Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!

Nam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!


“Mùa xuân ai đi hái hoa. Còn thầy đi nuôi dạy trẻ”

Câu hát cải biên ấy nghe có vẻ lạ tai, nhưng là câu chuyện về gương những nam giới làm giáo viên mầm non. Thầy giáo Nguyễn Phúc Hiếu, 54 tuổi, đang giảng dạy tại Trường mầm non An Phú, xã An Phú, H.Củ Chi, TP.HCM là một ví dụ. Đầu tháng 10.2022, tôi ghé trường thăm thầy Hiếu, thấy tôi thầy khoe ngay mình đã tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khoa mầm non, nếu thời gian tới sức khỏe cho phép, thầy sẽ tiếp tục học sau đại học.

Nam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!- Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Phúc Hiếu cùng trẻ mầm non ở vườn trường

Gặp thầy Hiếu, luôn thấy đam mê của thầy giáo dành cho nghề giáo viên mầm non. Thầy thiết kế đồ dùng dạy học thân thiện với tự nhiên như: lấy lá cây bản to kết thành nón, thành mão đội đầu; lấy lá dừa thắt thành con cào cào, đồng hồ đeo tay, chong chóng; cắt đoạn tre trúc dài hơn 2 tấc làm bộ gõ khi các cháu tập hát; dùng bìa các-tông cắt thành hình bông hoa hay xếp thành thùng đựng rác…

Những vật liệu ấy chỗ nào cũng có, làm đồ dùng học tập vừa tiết kiệm tiền bạc mua sắm, lại gần gũi với học sinh, đúng với chủ trương của ngành. Trong giờ học, các em thoải mái quan sát, mạnh dạn trả lời các câu hỏi của thầy. 

Nam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!- Ảnh 2.

Thầy Nguyễn Phúc Hiếu cùng các bé mầm non

Đầu năm học 1990-1991, thầy Hiếu tốt nghiệp Trường trung học sư phạm TP.HCM, được phân công về dạy Trường Bông Sen 4 thuộc ấp Cây Trôm, xã Phước Hiệp, H.Củ Chi. Thầy tâm sự với tôi: “Ngày đầu đến nhiệm sở, giáo viên đang dạy tại trường và phụ huynh đều hơi ngỡ ngàng khi thấy có thầy giáo mầm non. Nhiều người còn nghĩ ‘thanh niên trai tráng mà sao đi dạy mầm non’. Nhưng thầy Hiếu không lo lắng, thầy quyết tâm chứng minh cho mọi người thấy đàn ông con trai cũng dạy được và dạy tốt các bé học bậc mầm non không thua gì các cô giáo”.

Những kinh nghiệm giảng dạy được thầy Hiếu áp dụng vào thực tiễn; thầy áp dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng nên trẻ em rất thích học và các em tiến bộ rất rõ. Thầy giáo luôn hăng hái trong phong trào thi đua như đăng ký thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện.

Từng có thời gian phải tạm rời bục giảng để đi hợp tác, lao động ở nước ngoài vì hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, đến năm 2009 thầy Hiếu thi tuyển lại giáo viên và được phân công dạy ở Trường mầm non An Phú, H.Củ Chi tới nay. 

Cô Lê Kim Tuyền, Hiệu trưởng Trường mầm non An Phú, dành những lời khen ngợi để nói về thầy Hiếu, cả về chuyên môn và tấm lòng. Nhà thầy Hiếu cách trường hơn 15 km nhưng ngày nào thầy cũng đến trường sớm 10-15 phút để nhận trẻ. Thầy luôn được đồng nghiệp thương yêu, phụ huynh tín nhiệm và rất an tâm, hài lòng khi con của mình được thầy Hiếu trực tiếp giảng dạy.

Nam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!- Ảnh 3.

Thầy Nguyễn Phúc Hiếu, 54 tuổi, giáo viên Trường mầm non An Phú, xã An Phú, H.Củ Chi, TP.HCM

Thầy giáo nuôi dạy trẻ còn luôn nhận phần khó khăn về mình, như năm học 2021-2022 thầy nhận dạy lớp Lá 5 – lớp có nhiều học sinh con em công nhân, gia đình thuộc hộ nghèo, các cháu học 2 buổi/ngày nhưng không ăn bán trú. Để giáo dục các trẻ biết chia sẻ khó khăn với học sinh trong lớp, thầy giáo mầm non cho các bé nuôi heo đất, cuối năm tặng quà cho các bạn hoàn cảnh khó khăn trong lớp…

Tình cảm đặc biệt dành cho các thầy giáo mầm non

Đọc bài viết trên Báo Thanh Niên chủ đềNam giới làm giáo viên mầm non, tại sao không?” tôi rất thích thú, bởi nhiều năm nay tôi dành tình cảm đặc biệt và rất ngưỡng mộ những người thầy đã chọn cho mình nghề đặc biệt này. Thích thú, bởi cách đặt vấn đề từ câu hỏi của thí sinh nam trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên. Đó cũng là băn khoăn của nhiều học sinh nam trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề “em là nam, em muốn học sư phạm mầm non có được không? Cha mẹ em không ủng hộ vì nói nghề đó nhìn ‘yếu ớt’, đàn ông phải làm gì cho mạnh mẽ”.

Nam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!- Ảnh 4.

Thầy Thái Hồng Duy, giáo viên Trường mầm non 19/5 Thành phố, Q.1, TP.HCM

Tôi gọi nghề giáo viên mầm non là “đặc biệt” vì họ chính là những người thầy mạnh mẽ hơn, mạnh mẽ nhất so với những giáo viên nam các bậc trung học, đại học và sau đại học. Họ mạnh mẽ bởi họ chọn cái khó. Dạy bậc mầm non khó hơn, mệt mỏi hơn so với các bậc học khác. Dạy mầm non cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại hơn các bậc học khác. Và đặc biệt hơn nữa, họ mạnh mẽ nhất bởi vượt qua những định kiến, rào cản để đến với trẻ nhỏ.

Đầu năm học 2023-2024, tôi đã từng dành nguyên tiết học khi chiếu những phóng sự về giáo viên nam dạy mầm non để thầy trò cùng tương tác, để học sinh có góc nhìn mới và trân trọng những người thầy. Nhiều em lần đầu tiên biết được nam giới chọn giáo viên mầm non và tôi có thêm những thông điệp, góc nhìn mới trao cho học sinh của mình.

Nam giới làm giáo viên mầm non: Tôi ngưỡng mộ!- Ảnh 5.

Thầy giáo mầm non Lê Công Sự, giáo viên Trường mầm non Hoa Đào, Q.12, TP.HCM

Tôi tin rằng, chương trình Tư vấn mùa thi cũng như những bài báo viết về nam giới làm giáo viên mầm non từ Báo Thanh Niên nhân dịp đầu năm 2024 này sẽ góp phần lan tỏa, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để những nam sinh lớp 12 (và cả những cậu học trò lớp dưới) tự tin và tự hào khi chọn sư phạm mầm non là hành trang theo suốt cuộc đời.



Source link

Cùng chủ đề

Quảng cáo trường mầm non quốc tế Mỹ nhưng 5 lần ‘hứa suông’ trả lương giáo viên

Dù đã nộp học phí cho con từ 6 tháng đến 1 năm, thế nhưng nhiều phụ huynh có con theo học tại nơi được quảng cáo là 'Trường mầm non quốc tế Mỹ Rosemont', cơ sở Long Biên tá hỏa khi giáo viên 'đình công' vì trường nợ lương, con em không được tới lớp. ...

Câu nói của người thầy khiến nhiều người rơi nước mắt

Vượt qua nhiều định kiến, khó khăn, thử thách để đến với nghề giáo, nhiều người thầy đã trao đi những yêu thương, tin tưởng, niềm xúc động cho nhiều học trò và các đồng nghiệp của mình. ...

Câu chuyện về người thầy giáo khi chọn nghề giáo viên mầm non

  Tốt nghiệp Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sài Gòn, thầy Duy đã công tác tại trường Mầm non 7 năm. Thầy Duy mang đến tình yêu thương cho con trẻ bằng sự nhiệt thành, tận tâm của một nhà giáo vượt qua định kiến để theo đuổi đam mê của mình. PV: Thầy có thể chia sẻ về quyết định chọn ngành giáo dục mầm non của mình không? Điều gì đã khiến thầy quyết định...

Tận tâm chọn nghiệp trồng người: ‘Tôi tự hào là thầy giáo mầm non’

Duy nhất cái tên Lê Công Sự là thầy giáo trong cả trăm "cô nuôi dạy trẻ" được Thành Đoàn TP.HCM trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" TP.HCM 2024 dịp 20-11 năm nay. Yêu nghề và nhiều sáng tạoVì yêu và muốn...

Hơn 40% giáo viên từng định chuyển nghề, áp lực lớn nhất của giáo viên đến từ phụ huynh

Hiện nay giáo viên đang chịu nhiều áp lực về tài chính, các hoạt động chuyên môn, nhưng áp lực lớn nhất đến từ phụ huynh học sinh. Thứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh sáng và nồng độ CO2 cho phép

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa công bố báo cáo giám sát vệ sinh phòng học và vệ sinh tay tại 95 trường học trên địa bàn TP.HCM. Báo cáo ghi nhận chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Mới nhất

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

3,4 triệu lượt xem nhà trai dùng ‘chiếc ô khổng lồ’ che mưa đi hỏi cưới

Dùng nhà bạt di động để che chắn cơn mưa bất chợt, ý tưởng sáng tạo của nhà trai khiến mạng xã hội xôn xao. Dùng nhà bạt di động để che chắn cơn mưa bất chợt, ý tưởng sáng tạo của nhà trai khiến mạng xã hội xôn xao. Vỏn vẹn 34 giây, video nhà...

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. ...

Tiền Giang – cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM

Ngày 29-11 vừa qua, tại Cần Thơ, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL giai đoạn 2023 - 2024 và triển khai...

Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City

Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại...

Mới nhất