Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết tình trạng say tàu xe xảy ra ở một số người là do sự mâu thuẫn giữa các luồng tín hiệu gửi tới não hoặc do tiền đình bị kích thích quá mức. Ngoài ra, không gian kín, mùi khói thuốc, mùi xăng, dầu của xe… cũng gây say nhanh hơn. Người bị hội chứng tiền đình, phụ nữ có thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai, trẻ em, phụ nữ có nguy cơ bị say xe cao hơn.
Biểu hiện thường gặp như bồn chồn, lo lắng, tăng tiết mồ hôi, da nhợt nhạt, thở nhanh, buồn nôn và nôn, co thắt đường tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu…
Một số cách hạn chế tình trạng say xe, như sau:
Không ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói quá. Nên ngủ đủ giấc trước khi lên tàu, xe.
Nếu có thể ngủ trên tàu, xe cũng có thể giúp đỡ bị say hơn.
Người hay bị say xe cũng có thể ăn nhẹ và ăn nhạt, uống một chút nước, tránh dùng đồ uống có cồn.
Nên ăn các loại trái cây như cam, quýt, bánh quy, bánh mì, trái cây khô hoặc các loại hạt có thể làm giảm tình trạng say tàu, xe. Bạn có thể ngửi tinh dầu cam, quýt, sử dụng gừng tươi và trà gừng giúp giảm mùi xăng dầu tốt hơn.
Người say tàu, xe nên ngồi ở ghế trên hoặc gần cửa sổ, nhìn xa. Người say xe tuyệt đối không đọc sách báo hoặc nhìn vào điện thoại, máy tính khi ngồi trên tàu, xe.
Bạn có thể dùng một số loại thuốc có thể giúp phòng chống tình trạng say tàu xe, có thể gây buồn ngủ, không nên lạm dụng. Một số thuốc dạng miếng dán sau tai cũng có tác dụng lâu dài để chống say xe.
Giữ tinh thần thoải mái, không quá căng thẳng để giảm tình trạng say xe, mệt mỏi.
Thùy An