Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Mô tuyến giáp lạc chỗ khiến người phụ nữ khó nuốt

VnExpressVnExpress01/12/2023


TP HCMBà Hương, 56 tuổi, nuốt vướng, nghẹn họng gần một năm nay, bác sĩ khám phát hiện mô tuyến giáp dạng nang di chuyển đến vùng dưới lưỡi.

Bà từng khám nhiều nơi, được chẩn đoán viêm họng, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, uống thuốc không bớt. Gần đây, triệu chứng tăng nặng, khó ăn uống, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Kết quả nội soi cho thấy vùng đáy lưỡi của bệnh nhân có khối mô dạng nang bất thường. Kết hợp siêu âm vùng cổ, xét nghiệm hormone tuyến giáp và chụp MRI vùng mặt cổ, bác sĩ kết luận mô tuyến giáp lạc chỗ.

Ngày 30/11, ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, Trung tâm Tai Mũi Họng, cho biết mô tuyến giáp lạc chỗ là dị tật bẩm sinh do sự di trú bất thường của tuyến giáp trong thời kỳ phôi thai, vị trí lạc chỗ thường gặp nhất là ở đáy lưỡi. Bệnh có thể chẩn đoán nhầm với u nang đáy lưỡi, bướu cổ hay nang giáp lưỡi.

Chức năng tuyến giáp của bệnh nhân vẫn bình thường, bác sĩ tư vấn theo dõi nội khoa hoặc mổ cắt khối u nang. Người bệnh chọn phẫu thuật để điều trị triệt để.

Ê kíp mổ nội soi qua đường miệng. Hệ thống camera nội soi góc rộng 70 độ, phóng to cực đại giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí khối u nang nằm sâu phía sau họng. Bác sĩ dùng máy cắt đốt công nghệ Coblator, cầm máu tại chỗ, cắt trọn khối u.

Sau mổ, bà Hương hồi phục nhanh, giải phẫu bệnh là mô tuyến giáp lành tính.

Bác sĩ Thúy Hằng xem kết quả MRI của bệnh nhân trước khi mổ. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ Thúy Hằng xem kết quả MRI của bệnh nhân trước khi mổ. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, cho biết mô tuyến giáp lạc chỗ có tỷ lệ mắc bệnh trong dân số nói chung là 1/100.000-300.000 người. Khối mô này có dạng đặc hoặc nang, có thể gây khó nuốt hoặc khó thở. Trong đó, mô giáp lạc chỗ dạng nang như bà Hương ít gặp hơn và cần có các phương tiện hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán như siêu âm, CT, MRI... để phân biệt với u nang vùng đáy lưỡi (các loại u xuất phát từ biểu mô lympho của lưỡi bên trong chứa nang nhầy).

Tùy vào mức độ ảnh hưởng, người bệnh mắc u nang tuyến giáp lạc chỗ có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu khó nuốt, nói ngọng, khó thở tái đi tái lại nhiều lần, chảy máu nặng, nghi ngờ ác tính...

Mặc dù tỷ lệ tái phát sau mổ thấp, nhưng bệnh nhân vẫn cần theo dõi định kỳ để bác sĩ đánh giá chức năng tuyến giáp và quá trình hồi phục vết thương sau mổ.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể. Bác sĩ Thúy Hằng khuyến nghị người có mô tuyến giáp lạc chỗ cần khám thêm chuyên khoa nội tiết để được tư vấn chuyên sâu và theo dõi định kỳ.

Khánh Ngọc

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp


Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới
Máy bay chiến đấu cùng 13.000 chiến sĩ lần đầu hợp luyện cho đại lễ 30/4
Cựu chiến binh U90 gây sốt giới trẻ khi lên TikTok kể chuyện kháng chiến
Khoảnh khắc và sự kiện: Ngày 11/4/1975 - Chiến trận ở Xuân Lộc diễn ra ác liệt

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm