Trang chủDi sảnĐô thị cổ Hội AnMở cửa tham quan Bảo tàng Thổ sản ở Hội An

Mở cửa tham quan Bảo tàng Thổ sản ở Hội An

Với 130 hình ảnh, tư liệu, thư tịch, bản đồ cổ; 178 hiện vật có giá trị cao về lịch sử văn hóa liên quan được trưng bày, kết hợp cùng một số mô hình, sa bàn, tiêu bản đa dạng về hình dáng, chất liệu, giải pháp… tại Bảo tàng Thổ sản ở Hội An đã mở ra cho du khách một điểm tham quan mới.

Bảo tàng Thổ sản Hội An mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 3.12

Ngày 3.12, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (Trung tâm) chính thức khai trương, mở cửa Bảo tàng Thổ sản phục vụ khách tham quan tại ngôi nhà cổ số 57 Trần Phú, Hội An. Không gian trưng bày bảo tàng được bố trí thể hiện bốn chủ đề chính, gồm: Tổng quan về thổ sản Hội An, Quảng Nam; Hội An – Điểm trung chuyển hương liệu, thổ sản xứ Quảng; Giới thiệu về một số loại thổ sản đặc hữu, tiêu biểu của Hội An, Quảng Nam như yến sào, lá Lao, hồ tiêu, cau, quế, chè, trầm,… và Thổ sản Hội An, Quảng Nam – Nối tiếp và phát triển.

Việc thiết lập Bảo tàng Thổ sản Hội An là một hướng đi sáng tạo nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xây dựng các mặt hàng hương liệu, thổ sản Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, tạo thêm một điểm tham quan mới đặc sắc, hấp dẫn trong khu phố cổ, giúp cho du khách tham quan tìm hiểu, trải nghiệm về các loại hương liệu thổ sản phong phú của xứ Quảng, cũng như có được những thông tin về một phần lịch sử của hoạt động giao thương, buôn bán sôi động ở xứ Quảng qua thương cảng Hội An từ quá khứ đến hiện nay. Đây cũng là nơi trưng bày gắn với hoạt động trải nghiệm, quảng bá các dược liệu, hương liệu tạo nên thương hiệu của nghề y truyền thống nơi thương cảng Hội An xưa. Từ đó làm rõ thêm lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống của “con đường hương liệu, dược liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam”, khẳng định sâu sắc hơn vai trò của Hội An trong hoạt động giao thương mậu dịch, là điểm kết nối, lan toả, thu hút, phân phối nguồn hương liệu, thổ sản, thuốc chữa bệnh thời kỳ thương cảng Hội An phồn thịnh.

Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản quý từ thiên nhiên – văn hóa – con người Hội An và Quảng Nam, định hướng này cũng phù hợp với xu hướng, tôn chỉ, mục đích của hệ thống các bảo tàng theo quan điểm của quốc tế hiện nay. Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm cho biết, để có được kết quả trên, bên cạnh việc thu thập, nghiên cứu tư liệu lưu trữ, đơn vị đã thực hiện ba đợt điều tra thực địa để sưu tầm tư liệu, hiện vật tại các huyện ở Quảng Nam như Nam Trà My, Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành và rất nhiều đợt trong nội thành Hội An với tổng cộng hơn 250 tư liệu, hình ảnh và hơn 150 hiện vật được sưu tầm; Tổ chức hai cuộc tham vấn chuyên gia tại địa phương và một cuộc Hội thảo khoa học với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu,…;

Theo các nhà nghiên cứu, giao thương dược liệu, thổ sản tại Hội An đã sầm uất từ dưới thời Vương quốc Chămpa (khoảng thế kỷ II đến thế kỷ XIV), bởi người Chămpa xưa ở xứ Quảng vốn đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế tổng hợp từ sớm bao gồm các nghề trồng lúa, dâu tằm, bông vải, nhuộm, nghề rừng – khai thác lâm thổ sản, nghề thủ công, khai khoáng… Và quan trọng nhất là sớm thúc đẩy được nghề buôn qua đường biển, đường sông. Đến tận cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hội An vẫn là đầu mối tập kết, phân phối hương liệu, thổ sản của xứ Quảng. Hương liệu, thổ sản từ trên nguồn, xuống biển còn tác động lớn đến sự hình thành, phát triển của hệ sinh thái địa phương. Là một điểm đến nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, hiện tại Hội An vẫn duy trì và phát triển tương đối tốt hoạt động khai thác, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng hương liệu, thổ sản, đóng vai trò trung chuyển hương liệu, thổ sản của Quảng Nam ra thế giới.

Mở cửa phục vụ khách đúng dịp kỷ niệm 25 năm ngày Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 – 2024), Bảo tàng Thổ sản góp thêm một điểm đến mới cho du khách, kết nối với các bảo tàng chuyên đề khác trong phố cổ như Bảo tàng Nghề y truyền thống, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Dân gian để hình thành nên tuyến tham quan hệ thống bảo tàng chuyên đề ở Hội An.

Nhằm giới thiệu hành trình tiếp nối và phát triển của các loại thổ sản đặc trưng tiêu biểu ở Quảng Nam, một phần không gian bảo tàng được sử dụng để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP về hương liệu, thổ sản và không gian trải nghiệm dành cho du khách. Phần trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm OCOP này tập trung vào các sản phẩm được khai thác, chế biến từ một số hương liệu, thổ sản Quảng Nam tiêu biểu trong lịch sử như hồ tiêu, quế, chè, trầm,… và một số thổ sản đặc trưng của Hội An. Các sản phẩm này đều có chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành. Đồng thời bố trí không gian tương tác, trải nghiệm và các dịch vụ phù hợp để du khách tham gia tìm hiểu thêm về hương liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam.

Xây dựng, thành lập các bảo tàng chuyên đề, huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào hoạt động này để tạo thêm điểm tham quan có chất lượng cho điểm đến Khu phố cổ Hội An là hướng đi mà thành phố Hội An đang hướng đến thời gian qua.

Bảo tàng Thổ sản Hội An mở cửa sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch, điểm tham quan mới có tính độc đáo, kết nối với các bảo tàng chuyên đề hiện có tạo thành chuỗi điểm tham quan hấp dẫn, góp phần thu hút khách xuống phía đông khu phố cổ, thúc đẩy hoạt động thương mại – dịch vụ ở đây phát triển hơn nữa, giảm áp lực du khách tại các điểm đến phía tây, nhất là ở di tích Chùa Cầu. 

Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/mo-cua-tham-quan-bao-tang-tho-san-o-hoi-an-113952.html

Cùng chủ đề

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy kho báu di sản trong giai đoạn mới

VHO - Chiều 14.12 tại Hoàng thành Thăng Long, Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị - hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ". Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo. “Nguồn lực hiện nay của Cục Di sản văn hóa mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhận thức của xã hội về vai trò của di sản văn hóa...

Giáo sư Hà Minh Đức: “Ngôi sao Nguyễn Đình Thi đã tỏa sáng một vùng trời”

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu... chung quan điểm Nguyễn Đình Thi là nghệ sỹ đa tài nổi trội ở nhiều lĩnh vực: Từ thơ, tiểu thuyết, lý luận, đến nghiên cứu triết học, sân khấu, âm nhạc. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: “Nguyễn Đình Thi đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ với những tác phẩm có giá trị nhiều mặt, sống mãi với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Ngắm ‘phiên bản phố cổ’ đẹp nhất ở Hội An sau 25 năm nhận danh hiệu di sản UNESCO

Nhiều người tới Hội An nhầm lẫn tuyến phố bên kia sông Hoài là phố cổ. Tuy nhiên đó chỉ là một 'phiên bản tiệm cận' phố đi bộ được ra đời từ một khu nhà chồ của dân vạn chài. Các tuyến phố ở bờ nam sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn đoạn chảy qua Hội An). Khu vực này thuộc vùng 2 của phố cổ Hội An, không thuộc trung tâm phố cổ - Ảnh: B.D. Nói...

Cùng chuyên mục

Loạt sự kiện đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

Với chủ đề chung “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An”, loạt hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2024) được thành phố Hội An tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm. Cao điểm trong hai ngày 3-4.12 diễn ra nhiều sự kiện đặc biệt ý nghĩa như:...

Ngắm ‘phiên bản phố cổ’ đẹp nhất ở Hội An sau 25 năm nhận danh hiệu di sản UNESCO

Nhiều người tới Hội An nhầm lẫn tuyến phố bên kia sông Hoài là phố cổ. Tuy nhiên đó chỉ là một 'phiên bản tiệm cận' phố đi bộ được ra đời từ một khu nhà chồ của dân vạn chài. Các tuyến phố ở bờ nam sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn đoạn chảy qua Hội An). Khu vực này thuộc vùng 2 của phố cổ Hội An, không thuộc trung tâm phố cổ - Ảnh: B.D. Nói...

Mới nhất

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Du lịch Việt Nam tạo đà bứt phá

Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục...

48 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân

(ĐCSVN) - Ban tổ chức đã lựa chọn và trao tổng cộng 48 giải thưởng, bao gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho mỗi thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật Cuộc thi ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật toàn quốc với chủ đề “80 năm Quân...

Mới nhất