Trang chủChính trịNgoại giaoNa Uy đồng hành cùng Việt Nam thực hiện 'khát vọng xanh'

Na Uy đồng hành cùng Việt Nam thực hiện ‘khát vọng xanh’

Trả lời phỏng vấn TG&VN nhân dịp thăm Việt Nam (9-10/6), Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) Bård Vegar Solhjell nhấn mạnh: ‘Tôi vô cùng ấn tượng trước các mục tiêu phát triển của Việt Nam và sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam hiện thực hóa những mục tiêu đó’.
Na Uy đồng hành cùng Việt Nam thực hiện 'khát vọng xanh'
 

Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) Bård Vegar Solhjell chia sẻ với TG&VN về chuyến thăm Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Việt)

Xin ông chia sẻ mục tiêu và những trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam lần này?

Chuyến thăm Việt Nam của tôi lần này nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và tốt đẹp giữa Na Uy và Việt Nam. Chúng ta đã hợp tác cùng nhau trên nhiều lĩnh vực quan trọng và tôi xin kể tên một vài lĩnh vực như sau.

Trước hết là quản lý rác thải và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ngày đầu tiên ở Việt Nam tôi đã tới thăm dự án do Na Uy tài trợ về quản lý rác thải nhựa và sử dụng rác thải làm nhiên liệu đầu vào trong ngành xi măng thay cho than.

Đây là dự án có ý nghĩa đối với Việt Nam vì có thể giải quyết được hai vấn đề cùng một lúc, đó là phát triển ngành xi măng ít phát thải hơn với chi phí thấp hơn, đồng thời giải được bài toán quản lý rác thải hiệu quả hơn thay cho chôn lấp hoặc đốt.

Lâm nghiệp cũng là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Na Uy và Việt Nam, vì các bạn có tài nguyên gỗ và rừng nhiệt đới vô cùng dồi dào. Hiện nay chúng tôi đang cân nhắc khả năng mua bán tín chỉ carbon từ rừng của Việt Nam. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho Việt Nam thực hiện mức cam kết do quốc gia tự quyết định của mình (NDC) đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Bên cạnh đó, khắc phục hậu quả bom mìn là lĩnh vực mà Na Uy đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa vì Việt Nam vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng do bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh. Hỗ trợ nhân đạo là một trong các ưu tiên của Na Uy và cùng với Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy (NPA), Na Uy rất tự hào với những đóng góp của mình vào nỗ lực này của Việt Nam, thông qua các khoản tài trợ cũng như các hoạt động trên thực địa của NPA.

Một lĩnh vực quan trọng nữa là Việt Nam và Na Uy là các đối tác trong JETP. Chuyển đổi xanh là lĩnh vực quan trọng đối với Việt Nam và toàn thế giới, trong đó có Na Uy. Theo tôi, đây là một lĩnh vực then chốt vì Na Uy và Việt Nam có nhiều tiềm năng để hợp tác, cụ thể là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, kinh tế tuần hoàn và các khía cạnh khác của quá trình chuyển đổi xanh.

Na Uy đồng hành cùng Việt Nam thực hiện 'khát vọng xanh'
 

Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) Bård Vegar Solhjell cùng Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken (thứ hai từ trái sang) đi khảo sát thực địa một công ty khai thác gỗ hợp pháp của Việt Nam. (Ảnh: KT)

Na Uy là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam kể từ những ngày đầu hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông có thể đánh giá tác động chính của các hoạt động của Tổ chức Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) tại Việt Nam?

Tác động chính và dễ nhận thấy nhất ở Việt Nam có thể nhận thấy từ những khoản tài trợ của Chính phủ Na Uy thông qua NORAD nằm ở lĩnh vực rà phá và khắc phục hậu quả bom mìn.

Kinh tế tuần hoàn cũng là một lĩnh vực cần nói đến. Hiện nay Na Uy đang tài trợ rất nhiều cho các hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam. Các cơ quan lớn như UNDP, UNICEF và UNFPA, đều là những đối tác thân thiết của chính phủ Việt Nam, và các cơ quan này đều đang sử dụng tiền tài trợ của Na Uy (thông qua NORAD) để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các ưu tiên của mình.

Việt Nam đang phát triển rất nhanh, từ một nước nghèo trong quá khứ trở thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế và xã hội đáng kinh ngạc. Nhìn về tương lai, tôi cho rằng hợp tác giữa chúng ta trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, hàng hải, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn và các lĩnh vực khác sẽ rất khởi sắc và nhiều hứa hẹn.

Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của NORAD trong hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy thời gian tới và những lĩnh vực trọng tâm là gì?

NORAD hợp tác rất chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Na Uy và trên hết là đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội trong các các dự án ở Việt Nam. Chúng tôi là những đối tác quan hệ mật thiết.

Trong thời gian tới, tôi cho rằng chuyển đổi năng lượng sẽ là lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất. Phát triển điện gió ngoài khơi là mục tiêu rất quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Trong khi đó, Na Uy là một quốc gia đại dương cũng đang phát triển điện gió ngoài khơi. Na Uy có nhiều công ty lớn và rất có năng lực trong lĩnh vực này.

Cũng phải kể tới kinh tế tuần hoàn. Trong khi ô nhiễm nhựa đang là vấn nạn lớn ở Việt Nam cũng như ở Na Uy và nhiều quốc gia khác thì việc hợp tác trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rác thải, tăng tỷ lệ tái chế nhựa, áp dụng các giải pháp công nghệ đễ hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác cho hai nước chúng ta cũng như doanh nghiệp hai nước.

Hải sản và du lịch biển cũng là những vấn đề quan trọng đối với thế hệ tương lai của chúng ta. Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần loại bỏ ô nhiễm nhựa để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản và du lịch. Na Uy có năng lực và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề này. Cùng với TOMRA – nhà cung cấp các giải pháp công nghệ cho thu gom và phân loại bao bì phục vụ cho quá trình tái chế, Na Uy đang hỗ trợ Việt Nam thực thi các sáng kiến quản lý rác thải nhựa, kể cả việc dùng rác thải nhựa không thể tái chế làm nguyên liệu cho ngành xi măng như đã nói ở trên.

Thêm vào đó, tôi có thể khẳng định lâm nghiệp cũng có ý nghĩa trọng yếu trong quá trình chuyển đổi xanh. Tôi hy vọng trong tương lai Việt Nam có thể bán tín chỉ carbon rừng, qua đó thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Nếu chúng ta thành công trong những lĩnh vực này, tôi nghĩ điều đó sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa Na Uy và Việt Nam.

Na Uy đồng hành cùng Việt Nam thực hiện 'khát vọng xanh'
 

Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy Bård Vegar Solhjell cùng Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken thăm nhà máy xi măng Quảng Ninh, nơi tập kết rác thải nhựa chuẩn bị được xử lý làm nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng. (Ảnh: KT)

Ông đánh giá thế nào về quyết tâm của Việt Nam trong việc bắt kịp các xu hướng phát triển mới như kinh tế số, kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững?

Tôi rất ấn tượng trước các mục tiêu tham vọng của Chính phủ Việt Nam trong đó có đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cùng với đó là mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao, giàu có hơn vào năm 2045.

Nếu Việt Nam muốn thành công trong việc đạt được cả hai mục tiêu này, giống như Na Uy và nhiều quốc gia khác, Việt Nam sẽ cần phải thay đổi cơ bản cơ chế hiện nay, cụ thể là phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng đất bền vững hơn, bảo vệ rừng và thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn. Đây sẽ là sự thay đổi lớn.

Quá trình chuyển đổi của Việt Nam sẽ không quá khác biệt so với quá trình chuyển đổi mà các nước châu Âu và các nền kinh tế châu Á khác sẽ phải trải qua. Na Uy và các quốc gia khác sẽ đồng hành cùng Việt Nam thông qua việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi này, hoặc hỗ trợ một phần trong nỗ lực chung đó.

Về phần mình, theo tôi, Việt Nam cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ bắt đầu từ những quyết sách của Chính phủ trong đó vó việc thu hút khu sự tham gia của vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tựu trung lại, Na Uy sẵn lòng đồng hành cùng Việt Nam để thực hiện những mục tiêu tham vọng nói trên.

Ông có thể những câu chuyện thành công trong quan hệ hợp tác giữa Na Uy và Việt Nam thông qua NORAD?

Tôi muốn chia sẻ hai câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất liên quan tới những gì xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục ở thời điểm hiện tại. Đó là lĩnh vực bom mìn. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc hàng thập kỷ, nhưng hậu quả của nó, cụ thể là những vật liệu nổ còn sót lại hiện vẫn đang là vấn đề nhức nhối, gây ra thương vong cho nhiều người ở Việt Nam mỗi năm. Thông qua tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy (NPA), Na Uy đã tài trợ và hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với Na Uy và các khoản viện trợ từ Chính phủ Na Uy.

Câu chuyện thứ hai liên quan tới tương lai. Tôi hy vọng hợp tác Na Uy-Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió ngoài khơi, sẽ là một câu chuyện thành công mới và lớn trong quan hệ giữa hai nước. Đây là lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và Na Uy đã và đang có nhiều hoạt động hợp tác cụ thể với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tôi cũng rất hy vọng dự án với nhà máy xi măng Quảng Ninh mà tôi có dịp tới thăm liên quan tới phương pháp đồng xử lý rác thải nhựa không thể tái chế làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng thay cho than cũng sẽ thành công. Công nghệ này đã được sử dụng và được chứng minh hiệu quả tại Na Uy. Đối với Việt Nam, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì Việt Nam là nước sản xuất xi măng lớn với nhiều công ty xi măng. Với phương pháp này, các nhà máy xi măng có thể cắt giảm chi phí nhờ việc giảm lượng than tiêu thụ, giảm phát thải khí, đồng thời giảm lượng rác thải phải chôn lấp hoặc rò rỉ ra đại dương của chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Việt Hằng

Nguồn: https://baoquocte.vn/na-uy-dong-hanh-cung-viet-nam-thuc-hien-khat-vong-xanh-274683.html

Cùng chủ đề

Vì cuộc sống xanh hơn

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này, tạo ra tín dụng carbon chất lượng cao để bán trong khu vực và toàn cầu.

Mỹ, Na Uy theo dõi chặt chẽ “mọi động thái” của tàu chiến Nga

Nga vừa khởi động cuộc tập trận hải quân chiến lược quy mô lớn Ocean-2024, diễn ra đồng thời tại Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, cũng như Địa Trung Hải, Biển Caspi và Biển Baltic. Cuộc tập trận bắt đầu từ hôm 10/9 là cuộc...

Vướng quy định chi trả kinh phí bán tín chỉ carbon rừng, Quảng Bình có văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT

Liên quan tới việc tỉnh Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon (giai đoạn 2023 - 2025) tuy nhiên việc chi trả gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chồng chéo và chưa sát thực tế, lãnh...

50 tỷ đồng bán tín chỉ carbon rừng đã nằm trong tài khoản, tỉnh Quảng Trị chưa biết chi thế nào do vướng quy...

Tiền tín chỉ carbon "mắc kẹt"Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải là một trong những đơn vị quản lý rừng lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị. Ban này quản lý tổng cộng 21.000ha rừng, trong đó có hơn 11.000ha rừng tự...

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Doanh nghiệp đang chờ hành lang pháp lý Theo một cuộc khảo sát, có hơn 50% doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ biết sơ qua về hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải và thị trường carbon, nhưng không nắm rõ cách thức hoạt động. Hệ thống pháp lý hiện hành chưa cung cấp đủ hướng dẫn và quy định cụ thể về quy trình giao dịch, quản lý và giám sát tín chỉ carbon, khiến doanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành mới HarmonyOS Next vào cuối tháng 9 này và không còn hỗ trợ các ứng dụng Android.

Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo “chơi dao có ngày đứt tay”, Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, thậm chí có thể kéo dài cho đến cuộc bầu cử ngày 5/11.

Đưa văn hoá vào hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Tối 16/9, tại Đại sứ quán Pháp đã diễn ra Lễ công bố Lễ hội nghệ thuật vì khí hậu-Vịnh Hạ Long 2025. Thứ trưởng ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc dự và phát biểu tại Lễ công bố.

Cách tắt nguồn Xiaomi không cần nút nguồn nhanh chóng và dễ thực hiện

Bài viết này chia sẻ 6 cách tắt nguồn Xiaomi không cần nút nguồn, giúp bạn tiếp tục sử dụng thiết bị mượt mà mà không cần thay thế nút nguồn ngay lập tức!

Hà Nội liên tục “chuyển động”, sẵn sàng đón thêm làn sóng đầu tư mới

Baoquocte.vn. 8 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Thủ đô. Hà Nội vẫn duy trì là điểm đến an toàn, đầy tiềm năng cũng như vị thế hấp dẫn vốn đầu tư của cả nước.

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cùng chuyên mục

Giải quyết sự cố cầu Phong Châu: Giám định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm

(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục bảo vệ hiện trường và các biện pháp đảm bảo an toàn cho đến khi hoàn thành công tác giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật. Bảo vệ hiện trường, bảo...

Trăng rằm Trung thu 2024 đón cùng lúc 3 hiện tượng kỳ thú

  Theo NASA, siêu trăng tháng 9 (tức trăng rằm Trung thu) năm nay là một sự kiện đặc biệt hiếm khi diễn ra cùng lúc 3 hiện tượng thiên văn. Cụ thể, trăng rằm này sẽ đạt đỉnh vào khoảng 9h35 sáng 18/9 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên người quan sát tại Việt Nam có thể thấy trăng tròn xuyên suốt 3 đêm từ thứ Ba, 17/9 đến thứ Năm, 19/9. Trăng Trung thu năm nay cũng được coi...

Bắt đầu bán vé máy bay Tết

TPO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không Việt Nam đã đồng loạt mở bán vé máy bay dịp Tết ngay từ giữa tháng 9.  Ngày 16/9, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO công bố mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/01 - 12/02/2025, tức ngày 14 tháng Chạp...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Ngành đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Ngành đường sắt đã chịu những thiệt hại nặng nề về trang thiết bị, vận tải đường sắt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào khu vực các tỉnh phía Bắc.   Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thống kê cập nhật thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu bão gây ra. Theo báo cáo của VNR, thiệt...

Mới nhất

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khai trương mô hình quản trị thông minh

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự án xây dựng...

Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé Tết 2025, giá chỉ từ 890.000 đồng

Theo đó, giá vé bay trên các chặng bay như TP. Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt… chỉ từ 890.000 đồng và 1.790.000 đồng đối với các chặng bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng…Vé chiều ngược lại chỉ từ 0 đồng.Đặt vé...

Trăng rằm Trung thu 2024 đón cùng lúc 3 hiện tượng kỳ thú

  Theo NASA, siêu trăng tháng 9 (tức trăng rằm Trung thu) năm nay là một sự kiện đặc biệt hiếm khi diễn ra cùng lúc 3 hiện tượng thiên văn. Cụ thể, trăng rằm này sẽ đạt đỉnh vào khoảng 9h35 sáng 18/9 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên người quan sát tại Việt Nam có thể thấy trăng tròn...

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư...

Mới nhất