASEAN

Nâng tầm đối ngoại Quốc hội tại ‘ngày hội’ lập pháp ASEAN


Chuyến thăm song phương kết hợp đa phương của Chủ tịch Quốc hội góp phần khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào và nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam.

Nâng tầm đối ngoại Quốc hội tại ‘ngày hội’ lập pháp ASEAN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tham dự AIPA-45 từ ngày 17-19/10.

Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) với chủ đề “Vai trò của nghị viện trong việc thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng chung của ASEAN” diễn ra từ ngày 17-23/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane.

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam nhân dịp này nhằm cụ thể hóa Thỏa thuận cấp cao giữa hai Bộ Chính trị tại cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam-Lào và Tuyên bố chung Việt Nam-Lào trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (tháng 9/2024) và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (khi đó là Chủ tịch nước vào tháng 7/2024).

Một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta luôn dành ưu tiên cao nhất và coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, chuyến thăm đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào; thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa cá nhân hai Chủ tịch Quốc hội.

Chia sẻ với báo chí về ý nghĩa chuyến thăm, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sunthon Saynhachac khẳng định việc đồng chí Trần Thanh Mẫn lựa chọn Lào cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong khu vực châu Á trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thể hiện tính sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào. Đặc biệt, việc người đứng đầu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị quan trọng của các Cơ quan lập pháp trong khu vực ASEAN còn là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nhân dân Lào nói chung và đối với Quốc hội Lào nói riêng, góp phần quan trọng cho thành công chung của AIPA-45.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy trong suốt thời gian qua, Quốc hội hai nước sát cánh cùng nhau, tăng cường hợp tác toàn diện. Đặc biệt, người dân Lào nói chung và Quốc hội Lào nói riêng đã nhận được món quà quý giá từ Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành tặng, đó là Tòa nhà Quốc hội mới mà Lào đã được nhận bàn giao vào năm 2021, đây là biểu tượng cho mối quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam”. “Ngày hội” của các cơ quan lập pháp trong khu vực ASEAN năm nay diễn ra trong bối cảnh ASEAN tiếp tục dành ưu tiên cao củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng, nỗ lực hoàn tất các kế hoạch tổng thể 2025, tiếp tục các định hướng của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hướng đến “ASEAN tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”.

Do đó, chủ đề “Vai trò của nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN” phù hợp với tinh thần chung xuyên suốt ASEAN 2024. AIPA-45 hướng đến đẩy mạnh đối thoại và tham vấn ASEAN, AIPA, nghị viện các nước quan sát viên và đối tác của AIPA giúp tăng cường hợp tác đối tác và củng cố vị thế, vai trò trung tâm của ASEAN; thể hiện thông điệp của AIPA và mong muốn của nước chủ nhà Lào với vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế trong khu vực và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững…

Việc Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu tham dự AIPA-45 có ý nghĩa quan trọng, một mặt thể hiện sự tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam vào củng cố vai trò trung tâm, sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN, đẩy mạnh sự hợp tác nội khối, mở rộng quan hệ nhiều mặt với nghị viện các nước trong và ngoài khu vực; phát huy trách nhiệm, vai trò của AIPA đối với hòa bình, ổn định và phát triển, đồng thời đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị nhằm chia sẻ và hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN giải quyết những vấn đề ưu tiên của khu vực.

Như vậy, chuyến thăm song phương kết hợp đa phương của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn góp phần khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào và nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam trong diễn đàn lập pháp quan trọng của khu vực.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội trao nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chiều 18/12, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố giai đoạn 2023-2025. ...

Hải Phòng phấn đấu trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu

(NLĐO)- Hải Phòng phấn đấu trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu, hoàn thành sớm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có vị thế cả khu vực và quốc tế ...

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng

Chiều 18/12, tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao các Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho lãnh đạo TP Hải Phòng. ...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi tại Hải Phòng

Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận tại Hải Phòng. Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ...

Quốc hội và Ủy ban TVQH dự kiến giảm gần 36% đơn vị sau sáp nhập

(Dân trí) - Sau khi sáp nhập, tinh gọn, dự kiến số đầu mối các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giảm gần 36%. Trong khi đó, các vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội sẽ giảm trên 40%. Con số này được báo cáo tại cuộc họp chiều 16/12 của Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương khóa XII "Một số vấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Sự đa dạng, những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu lần thứ sáu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có thể trở thành bài học quý giá để Việt Nam tiếp thu và tự tin tiến bước trong hành trình xây dựng hệ sinh thái thành phố học tập bền vững.

Máy bay Hải quân Mỹ bị “bắn nhầm”, 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong "một vụ rõ ràng là bắn nhầm", may mắn cả 2 phi công đều sống sót, nhưng "đánh giá ban đầu cho thấy một người bị thương nhẹ".

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là "quốc bảo nhan sắc" xứ Hàn. Làn da trắng mịn, hầu như không có nếp nhăn giúp cô duy trì được hình ảnh trẻ trung bất chấp tuổi tác.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Cùng chuyên mục

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái kéo dài, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nóng của thị trường, các phi vụ lừa đảo cũng gia tăng.

Thủ tướng Hungary đã “có chiêu” bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiết lộ, ông đã “có cách” để bảo vệ vẹn nguyên các chuyến hàng khí đốt của Nga qua đường trung chuyển Ukraine.

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mới nhất

“Biển người” chen chúc trải nghiệm metro Bến Thành – Suối Tiên

(Dân trí) - Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động, hàng nghìn người dân đổ về khu vực nhà ga ngầm Bến Thành để trải nghiệm tuyến tàu điện đầu tiên ở TPHCM. Sáng 22/12, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TPHCM đã chính thức đi...

Dấu ấn “Nghĩa tình người Dầu khí”

Dấu ấn “Nghĩa tình người Dầu khí” | 22/12/2024 ...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo phương thức đối tác công tư

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư. ...

481 sinh viên hệ vừa làm vừa học nhận bằng tốt nghiệp

(NLĐO) -  Căn cứ kết quả học tập, Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng cho 19 sinh viên đạt thành tích có thành tích cao trong...

Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Cô gái trẻ 19 tuổi nhưng có ngoại hình kỳ lạ, da nhăn nheo, trông già như một bà cụ vì bị lão hóa sớm. ...

Mới nhất